Đau ruột thừa là triệu chứng phổ biến và bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Có nhiều triệu chứng cho thấy bạn bị đau ruột thừa và đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Hãy cùng Phòng Khám Bác Sĩ tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng này: Nguyên nhân, triệu chứng, mức độ nguy hiểm và cách chữa trị hiệu quả tại nhà. Đặc biệt, chúng tôi gợi ý danh sách các phòng khám, bệnh viện chữa trị đau ruột thừa tốt nhất hiện nay hiện nay và cái nhìn tổng quan về từng cơ sở. Hãy lưu lại và chọn cho mình một địa chỉ uy tín để thăm khám nhé!
Nội dung bài viết
THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ BỆNH
Đau ruột thừa là gì?
Ruột thừa là phần ruột nằm phía bên phải bụng, có kích thước bằng ngón tay cái. Ruột thừa có 1 đầu bịt kín và 1 đầu nối với phần đầu ruột già. Phân trong ruột già sẽ tích tụ một phần trong ruột thừa. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Nếu bạn ăn phải thức ăn có ký sinh trùng phần ruột thừa có thể bị viêm nhiễm.
Đau ruột thừa là một triệu chứng của viêm ruột thừa và cần chữa trị kịp thời. Tình trạng này rất phổ biến và xảy ra với hầu hết người trẻ tuổi. Phần ruột thừa lúc này sẽ sưng to khiến bạn đau quặn vùng bụng dưới bên phải. Bụng đau âm ỉ kéo dài di chuyển sang rốn và còn ảnh hưởng đến hệ bài tiết. Có một số trường hợp đau bụng dưới không phải do viêm ruột thừa mà bởi vì các tác nhân khác. Tuy nhiên, nếu bạn bị đau liên tục bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Dấu hiệu nhận biết khi bị đau ruột thừa
Triệu chứng rõ nhất của đau ruột thừa là vùng bụng dưới bên phải bị đau. Ngoài ra, đau ruột thừa còn có nhiều dấu hiệu khác mà bạn có thể tham khảo như sau:
- Đau bụng: Bụng dưới bên phải quặn thắt và lan rộng ra toàn bộ vùng bụng, đặc biệt là khu vực quanh rốn. Cơn đau có thể kéo dài trong vòng 24h trước khi chuyển biến xấu hơn.
- Bị sốt: Phản ứng thường gặp khi cơ thể bị viêm nhiễm là sốt và thường trên 38 độ. Lúc này hệ miễn dịch đang phản ứng để bảo vệ cơ thể.
- Buồn nôn: Tình trạng đau quặn ruột làm rối loạn hệ hóa và làm cho bạn buồn nôn và nôn mửa.
- Táo bón, tiêu chảy, đầy hơi: Đây cũng là hệ quả của rối loạn hệ tiêu hóa do đau ruột thừa gây ra.
- Chán ăn: Cơ thể suy nhược vì nôn mửa và bạn có thể bị ám ảnh dẫn đến chán ăn.
- Đi tiểu thường xuyên: Viêm nhiễm ruột thừa có thể ảnh hưởng lên cả hệ bài tiết, khiến bạn đi tiểu thường xuyên.
Trên đây chỉ là các dấu hiệu cơ bản dễ thấy. Đau ruột thừa là một tình trạng đau cấp tính và hầu như không thể phòng ngừa. Nếu kéo dài có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa – gan mật ngay khi có những triệu chứng nhỏ nhất.
Nguyên nhân gây đau ruột thừa
Đau ruột thừa là tình trạng phổ biến thường gặp. Nếu biết được nguyên nhân tình trạng này sẽ giúp bạn hạn chế gặp phải. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra đau ruột thừa:
- Nhiễm ký sinh trùng: Phần ruột thừa chứa nhiều chất thải từ ruột già, đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Khi bị vi khuẩn tấn công, ruột thừa sẽ viêm sưng và đau. Đây là phản ứng của hệ miễn dịch để bảo vệ cơ thể.
- Tắc ruột: Ruột thừa chỉ có đầu nối liền với ruột già nên có thể bị tích tụ phân hoặc các chất thải khác.
- Tâm lý căng thẳng: Khi căng thẳng, ruột co bóp với tần suất cao dẫn đến rối loạn tiêu hóa và đau ruột thừa.
- Bị u ruột thừa.
- Di chứng từ các bệnh đường ruột khác như viêm ruột, rối loạn tiêu hóa. Nó làm giảm sức đề kháng của cơ thể và dễ viêm nhiễm ruột thừa.
- Chấn thương do va đập mạnh: Va đập gây tổn thương lên các mô xung quanh ruột thừa, làm tắc nghẽn và sưng đau.
Đau ruột thừa có nguy hiểm không?
Đau ruột thừa là tình trạng cấp tính có thể dẫn đến viêm ruột thừa. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn. Sau đây là một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra từ đau ruột thừa:
- Nhiễm trùng máu: Ruột thừa bị nhiễm trùng và lở loét khiến vi khuẩn lan vào máu. Nó có thể di chuyển sang nhiều bộ phận khác và thậm chí là nhiễm trùng toàn thân.
- Viêm phúc mạc: Phúc mạc là màng bao bọc nội tạng trong ổ bụng. Nếu để tình trạng viêm nhiễm lây sang phúc mạc, sẽ gây sưng đau toàn ổ bụng. Các dấu hiệu khác như nôn mửa, sốt cao và suy nhược cơ thể.
- Tắc nghẽn đường ruột: Nếu đau ruột thừa kéo dài, viêm nhiễm sẽ lan sang dạ dày, thực quản. Hậu quả là giảm chức năng xử lý thức ăn và tắc ruột.
- Thiếu máu: Đau ruột thừa có thể dẫn đến xuất huyết đường ruột, viêm nhiễm và áp xe ruột thừa. Việc mất nhiều máu sẽ làm cơ thể mệt mỏi và có thể ngất xỉu, suy nhược.
CÁCH CHỮA TRỊ ĐAU RUỘT THỪA TẠI NHÀ HIỆU QUẢ
Đau ruột thừa là biểu hiện ban đầu của viêm ruột thừa và cần phải phẫu thuật để cắt bỏ. Việc chữa trị đau ruột thừa tại nhà không được bác sĩ khuyến khích thực hiện. Việc giảm đau chỉ nên được thực hiện trong thời gian chờ đợi đến bệnh viện. Hoặc trường hợp nhẹ, bác sĩ cho phép tự điều trị. Dưới đây là một số cách giảm đau ruột thừa tại nhà hiệu quả bạn có thể tham khảo:
- Chườm lạnh: Sử dụng đá hoặc khăn lạnh áp lên vùng bụng dưới bên phải giúp giảm sưng và đau. Lưu ý không nên tiếp xúc quá lâu tránh cho vùng da bụng bị bỏng lạnh
- Ăn thức ăn dễ tiêu và chia nhỏ khẩu phần: Mục đích là giảm áp lực lên thành ruột và ruột thừa. Một số thực phẩm được khuyến khích sử dụng là đậu xanh, sữa bơ kèm muối, ăn kèm gia vị tỏi, gừng.
- Giữ tinh thần thoải mái và tránh vận động mạnh: Tránh tình trạng căng thẳng khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn.
- Tránh đồ uống có cồn và thức ăn cay nóng.
- Uống nhiều nước ấm để thanh lọc chất thải, loại bỏ bớt chất độc khỏi cơ thể.
TỔNG HỢP ĐỊA CHỈ CHẨN ĐOÁN VÀ CHỮA TRỊ ĐAU RUỘT THỪA TỐT NHẤT
Để điều trị hiệu quả đau ruột thừa, người bệnh có thể đến các cơ sở, trung tâm, phòng khám hoặc bệnh viện để bác sĩ thăm khám, chẩn đoán, đề xuất phương pháp điều trị phù hợp và sự hướng dẫn cũng như theo dõi của bác sĩ. Vì thế, phongkhambacsi.vn giới thiệu cho bạn danh sách các phòng khám, bệnh viện chữa trị đau ruột thừa tốt nhất mà bạn có thể tham khảo.
Danh sách các phòng khám đau ruột thừa đang được cập nhật... Danh sách các địa chỉ uy tín khám đau ruột thừa đang được cập nhật...
LƯU Ý KHI ĐI KHÁM, CHỮA TRỊ ĐAU RUỘT THỪA TẠI CÁC CƠ SỞ
Sau đây là một số lưu ý khi đi khám đau ruột thừa tại các cơ sở, phòng khám, bệnh viện:
- Hẹn lịch trước và sắp xếp thời gian thăm khám hợp lý. Vì các cơ sở khám bệnh chất lượng thường có số lượng người khám bệnh khá đông, cũng như lịch làm việc của một số bác sĩ còn có thể bị thay đổi. Vì vậy, đặt lịch khám trước giúp bạn chủ động hơn khi thăm khám, không mất thời gian chờ đợi và sắp xếp mọi việc ổn thỏa tránh ảnh hưởng đến công việc cá nhân.
- Chuẩn bị các giấy tờ tùy thân, BHYT, sổ khám bệnh, kết quả xét nghiệm, đơn thuốc cũ và các loại thuốc đang sử dụng tại nhà (nếu có).
- Trung thực cung cấp các thông tin liên quan đến tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình, dị ứng và các thông tin mà bác sĩ cần biết khác. Từ đó giúp bác sĩ có được cái nhìn tổng quan về bệnh và đưa ra chẩn đoán, phương pháp điều trị hợp lý.
- Nếu phải thực hiện các xét nghiệm liên quan, bạn cần nhịn ăn ít nhất 8 giờ để xét nghiệm chuẩn xác hơn. Không sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn như cà phê, bia rượu, trà, … trước khi xét nghiệm.
- Mặc đồ thoải mái, rộng rãi để thuận lợi hơn trong quá trình thăm khám. Đeo khẩu trang, sát khuẩn cẩn thận, tránh tiếp xúc với các bệnh nhân khác đề phòng mắc các bệnh truyền nhiễm hoặc lây nhiễm chéo.
- Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về kết quả khám bệnh, tình trạng bệnh, bạn nên hỏi lại bác sĩ để xin tư vấn. Lắng nghe lời khuyên của bác sĩ, uống thuốc đúng giờ và tái khám định kỳ để có kết quả tốt nhất. Luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, hợp tác trong quá trình điều trị bệnh.
KẾT LUẬN
Bài viết đã tổng hợp toàn bộ thông tin về đau ruột thừa, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả tại nhà cùng những chia sẻ liên quan về việc khám chữa bệnh. Đặc biệt, chúng tôi cung cấp danh sách các phòng khám, bệnh viện chữa trị đau ruột thừa tốt nhất hiện nay: thông tin tổng quan về địa chỉ, hotline, giờ làm việc và chất lượng dịch vụ của từng địa điểm. Nếu bạn còn nghi ngờ bản thân không biết có mắc bệnh lý này không? Hãy liên hệ cơ sở uy tín mà chúng tôi gợi ý để khám bệnh và kịp thời điều trị ngay nhé! Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!