Một trong những loại bệnh về da gây mất thẩm mỹ cho người bệnh không thể không nhắc tới mụn cóc. Mụn cóc lây truyền khi tiếp xúc trực tiếp. Thông thường thì chúng không gây hại và sẽ tự biến mất sau một thời gian. Tuy nhiên khi da xuất hiện mụn cóc sẽ gây cho người bệnh rất nhiều phiền toái; cũng như tâm lý e ngại. Chính vì lẽ đó, hôm nay Phòng Khám Bác Sĩ sẽ giải đáp cho bạn thắc mắc tại sao bị mụn cóc và cách chữa trị loại bệnh này.
Nội dung bài viết
Vài nét về mụn cóc
Trước khi tìm hiểu rõ tại sao bị mụn cóc; thì chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản về bệnh lý này.
Mụn cóc là một bệnh ngoài da do một số chủng virus gây nên các u nhú ở người gọi là HPV. Mụn cóc tự nhiên có thể biến mất sau khoảng 6 tháng xuất hiện; mà không cần bất cứ phương pháp điều trị nào. Tuy nhiên trường hợp này không phổ biến, chủ yếu chỉ xảy ra ở trẻ em. Đa phần bệnh lý này là lành tính. Tuy nhiên có nhiều mụn cóc càng sẽ có xu hướng lây lan nhiều hơn; nếu để lâu hoặc rất dễ dàng tái phát trở lại. Do đó việc phát hiện sớm bệnh cũng như có những biện pháp điều trị kịp thời là điều rất cần thiết.
Tuy rằng chứng bệnh này có thể tự biến mất sau một thời gian. Nhưng nếu bạn thấy tình trạng mụn cóc của mình có những dấu hiệu sau đây; thì cần phải có những biện pháp điều trị kịp thời Tránh để bệnh có những diễn biến khó lường.
- Vùng bị mụn cóc gây đau đớn.
- Phát triển nhanh và lây lan sang các vùng da khác.
- Mụn cóc mọc ở bộ phận sinh dục.
- Có triệu chứng khác đi kèm.
- Thời gian xuất hiện trên da hơn 2 năm.
Biểu hiện của mụn cóc
Mụn cóc được đặt tên theo vị trí xuất hiện của nó. Từ đó thì các dạng khác nhau thì liên quan đến các loại HPV khác nhau. Hầu hết các trường hợp thường không có triệu chứng gì nổi bật. Tuy nhiên vẫn có một số mụn cóc thường nhạy cảm. Ví dụ như dưới chân vì đây là những vùng bề mặt chịu trọng lực nên có thể gây ra đau nhẹ. Sau đây là một số loại mụn cóc với những biểu hiện bệnh khác nhau.
Mụn cóc thông thường
Mụn cóc thông thường do HPV loại 1, 2, 4, 7; và đôi khi là các loại khác ở những bệnh nhân bị ức chế miễn dịch. Ở loại này thường không có triệu chứng; có thể gây đau nhẹ khi nằm ở bề mặt chịu trọng lượng, ví dụ dưới chân.
Mụn cóc thông thường ranh giới rõ ràng, sần sùi, thô ráp, tròn hoặc bờ không đều, cứng, và màu xám nhạt, vàng, nâu, hoặc xám đen có đường kính từ 2 đến 10 mm. Đôi khi là các đốm đen – tập hợp các mạch máu nhỏ bị vón cục.
Trường hợp này thường xuất hiện ở các vị trí bị chấn thương. Ví dụ: ngón tay, khuỷu tay, đầu gối, khuôn mặt, nhưng có thể lây lan ra nơi khác. Một số biến thể có hình dạng bất thường (ví dụ: dạng cắt cụt hoặc giống như một bắp cải). Thường xuất hiện ở đầu và cổ, nhất là vùng da đầu và râu.
Mụn cóc dạng nhú
Những mụn cóc này dài, hẹp, giống như lá mày. Nó thường xuất hiện trên mí mắt, mặt, cổ, hoặc môi. Ở dạng này thường không có triệu chứng. Trường hợp này khá là lành tính và dễ dàng điều trị.
Mụn cóc phẳng
Mụn cóc phẳng gây ra bởi các loại HPV 3 và 10 và đôi khi là 26 tới 29 và 41. Chúng có đặc điểm như bóng, bằng phẳng, màu vàng nâu, hồng, hoặc màu xám; thường nằm ở mặt và dọc theo những vết xước. Trường hợp này thường phổ biến hơn ở trẻ em và thanh thiếu niên. Nó thường không gây triệu chứng nổi bật nhưng khó điều trị và dễ dàng lây lan sang các vùng khác..
Mụn cóc lòng bàn tay, bàn chân
Trường hợp này là do HPV type 1, 2 và 4 gây ra tình trạng mụn cóc xuất hiện trên lòng bàn tay và lòng bàn chân. Chúng được phẳng do bị đè ép và bao quanh bởi biểu mô sừng hóa. Mụn cóc này mềm và có thể gây khó chịu khi đứng hoặc đi bộ.
Mụn cóc thể khảm
Mụn cóc thể khảm là sự kết hợp của các mụn cóc bàn chân nhỏ, mọc sít nhau tạo thành những mảng lớn. Cũng như các mụn cóc thể khảm khác, bề mặt chúng thường mềm.
Mụn cóc quanh móng
Những mụn cóc này xuất hiện như là da dày lên, nứt, giống như súp lơ xung quanh móng. Trường hợp này thường không có triệu chứng, tuy nhiên khi mụn cóc lan rộng thì các vết nứt sẽ gây đau đớn. Bệnh nhân thường bị mất lớp biểu bì và dễ bị tách móng. Những người hay cắn móng tay hoặc những người có nghề nghiệp mà tay bị ướt như thợ rửa bát và người làm nghề pha chế thì sẽ dễ mắc loại mụn cóc này hơn.
Mụn cóc bộ phận sinh dục
Mụn cóc sinh dục có một số biểu hiện như sẩn phẳng đứng riêng rẽ, bề mặt bóng mịn như nhung hoặc thô ráp ở các vùng hậu môn, quanh trực tràng, môi lớn, môi bé và dương vật. Nhiễm các loại HPV là nguyên nhân chính gây ra ung thư cổ tử cung. Trường hợp này thì không có triệu chứng. Nếu xuất hiện ở hậu môn trực tràng thì chúng thường gây ngứa ngáy.
Tại sao bị mụn cóc
Mụn cóc thông thường là do virus HPV gây ra. Loại virus này khá phổ biến và có tới hơn 150 chủng khác nhau. Tuy nhiên chỉ có một vài nhóm trong số đó là nguyên nhân gây ra mụn cóc. Lý do gây ra mụn cóc hay khiến mụn cóc lan rộng sang các vùng da khác thường do những thói quen hàng ngày tưởng chừng là vô hại của người bệnh. Điều này thực sự rất nguy hiểm. Chính vì vậy, sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về những nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này:
Tiếp xúc trực tiếp
- Tiếp xúc trực tiếp với mụn cóc của người bệnh. Các vùng mụn cóc luôn có sự hiện diện của virus HPV. Vậy nên khi tiếp xúc trực tiếp với mụn cóc của người bệnh qua bắt tay hay cọ xát thì virus sẽ dễ dàng xâm nhập qua cơ thể. Ngoài ra, khi người bệnh đụng chạm vào vùng da bị mụn cóc thì virus cũng có thể lây lan sang các vùng da khác của cơ thể.
- Virus có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương hở trên da như vết xước quanh móng tay, chỗ bị xây xát (trầy). Vì vậy cắn móng tay là một trong những thói quen khiến mụn cóc lây lan rộng trên đầu ngón tay và xung quanh khu vực này.
- Cào, gãi, nặn mụn cóc cũng khiến virus lây lan sang những vùng da khác.
- Một số loại virus HPV lây qua đường tình dục.
Tiếp xúc gián tiếp
Virus có thể dễ dàng lây lan khi sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh như khăn tắm, giày dép, bấm móng, dụng cụ cầm tay,… hoặc cái vật dụng có tiềm ẩn virus khác.
Tổn thương da
- Vi rút HPV sẽ dễ dàng xâm nhập vào các vùng da bị tổn thương. Vì vậy tại các vùng da bị trầy xước, chấn thương hay thói quen cắn móng tay đều tạo điều kiện thuận lợi cho virus tấn công vào cơ thể gây ra mụn cóc.
- Trẻ em và thanh niên: hệ thống miễn dịch của những đối tượng này chưa hoàn thiện, chính vì vậy khả năng miễn dịch với các loại virus chưa cao, nên virus HPV dễ dàng xâm nhập.
- Những người có hệ miễn dịch kém như người nhiễm HIV/AIDS hoặc đã trải qua cấy ghép nội tạng.
Các yếu tố khiến mụn cóc lây lan nhanh
Mụn cóc lây lan từ vùng da này sang các vùng da khác hoặc từ người này sang người khác. Nếu tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị tổn thương, virus sẽ lập tức xâm nhập và hình thành mụn. Sau đây là một số yếu tố khiến bạn dễ mắc phải bệnh này hơn:
- Sử dụng chung đồ dùng cá nhân như dao cạo, khăn tắm, giầy dép hay quần áo, bấm móng.
- Các vết trầy xước do cắn, làm móng tay, móng chân; vệ sinh không sạch sẽ, thường xuyên đi chân trần.
- Gãi, cào mạnh, nặn mụn cũng dễ khiến virus lây lan.
- Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, tuy nhiên đối tượng nhiễm bệnh phổ biến là trẻ em và những người trong độ tuổi từ 10 – 20 tuổi.
- Những người có hệ miễn dịch yếu hoặc người bệnh mắc các bệnh suy giảm miễn dịch như lupus ban đỏ, HIV/AIDS, bệnh nhân không có khả năng bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của virus.
- Người bị rối loạn chuyển hóa hoặc suy nhược thần kinh cũng có thể mắc bệnh này.
Cách chữa trị mụn cóc
Để điều trị mụn cóc thì cần tiêu diệt virus và loại bỏ các nốt mụn. Mỗi loại mụn cóc sẽ có các phương pháp xử lý dựa vào vị trí xuất hiện, triệu chứng, tình trạng mụn. Sau đây là cách xử lý đối với từng loại mụn cóc khác nhau mà bạn có thể tham khảo:
Mụn cóc thông thường
Đối với những bệnh nhân suy giảm miễn dịch thì mụn cóc thông thường sẽ giảm trong vòng 2 đến 4 năm, một số khác thì vẫn tồn tại trong nhiều năm. Một số phương pháp điều trị như phương pháp phá hủy tổn thương bao gồm đốt plasma, phẫu thuật lạnh với nitơ lỏng, và phẫu thuật laser. Các chế phẩm axit salicylic (SCA) cũng thường được sử dụng.
Dựa vào vị trí và tình trạng của bệnh mà sẽ có những biện pháp điều trị khác nhau.
- Salicylic acid là thuốc bôi được sử dụng phổ biến nhất. Ví dụ, SCA lỏng 17% có thể được sử dụng trên ngón tay, SCA 40% có thể được sử dụng trên ngón chân.
- Phẫu thuật lạnh là phương pháp gây đau cho người bệnh, tuy nhiên hiệu quả mà nó đem lại rất cao. Nạo bằng điện cực, phẫu thuật laser, hoặc cả hai đều có hiệu quả. Nhưng liệu pháp này chỉ được sử dụng đối với những tổn thương đơn độc. Theo thống kê cho thấy trong vòng 35 năm thì những trường hợp sử dụng phương pháp này chỉ có khoảng 1% người bệnh nhân tái phát. Liệu pháp này có thể gây sẹo nên bạn có thể cân nhắc vì nó có thể gây mất thẩm mỹ.
Mụn cóc dạng nhú
Với trường hợp này thì mụn cóc sẽ được loại bỏ bằng dao, kéo, nạo hay nitơ lỏng. Lưu ý rằng khi điều trị bằng nitơ lỏng thường sẽ gây mất màu hoặc tăng sắc tố da. Những người bệnh da có màu sắc đậm có thể bị mất sắc tố vĩnh viễn.
Mụn cóc phẳng
Ở trường hợp này việc điều trị rất khó khăn và thời gian thường kéo dài hơn so với mụn cóc thông thường. Liệu pháp được ưu tiên hàng đầu để chữa trị là bôi tretinoin hàng ngày (acid retinoic 0.05% kem).
Mụn cóc bàn tay
Mụn cóc bàn tay được điều trị bằng quá trình bào mạnh với miếng dán SCA 40% ở vùng tổn thương trong vài ngày. Các phương pháp điều trị phá hủy khác, ví dụ như CO2 laser, laser màu xung, axit khác cũng đem lại hiệu quả cao..
Mụn cóc quanh móng
Sự kết hợp giữa nitơ lỏng và kem imiquimod 5%, tretinoin, hoặc SCA được sử dụng điều trị mụn cóc quanh móng và đem lại hiệu quả cao. Liệu pháp này sẽ an toàn hơn so với nitơ lỏng đơn thuần hoặc cautery. Khi sử dụng nitơ lỏng và đốt điện thì phải thực hiện cẩn thận vì nó có thể gây biến dạng móng tay vĩnh viễn và thậm chí là tổn thương thần kinh.
Ngoài ra còn rất nhiều phương pháp điều trị mụn cóc bằng các mẹo dân gian. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có cách nào được y học chứng minh là đáng tin cậy hay hiệu quả 100%. Hơn nữa nhiều phương pháp gây ra những hậu quả không mong muốn. Vậy nên khi phát hiện bản thân bị mụn cóc, người bệnh nên đến bệnh viện chuyên khoa để được bác sĩ chẩn đoán cũng như đưa ra những cách chữa trị mụn cóc phù hợp với tình trạng của bản thân..
Một số lưu ý khi chấm axit cho điều trị mụn cóc
- Chỉ thoa thuốc lên bề mặt của mụn cóc, hạn chế tối đa việc để thuốc lan ra vùng da xung quanh
- Việc bảo quản thuốc cũng rất quan trọng vì thuốc dễ bay hơi. Vậy nên sau khi sử dụng hãy bảo quản ở nơi thoáng mát
- Không được sử dụng thuốc cho những người bệnh mắc đái tháo đường, tim mạch, rối loạn tuần hoàn ngoại vi, hay mụn cóc bị nhiễm trùng, …
- Các chất gây kích thích, ví dụ axit salicylic, cantharidin, nhựa podophyllum
- Phương pháp phá hủy tổn thương (ví dụ, phẫu thuật lạnh, điện di, nạo, cắt bỏ, laser)
Hiện nay vẫn chưa có phương pháp nào điều trị mụn cóc dứt điểm. Tuy nhiên, việc duy trì thói quen sống lành mạnh; sử dụng một số biện pháp phòng ngừa sẽ giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh. Ngoài ra khi điều trị bệnh, người bệnh cần tuân thủ theo mọi sự hướng dẫn của bác sĩ; kiên trì điều trị vì việc chữa trị đòi hỏi thời gian dài; thậm chí có thể không thành công. Bệnh nhân cần được khuyến khích tuân thủ điều trị, bởi điều trị có thể đòi hỏi một thời gian dài và có thể không thành công. Đối với những bệnh nhân suy giảm miễn dịch; các biện pháp điều trị hầu như không hiệu quả. Khi điều trị bệnh nếu ảnh hưởng thẩm mỹ hoặc ở những vị trí ảnh hưởng chức năng, gây đau đớn nhiều thì bạn cần cân nhắc.
Các phương pháp phòng ngừa
Theo các chuyên gia khuyến cáo, việc tiêm phòng vắc-xin HPV sẽ giúp ngăn ngừa mụn cóc thông thường. Bên cạnh đó còn hạn chế nguy cơ mắc một số loại ung thư khác do virus HPV gây ra.
Khi nào cần đi khám bác sĩ
Nếu phát hiện mụn cóc thông thường có những dấu hiệu sau thì bạn nên đi khám bác sĩ. Bao gồm:
- Nốt mụn gây đau đớn
- Nốt mụn phát triển lớn hơn, nhanh hơn, thay đổi về màu sắc
- Đã điều trị mụn cóc nhiều lần nhưng không khỏi, thậm chí là lan rộng hơn hoặc tái phát nhiều lần
- Mụn cóc gây khó chịu, ngứa ngáy và ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày
- Không biết đó có phải là mụn cóc hay không
- Xuất hiện ở người trưởng thành. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của cơ thể đang gặp vấn đề.
Lời kết
Các nốt mụn cóc thường lành tính và không gây nguy hiểm nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong một số trường nó có thể gây ra những biến chứng nặng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người bệnh. Bên cạnh đó, mụn cóc còn là dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn đang gặp vấn đề. Hơn nữa, nó còn khiến người mắc phải có tâm lý ngại ngùng, xấu hổ, ngại giao tiếp với người khác. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm bệnh; hiểu rõ tình trạng bệnh để điều trị kịp thời; đúng cách là điều rất cần thiết. Hi vọng thông qua bài viết hôm nay đã giúp bạn hiểu tại sao bị mụn cóc cũng như một số phương pháp điều trị và phòng tránh chúng. Các bạn hãy theo dõi Phòng Khám Bác Sĩ để có thêm nhiều kiến thức y học và chăm sóc tốt cho bản thân cũng như gia đình nhé. Cảm ơn bạn đã đọc!