Đối với một người trưởng thành, đau xương ống chân đều là dấu hiệu báo trước sự nguy hiểm về bệnh lý cũng như tổn thương xương ống chân nghiêm trọng. Tuy nhiên đối với các bé đang trong độ tuổi trưởng thành, trong quá trình hoàn thiện về thể chất thì đây là dấu hiệu đáng mừng, hầu như đều là sự phát triển tự nhiên của cơ thể về chiều dài gây nên. Bên cạnh đó cũng là một số bệnh nguy hiểm mà có khả năng trẻ phải đối mặt. Tuy nhiên trường hợp này rất ít xảy ra. Vậy để giải đáp thắc mắc Nguyên nhân nào dẫn tới việc trẻ bị đau xương ống chân và cách xử lý nào là tốt nhất, kính mời bạn đọc cùng Phòng Khám Bác Sĩ tìm hiểu nhé.
Nội dung bài viết
- 1 Trẻ bị đau xương ống chân có những biểu hiện nào?
- 2 Những nguyên nhân bệnh lý nguy hiểm khi trẻ bị đau xương ống chân?
- 3 Phân biệt trẻ bị đau xương ống chân do tăng trưởng và đau do bệnh lý
- 4 Liệu trẻ bị đau xương ống chân có nguy hiểm không?
- 5 Thời điểm nào cần đưa trẻ đi viện khi xương ống chân trẻ bị đau ?
- 6 Cách điều trị an toàn và hiệu quả khi trẻ bị đau xương ống chân?
- 7 Kết luận
Trẻ bị đau xương ống chân có những biểu hiện nào?
Nếu trẻ có dấu hiệu dưới đây thì có khả năng rất cao xương ống chân của trẻ bị đau:
- Phần xương ở 2 cẳng chân có dấu hiệu nhức mỏi kéo dài, tê đau
- Mặc dù trẻ không hoạt động đi lại quá nhiều nhưng vẫn có cảm đau nhói trong xương
- Thể dục thể thao, chạy nhảy quá đà đem lại cảm giác đau nhức nhối trong xương

Những nguyên nhân bệnh lý nguy hiểm khi trẻ bị đau xương ống chân?
Đối với trẻ em, hầu như các nguyên nhân dẫn tới đau xương ống nhân đều không nghiêm trọng. Tuy nhiên không phải hoàn toàn mọi đứa trẻ bị đau xương ống chân đều là vô hại. Một số nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý và tình trạng tiềm ẩn dẫn đến đau xương ống chân ở trẻ mà phụ huynh cần lưu ý để phát hiện và chữa trị kịp thời. Dưới đây là một số nguyên cụ thể khiến trẻ bị đau xương ống chân:
Chấn thương
Trong quá trình vận động, trẻ bị ngã, chấn, đè lên phần chân gây chấn thương. Bao gồm hiện tượng bầm tím, bong gân, gãy xương, … Tùy vào mức độ nặng nhẹ của chấn thương mà ảnh hưởng đến mức độ đau xương ống chân ở trẻ. Đối với trường hợp này không có gì đáng ngại, thường là những cơn đau cấp tính và dễ dàng điều trị.
Những biểu hiện sau giúp bạn nhận biết trẻ bị chấn thương xương ống chân:
- Khó cử động phần đầu gối, bàn chân
- Bề mặt da cẳng chân bầm tím, sưng, đỏ
- Trẻ đi khập khiễng
- Cơ bị căng hoặc yếu cơ

Đau do quá trình trẻ tăng trưởng
Trẻ bị đau xương ống chân có thể là dấu hiệu của việc xương tăng trưởng về chiều dài, chiều rộng. Thường gặp nhất với những trẻ từ 3-10 tuổi. Giai đoạn này xương phát triển nhanh chóng trong khi cơ không bắt kịp tốc độ tăng trưởng. Đây là những cơn đau mãn tính, thường xảy ra đều ở cả 2 chân, cơn đau nhiều hơn vào buổi tối. Tuy nhiên nó không ảnh hưởng đến khả năng hoạt động, vui chơi, sinh hoạt của trẻ.
Đau do thói quen sinh hoạt, vận động xấu
Một số thói quen xấu cũng như những hoạt động không đúng trong sinh hoạt khiến phần xương ống chân ở trẻ bị đau nhức
- Chạy nhảy, đi lại quá nhiều
- không vận động các khớp, xương trước khi hoạt động
- Thường xuyên bưng bê, mang vác, làm những việc nặng quá sức ảnh hưởng tới sức trị xương ống chân so với lứa tuổi nên có
- Tư thế ngủ không đúng khoa học, ít thay đổi tư thế khiến máu bị hạn chế lưu thông và gây nên tình trạng trẻ đau ở xương ống chân
- Trẻ ngồi xổm trong thời gian khá dài

Do viêm củ lồi trước xương chày
Bệnh này thường xảy ra đối với các bé trai độ tuổi từ 13 đến 14 tuổi, bé gái từ 11-12 tuổi. Xuất phát từ việc lạm dụng, dẫn tới căng thẳng quá mức các cơ và xương lên đĩa đệm ở trên xương chày, ngay phía dưới đầu gối dẫn tới việc sưng trên củ chày. Việc này khiến trẻ bị đau xương ống chân và đau đầu gối.
Do bệnh hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi ở trẻ
đây là sự bất thường về mạch máu có liên quan đến việc đẩy và cung cấp máu cho chỏm xương đùi. Việc trao đổi máu này ảnh hưởng tới xương chân, khiến trẻ có cảm giác đau xương ống chân. Tình trạng như thế này thường xuất hiện ở các bé từ 3 – 12 tuổi, chủ yếu xảy ra trên cơ thể bé trai
Dấu hiệu phổ biến:
- Đau 1 bên chân
- Trẻ đi khập khiễng
- Ngoài việc trẻ bị đau xương ống chân, trẻ có thể đau hoặc tê cứng ở các bộ phận khác như hông, đùi, háng, đầu gối
- Đau xương ống chân ở trẻ sẽ càng dữ dội nếu hoạt động mạnh, và thuyên giảm nếu trẻ được nghỉ ngơi
Do viêm khớp tự phát tác ở tuổi thiếu niên
Bệnh này còn được gọi là viêm khớp dạng thấp ở vị thành niên, thường xảy ra ở các bé độ tuổi 16 trở xuống. Một số trường hợp có thể đau vài tháng, nhưng cũng có thể là nhiều năm. Dấu hiệu và triệu chứng tiêu biểu như:
- Gây ra đau đớn: Mặc dù trẻ có thể không kêu đau, vì dấu hiệu này không phải là những cơn đau dữ dội
- Đi lại: trẻ sẽ đi khập khiễng, đặc biệt là buổi sáng hoặc sau khi ngủ trưa dậy
- Sưng: sưng khớp (dấu hiệu bệnh viêm khớp)
- Sốt, sưng hạch bạch huyết và nổi phát ban: một số trường hợp ở bệnh này có thể khiến trẻ sốt và phát ban toàn thân, sưng các hạch bạch huyết. Thường sẽ chuyển biến nghiêm trọng vào ban đêm
Nhiễm trùng khớp, xương
Việc nhiễm trùng xương và khớp là trong những nguyên nhân dẫn tới việc trẻ bị đau xương ống chân. Có thể là cơn đau mãn tính hoặc cấp tính. Nhiễm trùng xương ở trẻ có khả năng cao lây lan qua xương và máu.
Trường hợp này xảy ra hầu hết sẽ gây nên hiện tượng sốt, đau tê tái, cong đầu gối, …ảnh hưởng trực tiếp tới xương liên quan, đó là xương ống chân.
Đau do các khối u xương tác động
U xương được chia làm 2 loại, u xương lành tính (không lây, không ảnh hưởng tới tính mạng trẻ) và u ác tính (có khả năng lây lan, di căn di cư sang các bộ phận khác, dễ dàng gây nguy hại cho tính mạng trẻ nhỏ). Tuy nhiên ở trẻ em, tỉ lệ xuất hiện u xương là rất thấp, nhưng nếu mắc phải u xương thì đây chính là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị đau xương ống chân. Cụ thể:
- U xương lành tính: dạng sợi, dạng xương, đơn giản, sợi không hóa xương. Khi đưa trẻ đi chụp X – quang sẽ không khó để phát hiện.
- U xương ác tính: gây ảnh hưởng trực tiếp cho quá trình đi lại và sinh hoạt của trẻ. Biểu hiện: sốt, sụt cân, đau dữ dội, thậm chí khiến trẻ thức giấc vào ban đêm
Phân biệt trẻ bị đau xương ống chân do tăng trưởng và đau do bệnh lý
Cùng là đau xương ống chân nhưng bố mẹ cần chú ý phân biệt giữa các bệnh trạng để không ảnh hưởng tới việc điều trị cho trẻ.
Đau do tăng trưởng
- Đau xảy ra ở các vùng có cơ
- Đau mặt trước đùi, trong bắp chân và sau gối
- Chỉ đau trong vài ngày rất dễ tái phát trong thời gian ngắn
- Không có biểu hiện bất thường ở các khớp
- Có thể đau xương kèm theo đau bụng và đau đầu
- Trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu nếu được xoa bóp
Đau do bệnh lý
- Đau dai dẳng kéo dài, đặc biệt vào ban đêm
- Có biểu hiện sưng khớp chân
- Đau khiến trẻ đi lại khó khăn, khập khiễng
- Đau kèm sốt, mệt mỏi

Liệu trẻ bị đau xương ống chân có nguy hiểm không?
Thông thường, ở lứa tuổi đang phát triển về chiều cao và cân nặng, đây là căn bệnh nhẹ, bình thường. sự phát triển về cơ và xương theo tự nhiên sẽ gây ra đau mỏi nhẹ ở trẻ. Hoặc do các hoạt động quá mạnh khiến trẻ bị tổn thương xương ống chân. Bố mẹ không cần quá lo lắng vì đây là giai đoạn phát triển tự nhiên của trẻ.
Tuy nhiên đau xương ống chân ở trẻ là một trong những dấu hiệu báo trước trẻ đang mắc những bệnh lý trong cơ thể. Nếu cơn đau bất thường bố mẹ cũng cần chú ý. Vì có khả năng sẽ ảnh hưởng mạnh tới sức khỏe trẻ nhỏ.
Thời điểm nào cần đưa trẻ đi viện khi xương ống chân trẻ bị đau ?
Khi bố mẹ nhận thấy trẻ có những biểu hiện sau, cần nhanh chóng đưa trẻ đi tới các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời:
- Cơn đau kéo dài và mức độ dữ dội
- cơn đau kéo dài 24 không ngừng
- Thường xảy ra ở 1 bên chân và đau liên tục
- Vào ban đêm thường sẽ đau dữ dội hơn, thậm chí mất ngủ
- Đau đớn và kèm theo sốt, ớn lạnh và giảm cân không lí do
- Trẻ đột nhiên không còn ham muốn chạy nhảy, vui chơi, hạn chế đi lại bất thường
Đối với những hiện tượng trên, nếu bố mẹ nhận thấy sự bất thường từ con thì hãy nhanh chóng đưa trẻ đi khám bác sĩ. Vì có thể những dấu hiệu trên đối với sức khỏe của trẻ là những bất lợi.
Cách điều trị an toàn và hiệu quả khi trẻ bị đau xương ống chân?
Đối với trẻ, đau xương ống chân là hiện tượng bình thường nhưng sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của trẻ. Ngoài ra đau xương ống chân ở trẻ cũng là một trong những dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm. Dưới đây là một số cách xử lý mà bố mẹ có thể áp dụng dễ dàng.
Chăm sóc, tự điều trị tại nhà khi trẻ bị tổn thương xương ống chân
- Sử dụng kem bôi, dầu nóng bôi lên vùng da bên ngoài
- Cho trẻ hoạt động nhẹ nhàng, không lao động quá sức, hạn chế đi lại nhiều khi trẻ đang bị Đau để xương được phục hồi và thư giãn
- Mang nẹp cố định xương ống nhân
- Xoa bóp, mát xa chân nhẹ nhàng, tắm rửa bằng nước ấm
- Chườm đá lên khu vực đau mỏi
- Khi trẻ có dấu hiệu thuyên giảm cơn đau nên khuyến khích trẻ đi lại thể dục nhẹ nhàng, kết hợp các bài tập chân hợp lý tránh bị teo cơ, bại liệt
- Nếu trẻ bị thừa cân béo phì nên hạn chế tăng cân và có chế độ ăn giảm cân hợp lý để tránh tạo sức nặng lên đôi chân gây ảnh hưởng tới xương ống chân

Điều trị bằng thuốc, sự can thiệp của y tế nếu trẻ bị đau xương ống chân ở mức độ nặng
Đối với những trường hợp trẻ bị nặng qua quá trình tự điều trị thủ công tại nhà không mang lại hiệu quả tốt, bố mẹ nên chuyển hướng điều trị cho con.
Khi tình trạng bệnh nặng, hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thực hiện chụp X – quang và chẩn đoán đúng nhất bệnh trạng và điều trị theo phác đồ, điều trị chấn thương.
Các dạng , loại thuốc sau bác sĩ thường sẽ kê cho con khi con bị đau xương ống chân:
- Thuốc giảm đau thường có tác dụng giảm những cơn đau nhẹ và vừa.
- Thuốc kháng viêm không steroid, giúp ức chế phản ứng viêm và giảm đau.
- Thuốc giãn cơ và giảm co thắt cơ
- Thuốc kháng sinh tránh gây nhiễm trùng
- Thuốc giảm đau thần kinh gây ra từ cơ và xương
- Thuốc bổ sung các vitamin, khoáng chất mà trẻ bị thiếu hụt.
Đôi khi vật lý trị liệu cũng là một cách hữu ích mà bố mẹ không thể bỏ qua. Tùy vào mức độ đau mà bệnh mang lại cũng như tầm ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ mà có những cách điều trị phù hợp khác nhau.
Kết luận
Nhiều bố mẹ tỏ ra khá lo lắng khi con kêu đau nhức xương chân, mỏi 2 chân. Bác sĩ cho biết đây là hiện tượng bình thường biểu hiện sự thay đổi chiều dài xương, tăng trưởng chiều cao của trẻ trong độ tuổi phát triển, …
Trên đây là những kiến thức hữu ích mà Phòng Khám Bác Sĩ thông tin tới bạn đọc. Hi vọng qua bài sẽ giúp bố mẹ có cái nhìn đúng đắn về các biểu hiện khi trẻ bị đau xương ống chân và kịp thời có những cách điều trị hợp lý.