Panadol trị bệnh gì? Cách dùng và liều lượng của thuốc Panadol 

panadol trị bệnh gì

Panadol là một trong những loại thuốc giảm đau được sử dụng rất phổ biến vì hiệu quả nhanh chóng của nó. Tuy nhiên để sử dụng loại thuốc này một cách hiệu quả thì bạn cần hiểu rõ hơn về tác dụng và liều lượng của nó. Vậy nên hôm nay Phòng khám bác sĩ sẽ giúp bạn biết rõ về panadol trị bệnh gì thông qua bài viết dưới đây nhé.

Các loại thuốc Panadol

Panadol là loại thuốc giảm đau, hạ sốt có chứa thành phần Paracetamol khá quen thuộc đối với mọi người. Hiện nay trên thị trường đang có 5 loại thuốc Panadol như sau:

  • Thuốc Panadol xanh dương: Thành phần chính là Paracetamol 500 mg. Dạng viên nén, hộp đóng gói 12 viên x 10 vỉ. Giá bán 118.000 đồng/hộp, bán lẻ 1.000 đồng/viên.
  • Thuốc Panadol Extra đỏ: Thành phần chính là Paracetamol 500 mg và cafein 65 mg. Dạng viên nén, hộp đóng gói 15 vỉ x 12 viên hoặc hộp 2 vỉ x 12 viên. Giá bán 15.000 đồng/vỉ.
  • Thuốc Panadol viên sủi màu vàng: Thành phần chính là Paracetamol 500 mg. Đóng gói hộp 5 vỉ x 4 viên sủi. Giá bán 58.000 đồng/hộp hoặc 2.900 đồng/viên.
  • Thuốc Panadol Extra With Optizorb đỏ: Thành phần chính gồm Paracetamol 500 mg và cafein 65 mg. Dạng viên nén, đóng gói 2 dạng hộp 2 vỉ x 10 viên hoặc 12 vỉ x 10 viên. Giá bán với hộp 120 viên khoảng 198.000 đồng/hộp hoặc 1.700 đồng/viên.
  • Thuốc Panadol cảm cúm màu xanh lá: Thành phần chính là Paracetamol 500 mg, cafein 25 mg và phenylephrine hydrochloride 5 mg. Dạng viên nén, hộp đóng gói bao phim 15 vỉ x 12 viên. Giá bán  196.000 đồng/hộp hoặc 1.100 đồng/viên.

Panadol trị bệnh gì

Panadol chứa paracetamol là một chất hạ sốt, giảm đau. Ngoài ra Panadol Extra còn có chứa caffeine là một chất tăng cường tác dụng giảm đau của paracetamol, giúp tỉnh táo, tập trung. Thuốc có khả năng hỗ trợ điều trị các triệu chứng đau từ nhẹ đến vừa, ví dụ như:

  • Hạ sốt nhanh chóng.
  • Đau đầu
  • Đau nửa đầu
  • Đau lưng
  • Đau răng
  • Đau họng
  • Đau khớp
  • Đau bụng kinh
  • Đau cơ xương
  • Đau sau khi nhổ răng hoặc sau các thủ thuật nha khoa
  • Giảm các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm

Cách dùng và liều lượng của thuốc Panadol trị bệnh gì

Panadol xanh dương (không dùng cho trẻ dưới 6 tuổi)

  • Độ tuổi sử dụng: Trẻ em trên 12 tuổi, người lớn. 
  • Cách dùng: Uống thuốc với nước. Không nhai hoặc nghiền thuốc khi sử dụng.
  • Liều dùng: 1 – 2 viên/lần, dùng cách nhau ít nhất 4 – 6 tiếng.  Chỉ sử dụng tối đa 8 viên/ngày (~4000mg Paracetamol).
  • Độ tuổi sử dụng: Trẻ em 6 – 12 tuổi
  • Cách dùng: Uống thuốc với nước. 
  • Liều dùng: 0.5 – 1 viên/lần, dùng cách nhau ít nhất 4 – 6 tiếng. Thời gian dùng thuốc tối đa là 3 ngày nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Panadol Extra đỏ (không dùng cho trẻ dưới 12 tuổi)

  • Độ tuổi sử dụng: Trẻ em trên 12 tuổi, người lớn và người cao tuổi
  • Cách dùng: Uống thuốc với nước. Không nhai hoặc nghiền thuốc trước khi uống. Thời gian dùng thuốc tối đa là 3 ngày nếu không có chỉ định của bác sĩ.
  • Liều dùng: 1 – 2 viên/lần, cách nhau tối thiểu 4 – 6 tiếng/lần dùng. Chỉ sử dụng tối đa 8 viên/ngày.

Panadol viên sủi màu vàng (không dùng cho trẻ dưới 6 tuổi)

  • Độ tuổi sử dụng: Trẻ em trên 12 tuổi, người lớn. 
  • Cách dùng: Bỏ viên sủi hòa tan vào với một lượng nước vừa đủ.
  • Liều dùng: 1 – 2 viên hòa tan trong một lượng nước vừa đủ. Cách nhau tối thiểu 4 – 6 giờ. Chỉ sử dụng tối đa 8 viên sủi/ngày.
  • Độ tuổi sử dụng: Trẻ em 6 – 12 tuổi
  • Cách dùng: Bỏ viên sủi hòa tan vào với một lượng nước vừa đủ. 
  • Liều dùng: 0.5 – 1 viên hòa tan trong một lượng nước vừa đủ. Thời gian dùng thuốc tối đa là 3 ngày nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Panadol Extra With Optizorb đỏ (không sử dụng cho trẻ dưới 12 tuổi)

  • Độ tuổi sử dụng: Trẻ em trên 12 tuổi, người lớn và người cao tuổi
  • Cách dùng:Uống thuốc với nước. Không nhai hoặc nghiền thuốc trước khi uống.
  • Liều dùng: 1 – 2 viên/lần, cách nhau tối thiểu 4 – 6 giờ. Chỉ sử dụng tối đa 8 viên sủi/ngày.

Panadol cảm cúm màu xanh lá (không sử dụng cho trẻ dưới 12 tuổi)

  • Độ tuổi sử dụng: Trẻ em trên 12 tuổi, người lớn và người cao tuổi
  • Cách dùng: Uống thuốc với nước. Không nhai hoặc nghiền thuốc trước khi uống. Chỉ được sử dụng tối đa 7 ngày nếu không có chỉ định bác sĩ.
  • Liều dùng: 1 – 2 viên/lần, cách nhau tối thiểu 4 – 6 giờ. Liều dùng tối đa 8 viên/ngày.

Tác dụng phụ của thuốc panadol

Với công dụng giảm các triệu chứng đau, nhức của cơ thể nên thuốc panadol được sử dụng rất phổ biến. Hơn nữa, hiệu quả của nó cũng khá cao và hầu như không gây hại đến người sử dụng. 

Tuy nhiên theo các kết quả nghiên cứu cho thấy, thuốc Panadol vẫn gây ra những tác dụng phụ nhưng mức độ rất thấp. Một số ít trường hợp người bệnh sẽ gặp phải một số tác dụng phụ như sau:

  • Giảm số lượng tiểu cầu trong cơ thể hoặc một vài tác dụng phụ khác có liên quan đến máu, ví dụ như rối loạn đông máu.
  • Trên da xuất hiện như phát ban, hội chứng Stevens – Johnson (một hội chứng thường do dị ứng thuốc), phù mạch.
  • Phế quản bị co thắt gây ra khó thở đối với người bệnh có tiền sử mẫn cảm với aspirin và một số thuốc NSAID
  • Gan bất thường.

Trên đây là một số tác dụng phụ có thể gặp ở bệnh nhân sử dụng thuốc Panadol. Bạn cần lưu ý những tác dụng phụ này, khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng trên thì cần đi đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời. 

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Panadol trị bệnh gì

Panadol không những hiệu quả tốt mà tác dụng của nó cũng rất nhanh chóng. Chính vì vậy mà rất nhiều người bệnh phụ thuộc vào nó, sử dụng quá nhiều gây ra nhiều tác dụng phụ. Mặc dù, các triệu chứng có thể tự khỏi mà không cần điều trị do tác động của thuốc nhẹ. Tuy nhiên, một số ít trường hợp lại có những phản ứng mạnh với thuốc, nguyên nhân thường do cơ thể mẫn cảm hoặc dị ứng với thành phần của 

  • Khi sử dụng thuốc, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn loại thuốc phù hợp.
  • Nếu bạn dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc thì tuyệt đối không sử dụng.
  • Trong thời gian sử dụng nếu xuất hiện các triệu chứng của dị ứng như phát ban trên da thì người bệnh cần phải dừng sử dụng thuốc. 
  • Khi cơ thể có những triệu chứng quá liều như buồn nôn, nôn, chán ăn, da tái, khó chịu và đổ mồ hôi thì cần đi tới các cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị. Bởi sử dụng thuốc quá liều có thể dẫn tới hoại tử gan hoàn toàn và không hồi phục.
  • Chỉ dùng đường uống. 

Chỉ sử dụng theo đúng liều lượng

  • Panadol Extra có thể uống khi bụng đói. 
  • Để có hiệu quả trong thời gian điều trị ngắn nhất thì bạn nên sử dụng liều thấp nhất.
  • Khi sử dụng Panadol thì không sử dụng cùng các loại thuốc có chứa paracetamol. Bởi vì điều này vượt hàm lượng cho phép hoặc gây ra độc tố gan, thận như nước tiểu sậm màu, phân có màu đất sét, vàng da, vàng mắt, nguy hiểm hơn có thể dẫn tới tử vong. Trong các loại viên sủi, viên đặt hậu môn có chứa chất này. 
  • Khi sử dụng Panadol cho người già cần hết sức chú ý. Nhóm đối tượng này có sức đề kháng yếu, khả năng dung nạp thuốc kém. Chính vì vậy sẽ dễ gặp có các tác dụng phụ của thuốc.
  • Trong thời gian dùng thuốc, bạn không nên uống rượu, bia, những đồ uống có cồn khác. Các loại đồ uống có cồn sẽ làm gia tăng tác dụng phụ của thuốc cho người dùng. Hơn nữa, cồn còn làm tăng độc tính trên gan, thận của thuốc.
  • Những người có các bệnh lý liên quan đến gan, thận; Những người nghiện rượu, uống rượu quá nhiều hoặc tiền sử nghiện rượu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. 
  • Trong thời gian uống thuốc, hạn chế dùng quá nhiều caffeine như từ cà phê, trà,.. sẽ gây ra các tác dụng phụ do quá liều caffeine như mất ngủ, thao thức, lo lắng, cáu kỉnh, đau đầu, rối loạn tiêu hóa, hồi hộp.
  • Phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ cho con bú khi sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Điều này hạn chế những nguy hiểm không đáng cho cho cả mẹ và trẻ. 

Sự khác nhau giữa thuốc panadol đỏ và xanh

Panadol xanh có thành phần chính là paracetamol. Paracetamol là một chất hạ sốt, giảm đau. Còn Panadol Extra hay Panadol đỏ chứa paracetamol và caffeine. Caffeine là một chất tăng cường tác dụng giảm đau của paracetamol, ngoài ra còn giúp làm phục hồi sự tỉnh táo, tập trung khi mệt mỏi.

Cách sử dụng hoàn toàn như panadol xanh. Tuy nhiên, khi sử dụng panadol đỏ người bệnh cần chú ý hạn chế dùng quá nhiều caffeine (ví dụ như cà phê, trà và một số đồ uống đóng hộp khác). Ngoài ra, nếu sử dụng paracetamol-caffeine cùng với chế độ ăn uống có nhiều caffeine sẽ gây ra các tác dụng phụ do quá liều caffeine như mất ngủ, thao thức, lo lắng, cáu kỉnh, đau đầu, rối loạn tiêu hóa, hồi hộp.

Một số câu hỏi về Panadol trị bệnh gì

Thuốc Panadol Extra có gây buồn ngủ không?

Câu trả lời là không. Do trong thành phần của Panadol Extra đỏ ngoài paracetamol còn có caffeine. Đây là một chất khiến tinh thần tỉnh táo, tập trung hơn. Chất này còn có trong cafe, trà,…

Tại sao thuốc Panadol lại được sử dụng khi điều trị cảm cúm?

Công dụng được biết đến rất nhiều của Panadol là điều trị cảm cúm. Do trong thành phần chủ yếu của nó Paracetamol.  Tuy nhiên khi sử dụng bạn cần chú ý liều lượng, bởi trong panadol Extra có chứa caffeine.

Uống quá liều chỉ định thuốc Panadol Extra có nguy hiểm đến tính mạng không?

Khi dùng quá lượng Paracetamol quy định thì gan không đủ lượng Glutathione để giải độc, N-acetyl benzoquinonimin tích lại sẽ phân hủy tế bào gan, dẫn đến hoại tử không hồi phục, nhiễm toan chuyển hóa, hôn mê có thể dẫn đến tử vong. 

Phải xử trí như thế nào nếu bị say thuốc Panadol?

Nếu dùng thuốc Panadol, sau vài giờ thấy dấu hiệu say thuốc thì nên dùng biện pháp gây nôn để loại bỏ độc tố. Ngoài ra, còn có thể dùng thuốc tẩy muối, than hoạt tính, nước chè đặc để làm giảm lượng độc tố hấp thụ vào trong gan.

Kết Luận

Không thể phủ nhận tác dụng vượt trội mà panadol mang lại. Nó không những có hiệu quả nhanh chóng mà còn làm giảm triệu chứng của rất nhiều chứng bệnh khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cho người thân và gia đình khi sử dụng thuốc bạn cần chú ý liều lượng, đặc biệt là tham khảo ý kiến của bác sĩ. Mong rằng thông qua bài viết ngày hôm nay đã giúp bạn biết được panadol trị bệnh gì. Các bạn hãy theo dõi Phòng khám bác sĩ để có thêm nhiều kiến thức y học và chăm sóc tốt cho bản thân cũng như gia đình nhé. Cảm ơn bạn đã đọc!

Đánh giá nội dung

Xếp hạng địa điểm này

0.0 / 5 (0 đánh giá)
5
4
3
2
1
Đăng phòng khám! url Tìm phòng khám