Sida hay còn gọi là HIV/AIDS có lẽ là căn bệnh mà ai cũng giật mình khi nghe đến. Tuy nhiên, HIV/AIDS là gì thì không phải ai cũng thực sự nắm được. Đây được xem là một trong những căn bệnh thế kỷ; gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt sức khỏe và tâm lý cho người bệnh. Để hiểu rõ hơn sida là bệnh gì, mời các bạn đọc bài viết sau đây của phongkhambacsi.vn.
Nội dung bài viết
- 1 Sida là bệnh gì
- 2 Nguyên nhân nào gây ra bệnh HIV/AIDS?
- 3 Những đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh sida cao?
- 4 Triệu chứng của người mắc bệnh HIV/AIDS
- 5 Các giai đoạn phát triển của bệnh sida:
- 6 Phương pháp chẩn đoán bệnh sida là gì?
- 7 Các biện pháp điều trị bệnh hiệu quả
- 8 Những việc cần làm khi phát hiện mình bị nhiễm HIV/AIDS
- 9 Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả
- 10 Lời kết
Sida là bệnh gì
HIV là một hội chứng gây suy giảm miễn dịch ở người do virus HIV (Human Immunodeficiency Virus) gây ra. Virus gây bệnh này thuộc họ Retroviridae, là loại virus có vật chất di truyền là ARN. Khi xâm nhập vào cơ thể người, virus nhân lên và tấn công hệ miễn dịch của người bệnh; bao gồm các đại thực bào, các lympho bào T. Kết quả làm suy giảm chức năng của hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho sự phát triển hoặc xâm nhập của các vi sinh vật gây hại, vì vậy HIV còn gọi là bệnh cơ hội.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh HIV/AIDS?
Trong tự nhiên không chứa ổ dịch HIV, nguồn nhiễm duy nhất là những người đã nhiễm HIV. Ba con đường lây nhiễm HIV/AIDS chủ yếu là:
Lây qua đường máu
HIV có thể lây truyền qua máu và các chế phẩm của máu thông qua:
- Dùng chung bơm kim tiêm với người bị nhiễm HIV.
- Dung chung các dụng cụ phẫu thuật, dụng cụ khám chữa bệnh chưa được tiệt trùng đúng cách.
- Dùng chung dao cạo, các loại kim xăm trổ, xăm lông mày, kim châm cứu,…
- Lây truyền qua các vật dụng có thể dính máu như bàn chải đánh răng.
- Tiếp xúc trực tiếp với máu của người bị nhiễm HIV qua vết thương hở.
Lây qua đường tình dục
Bệnh HIV/AIDS lây qua đường tình dục khi bị các dịch thể như máu; dịch sinh dục nhiễm HIV xâm nhập vào cơ thể. Nguy cơ lây nhiễm cao nhất là khi quan hệ qua đường hậu môn; sau đó đến đường âm đạo và quan hệ qua đường miệng.
Lây từ mẹ sang con
Virus HIV có thể xâm nhập từ mẹ vào cơ thể trẻ sơ sinh qua 3 con đường:
- Virus HIV từ máu mẹ qua nhau thai xâm nhập vào cơ thể thai nhi
- Lây qua nước ối, dịch âm đạo hoặc máu mẹ dính vào niêm mạc hoặc vết thương hở của bé.
- Khi cho con bú, virus HIV có thể lây qua sữa hoặc qua các vết nứt ở núm vú người mẹ; tiếp xúc với tổn thương trên niêm mạc miệng của trẻ.
- Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp mẹ bị nhiễm HIV nhưng em bé sinh ra lại âm tính với HIV.
Những đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh sida cao?
Bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm bệnh HIV/AIDS nếu nằm trong đường lây truyền. Nhưng từ những nguyên nhân gây ra bệnh, những đối tượng sau đây có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cả:
- Người có thói quen quan hệ tình dục không an toàn; có nghĩa là giao hợp qua âm đạo, hậu môn hoặc giao hợp bằng miệng; mà không dùng bao cao su với một người đã bị nhiễm HIV/AIDS.
- Sử dụng chung kim tiêm để tiêm thuốc hoặc kim xăm trổ, xăm lông mày với người bị nhiễm virus HIV
- Được truyền máu từ một người nhiễm bệnh HIV/AIDS.
- Trẻ sơ sinh có mẹ là người nhiễm HIV/AIDS
Triệu chứng của người mắc bệnh HIV/AIDS
Hầu hết những người bị bệnh HIV/AIDS không có triệu chứng đặc trưng trong nhiều tháng, hoặc nhiều năm; mặc dù virus vẫn đang hoạt động. Đây có thể được coi là một bệnh suy giảm miễn dịch. Bệnh nhân có thể xuất hiện một vài biểu hiện như:
- Một số người có dấu hiệu giống bị bệnh giống cúm, kèm theo sốt; nhức đầu; mệt mỏi; phì đại các hạch bạch huyết.
- Nồng độ máu của các tế bào T4 hạ xuống.
- Các triệu chứng khác xuất hiện trước khi bước sang giai đoạn AIDS như: cơ thể mệt mỏi, sụt cân; thường xuyên sốt kéo dài và đổ mồ hôi; nhiễm trùng thường xuyên và kéo dài do nấm; trí nhớ trở nên kém đi.
- Có một số trường hợp bị nhiễm herpes có thể bị đau khi nuốt; xuất hiện một lớp phủ màu trắng trên lưỡi. Bị bệnh HIV/AIDS làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da và ung thư mô bạch huyết.
Các giai đoạn phát triển của bệnh sida:
Giai đoạn nhiễm trùng cấp tính:
- Đây là giai đoạn virus vừa xâm nhập vào cơ thể người bệnh, ở giai đoạn này virus phát triển và nhân lên rất nhanh chóng.
- Sau 2 – 4 tuần kể từ khi phơi nhiễm, bệnh nhân có thể sẽ có các dấu hiệu: sốt, ho, nổi hạch, phát ban, viêm họng, đau mỏi cơ, đau đầu, buồn nôn, sút cân, sưng gan lách.
- Các triệu chứng kéo dài khoảng 1 tuần đến 1 tháng và xuất hiện không rõ ràng nên bệnh nhân dễ nhầm lẫn với cảm cúm thông thường.
Giai đoạn mãn tính:
- Ở giai đoạn này, một lượng lớn virus sẽ bị tác động bởi hệ miễn dịch nên chuyển sang tình trạng nhiễm trùng mãn tính, hay còn gọi là giai đoạn tiềm ẩn.
- Thời gian của giai đoạn này có thể kéo dài từ vài tuần đến vài năm, có khi lên đến 20 năm. Đây thường là thời gian người bị bệnh sida dễ lây bệnh cho người khác.
- Trong suốt giai đoạn này, các hạch bạch huyết thường xuyên bị viêm; do phải chống lại virus để bảo vệ cơ thể.
Giai đoạn AIDS:
- Lúc này virus tấn công và làm suy giảm hệ miễn dịch; vô hiệu hóa hệ miễn dịch trung gian qua tế bào và tạo cơ hội cho các vi sinh vật khác gây nhiễm trùng.
- Đặc trưng cho việc suy giảm miễn dịch là nhiễm nấm Candida species ở miệng; bị bệnh lao hoặc viêm phổi do nấm; bùng phát virus herpes gây nên bệnh ung thư hạch bạch huyết, zona thần kinh.
- Người bệnh sida sút cân không rõ nguyên nhân và dễ mắc phải các nhiễm trùng thông thường. Cuối giai đoạn, bệnh nhân dễ bị tấn công và tử vong do các bệnh nhiễm trùng cơ hội.
Phương pháp chẩn đoán bệnh sida là gì?
Ở những giai đoạn đầu, bệnh nhân thường chỉ xuất hiện những triệu chứng không rõ rệt và dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Vì thế, để có kết quả chẩn đoán HIV chính xác; cần thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán HIV sau đây:
Xét nghiệm acid nucleic:
Nguyên tắc của phương pháp này là khuếch đại gen để tìm ra các acid nucleic của virus. Phương pháp này cho ra kết quả chính xác ngay cả khi ở giai đoạn đầu của phơi nhiễm. Tuy nhiên chi phí khá đắt đỏ nên chỉ được sử dụng khi bệnh nhân có các triệu chứng sớm hoặc nguy có nguy cơ cao bị nhiễm HIV.
Xét nghiệm kháng nguyên – kháng thể:
Đây là phương pháp xác nhận sự có mặt của cả virus và kháng thể chống virus HIV trong cơ thể người bệnh.
Xét nghiệm kháng nguyên:
Phương pháp thường sử dụng máu tĩnh mạch để tìm kiếm kháng thể HIV thông qua các que thử nhanh.
Sau khi làm các xét nghiệm miễn dịch có kết quả dương tính với HIV; bệnh nhân cần được theo dõi và làm thêm một số xét nghiệm khác để đảm bảo có kết quả chính xác.
Các biện pháp điều trị bệnh hiệu quả
- Uống thuốc đặc trị có thể giúp hệ miễn dịch chống lại HIV, kiềm chế virus phát triển. Ngoài ra có thể sử dụng các loại thuốc khác để điều trị các triệu chứng của căn bệnh.
- Duy trì chế độ thói quen sinh hoạt điều độ cũng có tác dụng trong việc giảm tiến triển của bệnh.
Những việc cần làm khi phát hiện mình bị nhiễm HIV/AIDS
Nếu không may kết quả xét nghiệm cho thấy bạn đã dương tính với virus HIV; bạn phải thật bình tĩnh để nghe các lời khuyên từ phía các chuyên viên y tế. Dưới đây là những lời khuyên bạn có thể tham khảo khi biết mình đã bị nhiễm bệnh HIV/AIDS:
Không nên quá hốt hoảng vì HIV không phải là một tệ nạn xã hội
Trên thực tế vẫn có nhiều người bệnh sống khỏe mạnh và hạnh phúc trong nhiều năm thậm chí vài chục năm.
Thông báo đến các trung tâm tư vấn HIV/AIDS để nhận được lời khuyên
Bạn có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề không phải để lộ danh tính.
Dừng việc quan hệ tình dục không an toàn
Thông báo cho những người bạn tình của mình về tình trạng bệnh.
Kê đơn thuốc làm chậm quá trình phát triển của virus gây bệnh
Bệnh HIV/AIDS hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Nhiệm vụ của bạn là phải uống thuốc đúng giờ và đúng liều lượng; để có thể ngăn chặn tối đa sự phát triển của virus.
Bạn hoàn toàn có thể sống và sinh hoạt như một người bình thường; không nên mặc cảm tự ti mà nên sống sao để có ích cho đời và cho xã hội.
Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả
Bệnh sida mặc dù rất nguy hiểm và vô cùng khó chữa, tuy nhiên việc phòng ngừa khá dễ thực hiện; chỉ cần bạn không vi phạm những nguyên nhân gây bệnh thì tỉ lệ mắc bệnh là rất thấp.
Để phòng ngừa bệnh HIV/AIDS, có thể kể đến các biện pháp như sau:
Hạn chế uống rượu bia và không sử dụng chất ma túy
Việc này sẽ làm giảm khả năng suy nghĩ và có những hành vi có nguy cơ bị lây nhiễm.
Sử dụng bao cao su và quan hệ tình dụng an toàn
Không nên quan hệ với nhiều bạn tình khi không biết rõ tình trạng bệnh của họ.
Các biện pháp khác
Hạn chế hoặc tránh tiếp xúc với khu vực có nhiều người nghiện ma túy; tránh nguy cơ bị lây nhiễm.
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe để kịp thời phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị; đặc biệt là khi biết mình có nguy cơ bị phơi nhiễm.
Hiểu rõ cách thức lây lan của virus gây bệnh sida để có biện pháp phòng tránh sự tiếp xúc của bản thân với các con đường lây nhiễm.
Không bao giờ được dùng chung bơm kim tiêm với người khác cho dù là người thân. Bởi ngoài HIV/AIDS việc dùng chung kim tiêm còn có thể làm lây lan những bệnh khác.
Không dùng chung kim tiêm
Tránh chạm vào máu hay vết thương của người khác hoặc những chất dịch; bao gồm tinh dịch, dịch âm đạo, dịch ối, dịch não tủy.
Lời kết
Hy vọng qua bài viết trên, phongkhambacsi.vn đã giúp bạn hiểu được sida là bệnh gì và nó nguy hiểm như thế nào. Nếu đã ý thức được mức độ nguy hiểm của căn bệnh này, bạn cần chú trọng hơn với việc bảo vệ sức khỏe của chính mình cũng như người thân và cộng đồng. Nếu nghi ngờ bản thân đang phơi nhiễm với HIV/AIDS, hãy đến xét nghiệm tại các trung tâm sàng lọc HIV/AIDS sớm để có biện pháp xử lý phù hợp và kịp thời