Sinh mổ có phải là phương pháp an toàn cho mẹ và bé không? Sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong sẽ lành

Thời điểm hiện nay, sinh mổ là phương pháp sinh phổ biến đối với các sản phụ. Mặc dù thời gian sinh mổ diễn ra nhanh chóng nhưng ngược lại. Thời gian phục hồi sau sinh mổ lại thường lâu hơn so với sinh thường. Hơn nữa, nếu sản phụ không biết cách chăm sóc sức khỏe sau sinh thì sẽ dễ mắc phải những di chứng sau này. Ở bài viết hôm nay, Phòng Khám Bác Sĩ sẽ giải đáp câu hỏi sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong lành? Cùng những kiến thức hữu ích liên quan nhé.

Sinh mổ và các vết mổ?

Sinh mổ sẽ được thực hiện bởi các vết rạch trên bụng sản phụ. Việc sinh mổ thường sẽ an toàn hơn sinh thường. Tuy nhiên sẽ gây ra đau đớn kéo dài và phức tạp trong quá trình chăm sóc sau sinh. 

Thường sẽ có 2 vết mổ: Một vết đi qua bụng dưới và cách lông mu 2 đến 5cm; 1 vết rạch qua tử cung. Thông thường thì các bác sĩ sẽ rạch ngang thay vì rạch dọc. Bởi vì phần thấp nhất của tử cung chính là phần mỏng nhất và cũng ít chảy máu nhất.

Trường hợp rạch dọc chỉ dành cho sản phụ từng có cuộc phẫu thuật mổ tương tự trước đó. Hoặc em bé ở vị trí đặc biệt, sản phụ có bị chảy máu âm đạo.

Các vết mổ dọc sẽ đau hơn, mất nhiều máu hơn. Bà thời gian phục hồi lâu hơn so với mổ ngang. 

Sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong lành

Các vết thương do sinh mổ sẽ được xử lí bằng cách khâu lại bằng loại chỉ y khoa có khả năng thấm hút. Loại chỉ này sẽ tự động tiêu hủy mà không cần thực hiện cắt bỏ. Việc sản phụ phục hồi sau sinh mổ là bao lâu thì phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Và cách chăm sóc sức khỏe sau sinh như thế nào.  

Thông thường sau 7 ngày, vết mổ sẽ dần dần liền lại. Đây là giai đoạn 1 sau phục hồi. Vết khâu dần khô lại và trở thành vết sẹo từ sau 2 – 3 tuần. Mặc dù đã thành sẹo nhưng khi chạm vào vẫn sẽ có cảm giác hơi đau nhức. Những cơn đau này không đáng lo ngại; bởi đây là biểu hiện bình thường sau mổ.

Vết mổ dài khoảng 14cm sẽ dần lành theo thời gian. Tùy từng người mà sẽ nhanh hơn hoặc chậm hơn thời gian dự kiến. Màu sắc cũng sẽ dần dần ngả màu gần giống với màu da và se lại. Tuy nhiên khi đó vẫn sẽ xuất hiện cảm giác đau nhẹ và ngứa ngáy, khó chịu. Nhưng chị em tuyệt đối không được gãi, sờ vào quá nhiều trên vết sẹo. Bởi việc này sẽ khiến cho vùng da khu vực mới mổ bị kích thích mạnh hơn. Khiến lâu lành hơn hoặc thậm chí đau nhức…

Sau ngày sinh mổ khoảng 3 tháng, vết mổ mới được coi là lành hẳn. Lúc này chị em sản phụ hầu như không còn có cảm giác đau, ngứa xung quanh vết mổ. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp, cảm giác đau từ vết mổ vẫn theo suốt chị em trong thời gian dài sau đó. Có thể là 6 tháng, thậm chí là hơn 1 năm

Như vậy, dựa vào thực tế có thể trả lời cho câu hỏi sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong lành. Thông thường, vết mổ sẽ lành lại sau 7 ngày nhưng mất từ 3 tháng đến 6 tháng. Thậm chí là hơn 1 năm mới có thể gần như mất sẹo từ vết mổ. Việc này do cơ địa và cách chăm sóc của mỗi người.

Cần làm gì để vết mổ sau sinh nhanh chóng phục hồi?

Với chị em phụ nữ, vết thương do sinh mổ rất có khả năng để lại sẹo lâu dài. Không chỉ gây đau mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Để vết mổ sau sinh nhanh chóng lành hẳn, chị em cần biết cách chăm sóc vết mổ. Chăm sóc sức khỏe sau sinh mổ tốt để nhanh phục hồi. Dưới đây là một số phương pháp chị em có thể áp dụng.

Xem thêm: Dấu hiệu ung thư cổ họng bạn nên lưu ý để nhận biết và kịp thời điều trị

Chăm sóc vết thương sau sinh mổ tại bệnh viện

Sau khi sinh, sản phụ sẽ được các nhân viên y tế hỗ trợ việc vệ sinh vết mổ hàng ngày nhằm đảm bảo vết mổ luôn được sạch sẽ và giảm tối đa các nguy cơ nhiễm trùng.

Ngoài ra, sản phụ sẽ được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định uống một số loại thuốc kháng sinh, co hồi tử cung và giảm đau. Thời gian này, sản phụ cần chú ý những điều sau: 

  • Trong 1-2 ngày đầu tiên, không nên tự ý tháo băng che vết mổ và đặc biệt không làm ướt gạc…
  • Sau 3 ngày nếu như vết mổ bắt đầu khô hơn, không còn thấy sưng đau hay chảy dịch thì có thể xin ý kiến bác sĩ để hở vết thương, không cần thiết phải luôn luôn bịt kín
  • Nên vệ sinh sạch sẽ cơ thể, ở vùng da xung quanh vết mổ phải sử dụng khăn sạch để lau tránh nhiễm trùng
  • Không chạm vào vết mổ tránh bị nhiễm trùng vết thương hở
  • Nếu cảm thấy đau, không được dùng tay tác động lên vết mổ mà hãy xin thuốc giảm đau từ bác sĩ

Chăm sóc vết thương sau sinh mổ tại nhà

Sản phụ được chỉ định sinh mổ, sau sinh có thể được ở lại viện từ 4 đến 5 ngày để tiếp tục theo dõi sức khỏe mẹ và bé. Nếu vết mổ dần khô và ổn định, thì sẽ được cho về và chăm sóc tại nhà. Khi tự chăm sóc vết mổ tại nhà, chị em cần chú ý:

  • Không được gãi, sờ vào vết mổ dù ngứa hay đau
  • Có thể tắm rửa nhưng ở vết mổ cần được vệ sinh nhẹ nhàng bằng khăn sạch. Không được kì cọ ở vị trí vết mổ
  • Tránh tắm bồn và tắm quá lâu sẽ dễ gây ra nhiễm trùng
  • Hãy nên để vết mổ được khô thoáng. Có thể sử dụng dung dịch povidine 10%, betadine để vệ sinh vết mổ
  • Thay băng gạc mỗi ngày để giữ cho vết mổ sạch sẽ;
  • Tránh quan hệ tình dục trong 6 tuần đầu tiên sau mổ (hoặc thời gian dài hơn);
  • Không sử dụng đai nịt bụng để giảm vòng eo khi vết mổ chưa hoàn toàn lành hẳn
  • Mặc quần áo rộng rãi nhằm việc tránh cọ xát và kích thích tới vết mổ
  • Tránh nâng các vật nặng, trừ những lúc bế em bé vì có thể sẽ gây áp lực lên vết mổ để giúp vết mổ sớm liền lại
  • Cố gắng đi vệ sinh, không nên nhịn vì việc này có thể gây ảnh hưởng lớn tới vết mổ
  • Chú ý tới triệu chứng bất thường xảy ra những ngày đầu sau mổ như sốt, nhức đầu, buồn nôn khi vết mổ chưa hoàn toàn lành. Bởi vì đó có thể là dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ
  • Nếu vết mổ có xuất hiện mủ, tức là vết mổ có khả năng bị nhiễm trùng. Cần giữ vệ sinh sạch sẽ tránh bị nhiễm trùng

Vận động sau sinh giúp vết mổ nhanh chóng được hồi phục

Sau sinh mổ, sản phụ cần nghỉ ngơi hợp lí. Nhưng không có nghĩa là chỉ nên nằm một chỗ. Các chuyên gia y tế khuyên rằng, sản phụ sau sinh cũng nên vận động nhẹ nhàng, hợp lí và sớm vận động. Việc vận động theo cách nhẹ nhàng sẽ giúp sản phụ thúc đẩy quá trình lưu thông máu đồng thời giúp vết mổ nhanh lành, giảm nguy cơ dính ruột, cơ thể cũng sẽ nhanh chóng cảm thấy khỏe mạnh và khả năng hồi phục nhanh hơn. 

Hãy tập làm quen với các bài tập nhẹ nhàng sau khi vết mổ không còn quá nhạy cảm: tập đứng lên ngồi xuống, tự đi lại nhẹ nhàng để cơ thể co giãn gân cốt và vết thương cũng có khả năng hồi phục nhanh hơn. 

Sau sinh mổ khoảng 4 – 6 tuần, chị em sản phụ có thể bắt đầu tập từ các bài tập thể dục nhẹ nhàng, như nâng chân, co duỗi chân…

Xem thêm: 6 dấu hiệu cảnh báo ung thư da bạn nên lưu ý để nhận biết và điều trị hiệu quả 

Chú ý chế độ dinh dưỡng cho mẹ để vết mổ nhanh lành 

Khoảng 6 giờ đầu khi sau sinh, chị em chỉ nên uống nước lọc. Đến khi cơ thể bắt đầu có khả năng “xì hơi” được thì mới được bắt đầu ăn cháo loãng cũng như một số đồ ăn mềm khác.

Một số thực phẩm cần bổ sung như: 

  • Nên uống nhiều nước lọc và tăng cường ăn rau xanh
  • Cung cấp đầy đủ các loại vitamin, ví dụ vitamin A, B, C… Để có thể kiểm soát tình trạng viêm nhiễm vết mổ. 
  • Cung cấp thực phẩm chứa vitamin K, canxi, sắt, kẽm và đồng,… giúp cầm máu cũng như tái tạo máu và nhanh chóng làm lành các vết thương. 
  • Nên ăn những thực phẩm giàu protein, như thịt,  sữa, cá, trứng, … để tái tạo nên lớp da non, nhanh làm liền lại vết mổ. 

Ngoài ra, phụ nữ sau sinh mổ tốt nhất nên hạn chế các món như hành, đồ ăn cay, tỏi, … hoặc món như là rau muống, đồ nếp, thịt gà và các loại hải sản,… để tránh vết sẹo bị lồi, và khiến vết mổ lâu lành, gây phát ban hoặc ngứa ngáy. 

Nếu sản phụ có mắc bệnh về tim mạch, bệnh gan hay bệnh tiểu đường thì nên tuân thủ theo chế độ ăn uống của các bác sĩ

Sản phụ sau sinh mổ khi nào cần phải đến bệnh viện?

Như vậy chúng ta đã biết sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong lành rồi. Trong thời gian vết thương bên trong đang trong quá trình hồi phục, đặc biệt nhất là 7 ngày đầu đến 3 tháng đầu sau sinh mổ, sản phụ cần đặc biệt chú ý. Khi xuất hiện những biểu hiện sau, bắt buộc bạn phải đến bệnh viện để các bác sĩ kiểm tra vết mổ cũng như kiểm tra sức khỏe sau sinh của bạn:

  • Khi khu vực ở vết mổ xuất hiện tình trạng đau âm ỉ kéo dài. Hoặc đau dữ dội dù rằng không chạm vào vết mổ
  • Vết mổ có xuất hiện sưng tấy, nóng rát hoặc ngứa nhiều thậm chí chảy mủ: Sau mổ, sản phụ nên cực kì chú ý việc giữ vết mổ luôn được khô thoáng và sạch để tránh nhiễm trùng. Nếu như vết mổ sưng tấy và tiết ra dịch màu vàng. Thì rất có khả năng là những dấu hiệu báo hiệu nhiễm trùng vết mổ.
  • Sản phụ bị sốt cao trên 38,5 độ: Có thể sốt là phản ứng của cơ thể thường xảy ra khi bị nhiễm trùng. Nhưng cũng có thể do người mẹ mặc quá ấm, cơ thể bị thiếu nước. Hoặc do người mẹ nằm than. Lúc này mẹ nên uống thêm nhiều nước và tiếp tục quan sát. Nếu đã cải thiện các điều kiện ngoại cảnh nhưng vẫn không hạ sốt. Thì nên tới bệnh viện để phòng ngừa tình trạng bị nhiễm trùng
  • Tình trạng sản dịch có xuất hiện mùi hôi: Trường hợp sản dịch xuất hiện mùi hôi hoặc sản dịch đã chuyển sang không màu tự nhiên quay về màu đỏ tươi như lúc mới mổ. Thì có nguy cơ bị nhiễm trùng hậu sản hoặc sản phụ bị băng huyết.

Kết luận

Sinh mổ được xem là biện pháp khá an toàn trong hầu hết các ca sinh. Tuy nhiên việc chăm sóc sản phụ và vết mổ sau sinh cũng cần được chú ý hơn rất nhiều. Bởi nếu bạn chăm sóc không đúng cách, rất dễ sẽ gây nên tình trạng nhiễm trùng vết mổ. Gây ra những hậu quả lớn hơn. Do đó, việc căn cứ vào thời gian lành vết thương sau mổ rất quan trọng. Qua bài viết này, Phòng Khám Bác Sĩ đã giú bạn trả lời câu hỏi sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong lành. Cũng như một số kiến thức chăm sóc vết mổ sau sinh. Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn!

Xem thêm: Ung thư phổi là bệnh gì? Dấu hiệu ung thư phổi ở nam giới và cách chữa trị

Đánh giá nội dung

Xếp hạng địa điểm này

0.0 / 5 (0 đánh giá)
5
4
3
2
1
Đăng phòng khám! url Tìm phòng khám