Sữa chua nếp cẩm không chỉ là một món ăn ngon mắt và hấp dẫn vị giác mà còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn quan tâm đến việc duy trì cân nặng và chế độ dinh dưỡng, việc tính toán lượng calo trong mỗi khẩu phần là không thể tránh khỏi. Trong bài viết này Phòng Khám Bác Sĩ sẽ giải đáp thắc mắc “Sữa chua nếp cẩm bao nhiêu calo?’’. Bên cạnh đó, chúng tôi còn cung cấp những thông tin về giá trị dinh dưỡng giúp bạn xây dựng chế độ ăn lành mạnh và khỏe mạnh. Hãy cùng theo dõi bài viết nhé!
Sữa chua nếp cẩm bao nhiêu calo?
Theo thông tin trên bao bì sản phẩm thì 1 hộp sữa chua không đường chứa khoảng 61 calo, 1 hộp sữa chua ít đường thì khoảng 85.3 calo và 1 hộp sữa chua có đường thì có 105 calo. Trong một khẩu phần sữa chua nếp cẩm gồm:
- 49g tinh bột
- 3.5g chất béo
- 11g protein
Mỗi thành phần tạo nên sữa chua nếp cẩm cũng đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như:
- Gạo nếp cẩm: bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất như protein, chất béo, vitamin B, vitamin E, axit amin, canxi, phốt pho, kali, magie,…và một số các vi chất khác cho cơ thể
- Sữa chua: là nguồn cung cấp canxi, lợi khuẩn có ích cho hệ tiêu hóa, chất béo , protein, glucid, vitamin và khoáng chất thiết yếu cho sức khỏe tổng thể.
Một lượng calo thấp so với nhu cầu năng lượng là 2000 calo trong một ngày của người trưởng thành. Do đó, món ăn này rất phù hợp để tráng miệng, ăn vặt, ăn nhẹ chống đói. Nếu đang giảm cân, thì dùng sữa chua ăn nếp cẩm, bạn có thể kết hợp với những món ăn ít calo khác để hạn chế năng lượng nạp vào cơ thể.

Ăn sữa chua nếp cẩm có mập (béo) không?
Theo chuyên gia dinh dưỡng, 1 người bình thường cần nạp khoảng 1800 calo/ngày ~ 600 calo/bữa. Nếu năng lượng nạp vào vượt quá 1800 calo sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa calo và khiến bạn tăng cân.
Trong 1 cốc sữa chua nếp cẩm thường chỉ khoảng 250 calo. Trong khi đó, sữa chua còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, vậy nên nếu bạn không sử dụng quá nhiều trong một ngày thì ăn sữa chua nếp cẩm sẽ không béo.
Sữa chua nếp cẩm đối với sức khỏe
Sữa chua nếp cẩm được làm thử sữa chua và nếp cẩm. Hai nguyên liệu này kết hợp với nhau sẽ tạo nên hương vị có bị chua dịu, ngọt thơm, kích thích vị giác vô cùng. Đây không chỉ là một món ăn vặt, món ăn giải khát mà còn là một món ăn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
- Bổ sung vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, acid amin phong phú cho cơ thể
- Trong sữa chua nếp cẩm có các hợp chất ergosterol và lovastatin với tác dụng ngừa các bệnh xơ vữa động mạch, đột quỵ
- Với hàm lượng chất xơ và lợi khuẩn đường ruột cực kỳ dồi dào, món ăn này có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, phòng ngừa táo bón.
- Sữa chua nếp cẩm bổ sung lợi khuẩn trong đường ruột. Khi có một đường ruột khỏe mạnh sức đề kháng tự nhiên của cơ thể sẽ tăng lên. Lý do là có đến 70% đề kháng cơ thể tập trung ở đường ruột
- Món ăn này cũng bổ sung canxi, phốt pho, magie cho cơ thể nên có tác dụng củng cố sức mạnh xương khớp, phòng ngừa loãng xương
- Sữa chua nếp cẩm cung cấp protein nên tốt cho cơ bắp
- Các chất chống oxy hóa trong nếp cẩm cũng giúp chị em phụ nữ có làn da căng mịn, đàn hồi
Lưu ý khi ăn sữa chua nếp cẩm không sợ béo
Tự làm sữa chua nếp cẩm tại nhà
Thành phần
- Sữa chua: 1 hộp
- Nếp cẩm: 50g
- Sữa tươi không đường: 440ml
- Sữa đặc: 1 hộp
- Nước cốt dừa: 30ml
- Muối/đường
Cách làm:
- Làm sữa chua: trộn đều 1 hộp sữa đặc, 1 hộp sữa chua và 440ml sữa tươi không đường vào nồi, khuấy đều cho đến khi hỗn hợp, sánh mịn. Cho 550ml nước sôi từ từ vào nồi đựng hỗn hợp sữa và khuấy đều cho hỗn hợp hòa quyện vào nhau. Lọc hỗn hợp qua rây để sữa chua được sánh mịn hơn. Phủ lên nồi một cái khăn sạch và ủ sữa chua khoảng 12 tiếng.
- Làm nếp cẩm: rửa sạch nếp cẩm và ngâm trong 3-4 tiếng với nước ấm khoảng 40-50 độ C. Nấu nếp trong nồi cơm điện với lượng nước lần 1 khoảng ⅔ nồi và lần 2 xấp mặt nếp đến khi chín nhừ. Thêm 30ml nước cốt dừa vào nồi và thực hiện như 2 lần trước cho đến khi nếp chín. Có thể cho thêm ½ muỗng cà phê đường vào đảo đều, đậy nắp đợi khoảng 5-10 phút sao cho phù hợp với sở thích.
- Cho nếp cẩm vào ly, thêm sữa chua đã ủ lên men là bạn đã có một ly sữa chua nếp cẩm dinh dưỡng và chất lượng để thưởng thức.
Tác dụng của sữa chua nếp cẩm
- Tốt cho tim mạch: Flavonoid và các chất chống oxy hóa như anthocyanin có trong nếp cẩm giúp làm giảm mức cholesterol và chất béo trung tính, giảm sự hình thành mảng xơ vữa động mạch. Từ đó, giảm các nguy cơ và biến chứng bệnh tim như đau tim, đột quỵ, thậm chí là tử vong.
- Tăng cường đề kháng: Men vi sinh, vitamin D và khoáng chất trong sữa chua có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm khả năng nhiễm các tác nhân gây bệnh.
- Hỗ trợ tiêu hoá: Hàm lượng chất xơ trong nếp cẩm và men vi sinh trong sữa chua giúp thúc đẩy nhu động ruột đều đặn, ngăn ngừa táo bón và tăng cường sức khỏe tiêu hóa.
- Hỗ trợ kiểm soát đường huyết: Nếp cẩm có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, hạn chế gây tăng cân, béo phì, kháng insulin, bệnh tiểu đường loại 2 và giảm các nguy cơ biến chứng.
- Tăng cường thị lực: Anthocyanin, lutein và zeaxanthin chứa trong nếp cẩm giúp tăng cường sức khỏe của mắt, bảo vệ các tế bào mắt khỏi các khả năng gây hại và giảm tác hại của bức xạ UV, ánh sáng xanh.

Không nên ăn sữa chua nếp cẩm khi
- Bệnh nhân tiểu đường: Tinh bột từ nếp cẩm sẽ được hấp thu khiến đường huyết sau bữa ăn tăng nhanh trong thời gian ngắn và không thể kiểm soát được ở bệnh nhân tiểu đường.
- Người có vết thương viêm, hở: Nếp cẩm là thức ăn dẻo, có thể khiến tình trạng sưng viêm trở nên trầm trọng hơn và mưng mủ kéo dài.
- Người có hệ tiêu hoá yếu: Nếp cẩm cũng là một loại gạo nếp có cấu tạo tinh bột dạng nhánh, khó chia cắt nên khi người có hệ tiêu hóa yếu ăn nhiều sẽ cảm thấy no lâu, khó tiêu, ợ nóng,…
- Người mới phục hồi bệnh: Cơ thể người sau khi phục hồi bệnh tương đối yếu, cần tránh các thức ăn gây khó tiêu hóa như gạo nếp, nếp cẩm. Thay vào đó, cần ăn nhiều thức ăn lỏng bổ dưỡng để dạ dày từ từ phục hồi, tránh khiến cơ thể suy nhược hơn.
Kết luận
Sữa chua nếp cẩm không chỉ là một món ăn ngon miệng mà còn là nguồn dinh dưỡng đa dạng cho cơ thể. Mặc dù nó có chứa một số calo, nhưng sự kết hợp độc đáo giữa sữa chua, nếp cẩm và các thành phần khác mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong bài viết này, Phòng Khám Bác Sĩ đã giải đáp thắc mắc “sữa chua nếp cẩm bao nhiêu calo?”, cũng như chia sẻ đến độc giả các thông tin về giá trị dinh dưỡng có trong sữa chua nếp cẩm và gợi ý một số cách làm sữa chua nếp cẩm để giảm cân. Mong rằng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích cho các bạn. Hãy theo dõi và những bài viết tiếp theo về lượng calo trong các loại thực phẩm của website để có thể ăn uống lành mạnh nhé. Chúc các bạn và gia đình có thật nhiều sức khỏe.