Tiêm vaccine có bị trễ kinh nguyệt không?

tiêm vaccine có bị trễ kinh nguyệt không

Sau khi tổ chức triển khai tiêm chủng vắc xin Covid-19 trên toàn thế giới, đã có nhiều báo cáo liên quan đến vấn đề thay đổi chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ sau khi tiêm. Đây cũng chính là lý do gây ra nhiều mối lo ngại đặc biệt là ở những người trẻ. Vậy tiêm vaccine có bị trễ kinh nguyệt không? Vậy thực hư như thế nào hãy cùng Phòng Khám Bác Sĩ tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tiêm vaccine có bị trễ kinh nguyệt không?

Ở Mỹ, có khoảng 6000 phụ nữ đã báo cáo rằng chu kỳ kinh nguyệt của họ có sự thay đổi như đến sớm hơn bình thường hoặc không đều. Giảng viên của Khoa Sản và Phụ khoa Đại học Auckland, TS Michelle Wise giải thích về mặt lý thuyết rằng, vaccine có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt. Vắc xinxin tạo ra phản ứng miễn dịch trong cơ thể và phản ứng này có tác động đến chu kỳ kinh. Bởi vì chu kỳ kinh nguyệt được điều hòa bởi hệ thống miễn dịch. Một số tế bào miễn dịch nhất định được tìm thấy trong lớp nội mạc tử cung, và trong chu kỳ kinh nguyệt, chúng tham gia vào quá trình bong ra của lớp niêm mạc tử cung và tiếp tục xây dựng lại cho chu kỳ tiếp theo.

vaccine có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt
Vaccine có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt

Tại sao phụ nữ lại bị trễ kinh nguyệt khi sau tiêm vaccine?

Mặc dù đến bây giờ vẫn chưa tìm ra bằng chứng khẳng định việc tiêm vaccine COVID-19 có ảnh hưởng tới kinh nguyệt, nhưng vẫn có một thực tế được ghi nhận là vẫn có nhiều nữ giới bị rối loạn, trễ kinh nguyệt sau khi tiêm vaccine. Nguyên nhân gây ra tình trạng này chủ yếu là do tâm lý căng thẳng khi phải sống trong thời kỳ đại dịch. Cụ thể, yếu tố căng thẳng có thể dẫn tới rối loạn chu kỳ kinh nguyệt bằng cách:

Tác động đến bộ não – nơi điều khiển hormone sinh sản

Khi bị căng thẳng, cơ thể sẽ tự động điều tiết hệ thống sinh sản tránh mang thai và tự duy trì năng lượng. Kết quả của nó là chính là sự rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.

Tác động đến buồng trứng

Mục đích của việc tiêm phòng vaccine COVID-19 nhằm kích hoạt phản ứng miễn dịch của cơ thể để chống lại sự lây nhiễm virus trong tương lai. Khi điều này xảy ra, nó sẽ tác động đến buồng trứng và làm thay đổi quá trình sản xuất hormone của buồng trứng trong 1 đến 2 chu kỳ. Do đó nhiều người gặp hiện tượng rối loạn, trễ kinh nguyệt sau tiêm vắc xin với những biểu hiện như máu kinh ra không đều, hoặc đôi khi ra nhiều hơn mức bình thường.

Vaccine thay đổi quá trình sản xuất hormone của buồng trứng trong 1 đến 2 chu kỳ
Vaccine thay đổi quá trình sản xuất hormone của buồng trứng trong 1 đến 2 chu kỳ

Tác động tới phần niêm mạc của tử cung

Tiêm vắc xin khiến cho cơ thể xảy ra phản ứng miễn dịch và cũng có thể ảnh hưởng tạm thời đến cách niêm mạc tử cung bị phá vỡ và bong ra, khiến cho kinh nguyệt trở nên nặng hơn. Để bổ sung cho việc vaccine phòng COVID-19 có ảnh hưởng tới kinh nguyệt, Trường Đại học Sản phụ khoa Hoàng gia cho biết rằng bất kỳ thay đổi nào của chu kỳ kinh sau khi tiêm vaccine cũng có thể là kết quả của phản ứng miễn dịch, không phải hoàn toàn do vaccine gây ra.

Khi nào kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường sau tiêm vaccine phòng COVID-19?

Mặc dù vẫn xảy ra khả năng tiêm vaccine COVID 19 ảnh hưởng tới kinh nguyệt, nhưng hãy yên tâm rằng điều này chỉ xảy ra trong khoảng 1 – 2 chu kỳ. Sau đó, mọi thứ sẽ trở lại bình thường một cách tự nhiên như ban đầu mà không để lại hậu quả nào cả. Vì thế, có thể yên tâm rằng nếu có xảy ra tác dụng của vắc xin trên phương diện này thì ít nghiêm trọng hơn nhiều so với những hậu quả mà Covid-19 gây ra. Phụ nữ trẻ phần lớn chần chừ tiêm vắc xin phòng covid 19 đa số là do những nhận định sai lầm rằng vắc xin có thể ảnh hưởng tới khả năng thụ thai trong tương lai của họ. 

Vậy vắc xin có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?

Tiến sĩ Jo Mountfield – Phó chủ tịch RCOG cho biết, không có bằng chứng nào cho thấy rằng hiện tượng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt sau khi tiêm vaccine. Chúng sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản trong tương lai hoặc khả năng sinh con của họ. Trong khi đó, Tiến sĩ Sarah Hardman đến từ Anh cũng cho biết, không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy hiệu quả của biện pháp tránh thai nội tiết tố bị ảnh hưởng sau khi tiêm vắc xin Covid-19. Vì vậy, không có bằng chứng nào chứng minh rằng việc tiêm vaccine Covid-19 có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

vaccine Covid-19 không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
vaccine Covid-19 không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Lời kết

Sau khi đọc xong bài viết trên, chắc hẳn quý bạn đọc đã tìm ra đáp án cho câu hỏi tiêm vacxin có bị trễ kinh nguyệt không rồi đúng không nhỉ? Mong rằng những chia sẻ trong bài viết trên sẽ giúp quý bạn đọc giải đáp được thắc mắc, bên cạnh đó gạt bỏ được mối lo ngại vaccine phòng COVID-19 có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Từ đó, dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định tiêm vaccine để bảo vệ sức khỏe của chính mình trước đại dịch Covid.

Đánh giá nội dung

Xếp hạng địa điểm này

0.0 / 5 (0 đánh giá)
5
4
3
2
1
Đăng phòng khám! url Tìm phòng khám