Trẻ bị áp xe sau khi tiêm phòng, mẹ cần làm gì?

trẻ bị áp xe sau khi tiêm phòng

Trẻ bị áp xe sau khi tiêm phòng là tình trạng khá thường gặp, phổ biến ở những bé cần tiêm phòng nhiều mũi vắc-xin trong giai đoạn thời thơ ấu. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh thường nhầm lẫn áp xe với nổi mụn nhọt thông thường nên dẫn đến chậm trễ trong việc điều trị cũng như chăm sóc chưa đúng cách. Vì áp xe có nguy cơ gây nhiều biến chứng nguy hiểm với sức khỏe của bé, mẹ cần làm gì để phòng ngừa và chữa trị tình trạng này?. Cùng Phòng Khám Bác Sĩ tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Áp xe là gì?

Áp xe là một dạng nhiễm khuẩn cư trú sâu trong da, trẻ bị áp xe sau khi tiêm phòng có biểu hiện sưng, nóng, đỏ và đau. Tình trạng này là một biến chứng thứ phát của vết thương sau khi tiêm, thường xuất hiện sau tiêm chích dưới da hoặc tiêm bắp, đặc biệt khi tiêm các thuốc dầu hoặc thuốc nội tiết, thuốc bổ, vắc-xin… 

Áp xe (tên tiếng Anh là Abscess) là tình trạng bọc mủ hình thành trong các mô dưới da. Khi hệ miễn dịch của cơ thể bị viêm nhiễm, tế bào bạch cầu có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Trong quá trình này, các tế bào bạch cầu chết đi sẽ tích tụ lại dưới dạng chất lỏng chính là mủ. Nếu mủ tồn tại nhiều trong mô thì gọi là ổ mủ. Tình trạng ổ mủ này chính là áp xe.

trẻ bị áp xe sau khi tiêm phòng
Áp xe là một dạng nhiễm khuẩn cư trú sâu trong da, trẻ bị áp xe sau khi tiêm phòng có biểu hiện sưng, nóng, đỏ và đau

Tại sao trẻ lại bị áp xe sau khi tiêm phòng?

Nguyên nhân là do bị viêm nhiễm và kết quả của quá trình miễn dịch. Một số vi khuẩn như vi khuẩn tụ cầu vàng và liên cầu khuẩn càng sinh ra nhiều độc tố tấn công nguy hiểm thì cơ thể càng cần nhiều tế bào bạch cầu để tiêu diệt nó. Mà hệ miễn dịch trong cơ thể của trẻ nhỏ còn yếu, bạch cầu ít, khả năng tạo ra mủ sẽ nhiều hơn. Vì thế khả năng nhiễm trùng sẽ nặng hơn so với người lớn. Từ đó dễ dẫn đến tình trạng trẻ bị áp xe sau khi tiêm phòng

Đây cũng chính là lý do mà tình trạng bị áp xe sau khi tiêm ở trẻ nhỏ phổ biến hơn ở người lớn. Đối với trẻ, nếu như vết tiêm không được chăm sóc và làm vệ sinh tốt sau tiêm sẽ dễ bị nhiễm trùng. Tình trạng này có thể xuất hiện ở các bộ phận khác nhau trên cơ thể sau khi nhiễm trùng. Nếu không kịp thời kiểm soát, bệnh có khả năng trở nặng thành nhiễm trùng máu, ảnh hưởng đến tính mạng.

trẻ bị áp xe sau khi tiêm phòng
Nguyên nhân trẻ bị áp xe sau khi tiêm phòng là do bị viêm nhiễm và kết quả của quá trình miễn dịch

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị áp xe chỗ tiêm

Việc tiêm phòng vacxin là điều vô cùng cần thiết với trẻ nhỏ để cơ thể tự hình thành nên kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Thông thường, vắc xin được nghiên cứu có độ an toàn cao, bé sau khi tiêm thường chỉ bị đau nhức một lúc và sưng nhẹ ở chỗ tiêm nhưng sẽ nhanh chóng biến mất và không gây nguy hiểm gì đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên nếu thấy những dấu hiệu bất thường như vết tiêm bị nhiễm trùng và có những biểu hiện sau đây, có thể trẻ đã bị áp xe chỗ tiêm. Mẹ cần chú ý theo dõi đưa bé đi thăm khám và điều trị ngay.

  • Ngày đầu sau khi tiêm, bé bị đau đớn và chai cứng ở chỗ tiêm.
  • Vết tiêm bị tấy đỏ, có cảm giác nóng và sưng lên.
  • Sau thời gian dài da càng lở loét, xuất hiện mủ.
  • Giảm thân nhiệt nhanh, cơ thể mệt mỏi, đau yếu do nhiễm trùng lan rộng ra làm các mô sâu hơn
  • Tâm trạng khó chịu, bé khóc nếu bị chạm vào chỗ tiêm.
Vết tiêm bị tấy đỏ, có cảm giác nóng và sưng lên
Vết tiêm bị tấy đỏ, có cảm giác nóng và sưng lên

Vì bé còn nhỏ nên nhận thức chưa rõ ràng, khó diễn tả đau đớn nên cha mẹ hãy tinh tế theo dõi khi chăm sóc bé. Bé bị áp xe chỗ tiêm có tâm trạng khó chịu nên thường khóc quấy nhiều hơn vì chỗ tiêm gây đau đớn.

Áp xe sau tiêm là một vấn đề cần hết sức đề phòng bởi nó có thể gây ra những hậu quả ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nếu gặp phải những triệu chứng, biểu hiện như trên, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ điều trị để được xử lý kịp thời.

Chẩn đoán trẻ bị áp xe sau khi tiêm phòng

Áp xe mô dưới da thường được chẩn đoán dễ dàng thông qua thăm khám lâm sàng với các biểu hiện sưng tấy, đỏ, nóng, đau và có mủ vùng da có khối áp xe. Trong một số trường hợp, trẻ bị áp xe sau khi tiêm phòng cũng có thể có các triệu chứng lâm sàng như sốt cao, rét run, đau nhức vùng khối áp xe. 

Mẹ cần làm gì khi trẻ bị áp xe sau khi tiêm phòng?

Một ổ áp xe dưới da bình thường sẽ tự vỡ và chảy mủ ra ngoài sau một thời gian viêm nhiễm, vì vậy chúng có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu ổ áp xe lớn, nằm sâu dưới da, không tự nổi lên trên da được thì nguy hiểm hơn. Nếu tình trạng diễn biến nghiêm trọng phải có sự can thiệp của thuốc hoặc phương pháp phẫu thuật để điều trị.

Sử dụng thuốc điều trị áp xe sau tiêm ở trẻ

Sử dụng thuốc kháng sinh hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh áp xe sau tiêm ở trẻ phải tuân theo chỉ định của bác sỹ. Việc sử dụng thuốc sẽ giúp giảm tình trạng viêm nhiễm và thúc đẩy phản ứng viêm diễn ra nhanh chóng. Vùng bị áp xe sau khi tiêm phòng của trẻ nên được vệ sinh sạch sẽ, đúng cách và kết hợp thoa thuốc mỡ kháng khuẩn hàng ngày để ngăn chặn bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Phẫu thuật điều trị áp xe

Việc phẫu thuật điều trị áp xe phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó quan trọng nhất là phân loại áp xe nông hay áp xe mô dưới da và áp xe sâu bên trong các cơ quan.

  • Đối với các ổ áp xe mô dưới da, rạch dẫn lưu mủ ra ngoài là một biện pháp điều trị hiệu quả. Một số nghiên cứu cho thấy việc sử dụng kết hợp thêm với thuốc kháng sinh không mang lại hiệu quả. Khi hết chảy dịch, bác sĩ sẽ chèn gạc để cầm máu và băng vết thương, vết thương có khả năng sẽ hình thành sẹo sau khi lành. Một số trường hợp áp xe nông và nhỏ có thể tự chảy dịch và khô lại mà không cần can thiệp gì. Đối với bệnh nhân nhạy cảm có thể dùng thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, aspirin.
  • Đối với các ổ áp xe sâu, trong cơ thể, cần phẫu thuật dẫn mủ ra ngoài với các kỹ thuật phức tạp hơn tùy vào vị trí và kích thước của áp xe. Can thiệp ngoại khoa như rạch áp xe, dẫn lưu khối áp xe cần phối hợp với thuốc kháng sinh. Kháng sinh nên được sử dụng theo kết quả kháng sinh đồ, sử dụng sớm và đúng liều. Việc rạch dẫn lưu mủ thường được thực hiện theo sự hướng dẫn của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như siêu âm. Điều trị các triệu chứng như sốt, đau và nâng cao thể chất, truyền dịch và chất điện giải cũng cần được tiến hành đồng thời.
  • Nếu có dị vật trong khối áp xe thì phải loại bỏ.
nếu ổ áp xe lớn, nằm sâu dưới da, không tự nổi lên trên da được thì nguy hiểm hơn. Nếu tình trạng diễn biến nghiêm trọng phải có sự can thiệp của thuốc hoặc phương pháp phẫu thuật để điều trị.
Nếu ổ áp xe lớn, nằm sâu dưới da, thì ohair nhờ sự can thiệp của phương pháp phẫu thuật để điều trị.

Những điều cần lưu ý khi trẻ bị áp xe sau khi tiêm phòng

  • Tuyệt đối không chạm tay hay cho bất kỳ thứ gì lên vị trí bị áp xe ngoài trừ thuốc. Vi khuẩn lây nhiễm sẽ càng khiến ổ áp xe trở nặng hơn.
  • Chú ý chế độ ăn uống của bé, cho bé uống nhiều nước hơn.
  • Sau tiểu phẫu thì nên băng chỗ bị thương lại hoặc khảo thêm ý kiến của bác sĩ để biết cách chăm sóc an toàn cho vết thương của bé.

Ở những trẻ có hệ miễn dịch kém, sức khỏe yếu, mắc bệnh lý miễn dịch, cần được điều trị áp xe sau chích ngừa càng sớm càng tốt để tránh bệnh phát triển nặng gây biến chứng nguy hiểm.

Cách phòng ngừa trẻ bị áp xe sau khi tiêm phòng

  • Lựa chọn cơ sở tiêm chủng uy tín, an toàn.
  • Chỉ nên thực hiện tiêm thuốc trong điều kiện vô trùng.
  • Kim tiêm chỉ sử dụng một lần duy nhất và đảm bảo kỹ thuật tiêm đúng
  • Tay và vùng da trước khi tiêm phải được khử trùng cẩn thận.
  • Dùng băng gạc che chắn lên vị trí tiêm để tránh tiếp xúc với nước, chất bẩn ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Không nên ngồi trên bề mặt lạnh sau khi tiêm
  • Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nên gọi bác sĩ để được điều trị sớm.

Lời kết: 

Nếu như trẻ bị áp xe sau khi tiêm phòng, các bậc cha mẹ cũng không nên quá lo lắng vì tình trạng này có thể được giải quyết dễ dàng. Cha mẹ hãy đưa bé đến cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc và xử lý đúng cách. Mặc dù vậy, các bậc phụ huynh cũng không nên quá chủ quan, cần quan sát bé sau khi tiêm phòng để phát hiện sớm tình trạng này nhằm kịp thời điều trị. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn khi đi tiêm phòng bệnh cho con.

Đánh giá nội dung

Xếp hạng địa điểm này

0.0 / 5 (0 đánh giá)
5
4
3
2
1
Đăng phòng khám! url Tìm phòng khám