Chắc hẳn nhiều cha mẹ đang khá lo lắng khi thấy con mình có các biểu hiện lạ trong giấc ngủ, điển hình là trẻ bị co giật khi ngủ. Vậy hiện tượng này có nguy hiểm hay không, hay co giật khi ngủ có phải là dấu hiệu của động kinh hay không? Hãy cùng Phòng Khám Bác Sĩ giải đáp những thắc mắc này thông qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
- 1 Trẻ bị co giật khi ngủ thường có biểu hiện như thế nào?
- 2 Nguyên nhân khiến trẻ bị co giật khi ngủ là gì?
- 3 Trẻ thường bị co giật khi ngủ vào lúc nào?
- 4 Bé bị co giật khi ngủ có nguy hiểm không?
- 5 Khi nào thì nên đưa trẻ đi bệnh viện?
- 6 Cách bác sĩ xác định nguyên nhân gây co giật khi ngủ ở trẻ
- 7 Một số phương pháp điều trị co giật khi ngủ ở trẻ hiệu quả
- 8 Lời kết:
Trẻ bị co giật khi ngủ thường có biểu hiện như thế nào?
Cơn co giật ở trẻ có thể biểu hiện theo nhiều hình thức khác nhau, nặng hay nhẹ, mức độ cũng khác nhau tùy vào từng trường hợp. Tuy nhiên, các biểu hiện co giật thường được chia thành 3 nhóm chính sau đây:
Co giật toàn thân
Đây được xem là nhóm co giật có mức độ nghiêm trọng nhất và nguy hiểm nhất, vì hiện tượng co giật xuất hiện trên toàn cơ thể. Cơn co giật này tương tự với động kinh vì toàn cơ thể co giật mạnh theo từng nhịp, đỉnh điểm nhất mắt sẽ trợn ngược, sùi bọt mép và hoàn toàn mất ý thức, cũng như khả năng kiểm soát hành vi. Trong một số trường hợp, bé còn không thể kiểm soát hành vi đi vệ sinh trong lúc ngủ khi lên cơn co giật toàn thân.

Co giật nửa bên người
Khi trẻ bị co giật một nửa bên người khi ngủ, bé có thể bị hoặc không bị mất ý thức tuỳ vào tình trạng não bị tổn thương nặng hay nhẹ. Co giật nửa người thường chỉ là các cơn co thắt nhẹ, theo nhịp không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động thường ngày. Tuy nhiên, khi lên cơn co giật, trẻ em có thể sẽ mất khả năng cầm nắm đồ vật, đi lại bị chuệnh choạng vài giây.
Co giật một phần, một nhóm cơ
Đây là trường hợp có biểu hiện nhẹ nhất. Biểu hiện của nhóm này là co giật sẽ xuất hiện ở các vùng như mí mắt, mép miệng, môi, mặt, chân, tay, bụng hoặc các ngón tay,… Tình trạng này thường không gây ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ.

Nguyên nhân khiến trẻ bị co giật khi ngủ là gì?
Trẻ nhỏ bị co giật khi ngủ, liệu rằng đây có phải là dấu hiệu của các căn bệnh nguy hiểm hay không? Cùng tham khảo một số nguyên nhân phổ biến dưới đây:
Co giật do động kinh
Đa số trẻ em bị co giật khi ngủ là do động kinh. Đây là căn bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi, tỉ lệ mắc phải ở bé trai nhiều hơn bé gái. Nếu được phát hiện sớm, bệnh động kinh ở trẻ em hoàn toàn có khả năng điều trị triệt để và nhanh chóng.
Trẻ bị co giật khi ngủ do sốt cao
Ngoài động kinh, sốt cao cũng gây co giật ở trẻ nhỏ khi ngủ. Do khi trẻ bị sốt kèm theo nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Khi nhiệt độ cơ thể tăng lên đến hơn 39 độ, có thể là 40 độ sẽ xuất hiện các cơn co giật toàn thân. Cơn co giật nếu chỉ xảy ra không thường xuyên thì không gây nguy hiểm gì cho trẻ, nhưng nếu trẻ bị co giật lúc sốt cao lặp đi lặp lại nhiều lần, có thể để lại di chứng động kinh sau này rất khó kiểm soát. Trong trường hợp nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng có thể nặng nề hơn, thậm chí là dẫn đến tử vong.

Co giật do sử dụng quá liều chất kích thích
Bé co giật trong khi ngủ có thể do vô tình uống phải rượu bia, thức uống chứa nhiều cồn hoặc chất kích thích tương tự. Trong trường hợp này bé thường có biểu hiện tinh thần mệt mỏi, khó kiểm soát hành vì, kèm theo đó là các vấn đề dị ứng, kích ứng da. Có thể phải mất đến 2 – 3 ngày để trẻ khỏi hẳn.
Co giật do bị hạ đường huyết, thiếu dinh dưỡng
Trẻ em thấp, gầy, ốm yếu từ giai đoạn 1 tuổi trở đi có đường huyết thấp có nguy cơ cao bị co giật trong giấc ngủ. Vấn đề này sẽ được giải quyết khi bố mẹ cung cấp đầy đủ hơn các dưỡng chất thiết yếu.
Trẻ bị co giật khi ngủ do yếu tố di truyền
Theo các chuyên gia, yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân làm trẻ bị co giật khi sốt cao. Nếu cha mẹ hoặc người thân trong gia đình có tiền sử bị co giật khi sốt cao thì tỉ lệ con sinh ra cũng bị sốt cao, co giật gấp 2 – 3 lần những đứa trẻ khác. Nếu cả bố và mẹ đều có tiền sử bị sốt cao, co giật thì khả năng con cũng mắc bệnh là rất cao.
Trẻ thường bị co giật khi ngủ vào lúc nào?
Trẻ bị co giật trong khi ngủ đa phần sẽ xảy ra trong các thời điểm sau đây:
- Giấc ngủ dài, sâu
- 1 – 2 giờ sau khi ngủ dậy.
Một điểm đáng quan ngại là khi trẻ em chỉ bị co giật một điểm nhỏ trên cơ thể, thì các mẹ thường khó phát hiện ra. Trẻ lại tỉnh giấc sau khi co giật, nên các bà mẹ dễ nhầm tưởng trẻ do khó ngủ, đói nên mất ngủ. Chính vì vậy mà gây khó khăn rất nhiều đến việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Phát hiện bệnh sớm có thể giảm thiểu khả năng dẫn đến động kinh ở trẻ em dưới 10 tuổi.
Bé bị co giật khi ngủ có nguy hiểm không?
Các bậc phụ huynh chắc chắn rất lo lắng khi thấy bé có biểu hiện co giật khi ngủ.
Theo các chuyên gia, phần lớn các cơn co giật lúc ngủ ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi ở mức co giật một phần, một nhóm cơ đều là lành tính. Tuy nhiên, cha mẹ phải đặc biệt chú ý khi bé bị co giật toàn thân trong lúc ngủ bởi mức độ này tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy hiểm. Do vậy, khi phát hiện trẻ bị có biểu hiện này dù ở mức độ, hình thức nào, các bậc phụ huynh cũng nên đưa con em mình đi kiểm tra, thăm khám ngay tại những cơ sở y tế uy tín gần nhất.
Khi nào thì nên đưa trẻ đi bệnh viện?
Dưới đây là một số triệu chứng co giật trong lúc ngủ của trẻ được cho là cực kỳ nguy hiểm mà cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm, cụ thể là:
- Tình trạng co giật toàn thân ngày càng nặng. Có thể là do tổn thương não bộ, hoặc nhiễm các bệnh liên quan đến não vô cùng nguy hiểm.
- Các cơn co giật tái diễn nhiều lần, hễ ngủ là trẻ sẽ bị co giật. Nếu các cơn co giật diễn ra quá lâu, nhiều hơn 5 phút sẽ vô cùng nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến đột tử.
Một điều mà cha mẹ bé cần biết là co giật là biểu hiện phổ biến của động kinh, nhưng không hẳn đúng trong mọi trường hợp. Vì vậy, không nên hoàn toàn khẳng định các cơn co giật là do động kinh, thay vào đó, bạn phải đưa trẻ đi thăm khám toàn diện để bác nghe chuẩn đoán chính xác từ các bác sĩ.

Cách bác sĩ xác định nguyên nhân gây co giật khi ngủ ở trẻ
Các bác sĩ sẽ vận dụng rất nhiều phương pháp xét nghiệm, kiểm tra khác nhau để tìm ra nguyên nhân bé bị co giật khi ngủ. Họ sẽ điều tra trong gia đình, xem liệu những người có cùng huyết thống của trẻ có ai mắc động kinh, hay có tiền sử động kinh hay không. Vì động kinh là một căn bệnh có khả năng di truyền. Bên cạnh đó, một số phương pháp như xét nghiệm máu, chọc tế bào tuỷ sống, chụp CT,…sẽ giúp tìm ra chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này ở trẻ. Ngoài ra, các bác sĩ cũng sẽ kiểm tra xem trẻ có đang mắc hội chứng tự kỷ tăng động hay không vì ngoài tổn thương hay bệnh về não, tăng động cũng gây nên các cơn co giật trong lúc ngủ cho bé.
Lưu ý: Các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ nên cho bé được tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh về não từ sau khi sinh ra để tránh các bệnh liên quan đến não dẫn đến động kinh.
Một số phương pháp điều trị co giật khi ngủ ở trẻ hiệu quả
Giảm co giật khi ngủ ở trẻ bằng cách dùng thuốc ức chế co giật
Các bệnh nhi đa phần sẽ được điều trị bằng thuốc ức chế co giật hay thuốc hạn chế động kinh khi có triệu chứng co giật trong lúc ngủ. Khi sử dụng phương pháp điều trị này, bố mẹ nên chăm sóc trẻ cẩn thận, theo dõi giúp trẻ uống thuốc đủ liều và đúng bữa.
Trong trường hợp trẻ bị co giật khi ngủ vì có khối u, ung thư não, các bác sĩ cần can thiệp phẫu thuật để loại bỏ khối u đó. Ngoài ra, những bệnh nhi bị co giật trong lúc ngủ do tổn thương vùng não cũng sẽ được cân nhắc phẫu thuật cắt bỏ vùng não này với điều kiện nó không gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động bình thường của cơ thể.
Ở trẻ bị co giật vì sốt cao, bố mẹ cần tham khảo và thực hiện một số cách hạ sốt và xử lý đúng đắn, khoa học.
Trong trường hợp trẻ bị co giật vì vô tình sử dụng chất kích thích như cồn, rượu bia hay chỉ số huyết áp, đường huyết thay đổi, các bậc cha mẹ tham khảo ý kiến y bác sĩ để biết cách chăm sóc con cái an toàn nhất cho bé và ngăn ngừa chứng co giật khi ngủ hiệu quả.
Giảm co giật khi ngủ ở trẻ bằng thảo dược
Giúp bé ngủ ngon giấc, sâu có thể giảm thiểu tình trạng co giật khi ngủ của trẻ. Một liệu pháp an toàn tự nhiên được sử dụng phổ biến vì tính lành mạnh, không gây tác dụng phụ của nó là thảo dược Đông y. Các loại thảo dược chứa hàm lượng dưỡng chất dồi dào, vitamin cần thiết cho quá trình trao đổi, chuyển hóa chất trong cơ thể. Do vậy, phương pháp này ngày càng được nhiều người ứng dụng giảm thiểu căn bệnh này thành công.
Một số loại thảo dược lành tính có thể kể đến như câu đằng, an tức hương, hoa cúc, hạt sen,… không chỉ tốt cho sức khoẻ và sự phát triển của cơ thể, trí não mà còn giảm tình trạng co giật trong lúc ngủ ở trẻ hiệu quả.

Hiểu biết rõ hơn về vấn đề trẻ em bị co giật khi ngủ sẽ giúp bố mẹ sớm phát hiện được biểu hiện của con mình có nguy hiểm hay không. Từ đó, từ đó tìm được nguyên nhân và cách phòng tránh sớm, đạt hiệu quả cao hơn và nhanh chóng hơn.
Lời kết:
Hiện tượng co giật khi ngủ thường gặp ở trẻ nhỏ thường do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể lành tính hoặc là biểu hiện của một căn bệnh nguy hiểm. Các bậc cha mẹ nên chú ý chăm sóc và đưa bé đến cơ sở y tế thăm khám, hỏi ý kiến bác sĩ khi cần thiết để đảm bảo sức khỏe an toàn cho bé. Hy vọng Phòng Khám Bác Sĩ đã đem đến những kiến thức và kinh nghiệm bổ ích cho cha me.