Do trẻ em hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên rất dễ gặp các bệnh về đường ruột. Trẻ bị đi tướt và sốt là một trong những tình trạng phổ biến của trẻ nhỏ, gây ra những ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của trẻ. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp cho cha mẹ nguyên nhân khiến trẻ đi bị tướt và sốt, từ đó có những cách chữa trị và phòng tránh bệnh hiệu quả. Hãy cùng Phòng Khám Bác Sĩ tìm hiểu nhé!
Nội dung bài viết
- 1 Trẻ đi tướt là gì?
- 2 Trẻ bị đi tướt và sốt có nguy hiểm không?
- 3 Biểu hiện khi trẻ đi bị tướt và sốt
- 4 Nguyên nhân khiến trẻ bị đi tướt và sốt
- 5 Cách chữa trị trẻ đi bị tướt và sốt
- 6 Trẻ bị đi tướt nên ăn những phẩm nào?
- 7 Trẻ bị đi tướt nên tránh ăn những thực phẩm gì?
- 8 Trẻ bị đi tướt và sốt khi nào cần đưa đi khám bác sĩ?
- 9 Lời kết
Trẻ đi tướt là gì?
Trẻ đi tướt khi đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân dạng sền sệt, hoa cà hoa cải nhưng trẻ vẫn ăn ngủ chơi bình thường. Tình trạng này thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.
Phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của trẻ mà trẻ có thể bị đi tướt nhiều lần một ngày. Đối với những trẻ có sức khỏe yếu, mỗi ngày trẻ có thể đi tới từ 5 – 7 lần còn đối với những trẻ bình thường thì từ 3 – 4 lần.
Trẻ bị đi tướt và sốt có nguy hiểm không?
Tuy tình trạng trẻ đi bị tướt không gây nguy hiểm cho trẻ. Nhưng nếu trẻ bị sốt cao, đi tướt nhiều và có những dấu hiệu bất thường khác thì cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám. Bởi đây cũng có thể là dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa.
Biểu hiện khi trẻ đi bị tướt và sốt
Mặc dù trẻ đi bị tướt là hiện tượng khá bình thường, song, biểu hiện của nó khá giống với bệnh nhiễm khuẩn đường ruột dẫn đến tiêu chảy ở trẻ. Chính vì vậy, cha mẹ cần phân biệt rõ để điều trị đúng cách và kịp thời cho con. Sau đây là một số biểu hiện thường gặp khi trẻ đi bị tướt:
- Bé có thể ăn và chơi bình thường, không bị sốt và quấy khóc
- Trẻ bị mọc răng và sốt cao
- Phân thường có màu vàng ngả xanh giống như hoa cải tuy nhiên không có hiện tượng sống, nhầy và nhiều bọt như khi bị tiêu chảy.
Nguyên nhân khiến trẻ bị đi tướt và sốt
Trẻ đi tướt mọc răng
Khi các bé mọc răng thì các bé sẽ bị sốt, tùy vào tình trạng sức khỏe của bé mà sẽ có bé sốt nhẹ hoặc sốt cao. Khi mọc răng, do quá trình sưng lợi và nứt lợi nên sức khỏe của bé bị yếu đi, dẫn đến những rối loạn trong cơ thể đặc biệt là rối loạn tiêu hóa. Điều này khiến trẻ đi bị tướt
Trẻ đi tướt lẫy
Một trong những nguyên nhân thường thấy khi trẻ bị đi tướt là do biết lẫy, biết bò…Trường hợp trẻ đi tướt lẫy, bò nhưng vẫn ăn uống đầy đủ và không quấy khóc thì các mẹ không cần phải lo lắng. Bởi vì một số trường hợp trẻ bị đi tướt là do hệ tiêu hóa của bé chưa được ổn định.
Một số lưu ý dành cho các mẹ lúc này là màu sắc và chất phân của bé. Bình thường nếu trẻ bị đi tướt lẫy thì phân sẽ có màu vàng và ít mùi khắm. Còn ở những trẻ mới sinh một vài ngày phân có thể lẫn màu đen của phân su.
Các mẹ có thể cải thiện tình trạng này bằng cách kiểm tra lại các dụng cụ đựng đồ ăn, thức uống của con cũng như các đồ chơi, vật dụng mà con tiếp xúc đã đảm bảo vệ sinh sinh chưa.
Trẻ đi tướt có nhầy
Nếu trẻ ăn phải những thức ăn bị nhiễm khuẩn hoặc không đảm bảo vệ sinh sẽ khiến đường ruột của trẻ bị viêm và tiết quá nhiều chất nhầy. Vậy nên khi trẻ đi ngoài sẽ có chất nhầy kèm theo. Ngoài ra việc cho trẻ ăn các thực phẩm chứa nhiều lactose hay các loại hạt,… có thể sẽ gây ra hiện tượng đi ngoài có chất nhầy do có trẻ hấp thu kém lactose.
Cách chữa trị trẻ đi bị tướt và sốt
Đi tướt và sốt là một trình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ.Tuy nhiên cha mẹ cần biết những cách chữa trị khi trẻ bị đi tướt để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
- Kể từ khi thấy trẻ bị đi tướt và sốt, cha mẹ không cho con ăn sữa trong ít nhất 2 ngày.
- Khi pha sữa cho trẻ cần giữ đúng độ ẩm, tránh để tình trạng sữa quá nóng hoặc quá lạnh. Rửa và tiệt trùng sạch sẽ các dụng cụ pha sữa bằng nước nóng trước và sau khi cho bé sử dụng để đảm bảo vệ sinh.
- Cho bé uống nhiều nước, nhất là nước đường hoặc nước cà rốt chín. Đặc biệt, cha mẹ nên cho con uống nước có pha muối khoáng để bù lại lượng nước đã mất do bé đi lỏng. Điều này còn giúp bé được cung cấp đủ dinh dưỡng và tạm thời không cần tới sữa.
- Đối với trẻ trên 5 tháng tuổi, cha mẹ nên cho bé ăn những loại thức ăn như khoai lang hoặc chuối. Thức ăn cần phải nghiền thật nhuyễn để tránh làm bé bị hóc hoặc nghẹn. Nếu các bé bị nôn ói thì có thể cho bé ăn thức ăn lạnh.
Lưu ý: Chế độ ăn này chỉ nên áp dụng trong vòng 2 ngày.
- Các mẹ cần cung cấp cho con một thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là nên cho bé ăn nhiều chất xơ, chất xơ và chất béo. Điều này cũng cấp cho bé những dưỡng chất cần thiết, tăng cường đề kháng cũng như cải thiện hệ tiêu hóa cho trẻ.
- Tắm rửa và vệ sinh cho bé thật sạch sẽ tránh vi khuẩn có hại xâm nhập
- Ngoài ra các mẹ có thể cho trẻ sử dụng các loại men tiêu hóa. Tuy nhiên, cần cho trẻ uống theo liều lượng của bác sĩ kê đơn.
Trẻ bị đi tướt nên ăn những phẩm nào?
- Các thực phẩm từ yến mạch như: cháo yến mạch, bột yến mạch, sữa tươi yến mạch hoặc sữa chua có thành phần yến mạch… Đây là những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa cũng như có nhiều lợi khuẩn cho đường ruột
- Các món ăn có chứa nhiều protein và canxi như trứng, cá, thịt bò, thịt lợn… Các mẹ lưu ý xay nhuyễn để bé dễ nuốt hơn, dễ tiêu hơn, tránh trường hợp trẻ bị nghẹn.
- Các loại rau xanh có chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất như cải bó xôi, súp lơ, cải chíp, khoai tây,… sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé được cải thiện tốt hơn. Ngoài ra, các mẹ có thể cho trẻ uống nước dừa nếu trẻ bị tướt mọc răng. Để bổ sung điện giải cho trẻ, các mẹ có thể thêm chút muối vào nhưng với liều lượng nhỏ, không nên lạm dụng. Nhằm đạt hiệu quả tốt nhất thì các mẹ nên cho trẻ uống vào buổi sáng và không quá 2 quả 1 ngày.
- Các mẹ cần lập một thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng như chất xơ, chất đạm, chất béo để cung cấp đủ dưỡng chất cho con. Thêm vào đó, các mẹ cần cho con uống đủ nước, ăn trái cây và ăn sữa chua để cung cấp một số lợi khuẩn cho đường ruột.
Trẻ bị đi tướt nên tránh ăn những thực phẩm gì?
- Đối những trẻ sơ sinh hoặc trẻ vẫn còn đang bú sữa mẹ thì mẹ cần chú ý thực đơn ăn uống của mình, tránh làm tình trạng của con có những diễn biến xấu. Các mẹ không nên ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều đường, đồ uống có ga, đồ cay nóng, chất kích thích, thực phẩm chiên, thực phẩm chế biến sẵn, những đồ ăn khó tiêu….
- Đối với những trẻ lớn hơn hoặc trẻ đang ăn dặm thì bố mẹ không nên quá lạm dụng các thực phẩm chức năng. Các mẹ cũng nên tránh cho con ăn những thực phẩm được nêu trên.
Trẻ bị đi tướt và sốt khi nào cần đưa đi khám bác sĩ?
Tuy rằng đây là một hiện tượng khá phổ biến nhưng nếu trẻ có một số hiện tượng sau cha mẹ cần chú ý để đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời, tránh gây ra những hậu quả khó lường.
- Khi trẻ có hiện tượng quấy khóc và sốt kéo dài. Nếu trẻ bị sốt cao trên 39°C, dù đã hạ sốt nhưng bị tái sốt trở lại
- Trẻ đi bị tướt nhưng không chịu ăn uống
- Phân sống, lỏng, mùi chua, nhầy, có bọt hoặc kèm máu
- Trẻ có dấu hiệu mệt lã, mất nước
- Trẻ bị đi tướt và sốt kéo dài hơn 1 tuần
Nếu có những biểu hiện trên đây thì khả năng thức ăn hoặc sữa của trẻ đã có vấn đề và gây nhiễm khuẩn đường ruột của trẻ
Lời kết
Sau bài viết này, mong rằng cha mẹ có những thông tin quan trọng trong quá trình chăm sóc con cái, đặc biệt là cách xử lý khi trẻ bị đi tướt và sốt. Từ đây, hẳn cha mẹ đã phân biệt được tình trạng trẻ bị đi tướt với tiêu chảy ở trẻ. Vì vậy, cha mẹ đừng quá lo lắng khi thấy trẻ đi tướt, mà hãy chăm sóc và quan tâm con thật cẩn thận. Hãy cùng theo dõi Phòng Khám Bác Sĩ để biết những thông tin bổ ích khác nhé!