Trẻ bị lột da tay có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó có thể là do bệnh lý, chế độ sinh hoạt hay thiếu chất. Đối với tình trạng này, thật ra phụ huynh không cần phải quá lo lắng vì tình trạng này không nguy hiểm nhiều đến tính mạng của bé. Nhưng đôi khi có nhiều trường hợp cũng sẽ là biểu hiện của một số bệnh tiềm ẩn bên trong cơ thể bé. Trẻ bị lột da tay là do thiếu chất gì? Mách mẹ cách chữa trị. Phòng Khám Bác Sĩ sẽ giúp các bậc phụ huynh giải đáp thắc mắc này qua bài viết dưới đây.
Trẻ bị lột da tay là do thiếu chất gì?

Trẻ bị lột da tay là do cơ thể trẻ thiếu một số chất dinh dưỡng như:
Vitamin A
Một trong những biểu hiện điển hình nhất của tình trạng cơ thể bé thiếu Vitamin A là da khô, ngứa ngáy và khó chịu…Lúc này nếu bạn không bổ sung vitamin A lập tức cho trẻ sẽ dẫn đến tình trạng giảm sút trí nhớ. Bên cạnh đó, bé cũng sẽ có tính tình thất thường, mất ngủ hay dễ bị sỏi tiết niệu. Phụ huynh có thể bổ sung vitamin A cho trẻ thông qua việc hấp thụ các thực phẩm như gan cá, trứng gà và hoa quả màu cam, vàng,…
Da tay trẻ bị tróc do thiếu Vitamin B1
Khi trẻ bị thiếu vitamin B1 thì cơ thể sẽ bị viêm da, thỉnh thoảng sẽ bị nhức mỏi tay chân,…Tốt nhất lúc này bố mẹ nên cho trẻ ăn các loại ngũ cốc, rau xanh hay sữa tươi,… để cải thiện tình trạng sức khỏe của trẻ.

Trẻ bị lột da tay do thiếu Vitamin C
Khi cơ thể trẻ bị thiếu vitamin C, cơ thể sẽ dễ bị bong da ở đầu ngón tay, nẻ môi… Khi trẻ bị lột da tay thì chắc chắn là do thiếu vitamin C. Vậy nên, lúc này bố mẹ nên cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi để bổ sung lượng vitamin này sao cho phù hợp. Nếu trẻ không có đủ vitamin C thì cơ thể bé sẽ thường xuyên bị mệt mỏi, sức đề kháng, hệ miễn dịch bị giảm sút. Thậm chí trẻ còn hay bị cảm cúm cũng như lâu lành vết thương hơn.
Nguyên nhân làm trẻ bị lột da đầu ngón tay
Mất cân bằng vitamin
Thiếu hụt hoặc dư thừa vitamin đều có thể khiến trẻ bị lột da tay. Thiếu Vitamin B3 hoặc thừa vitamin A có thể dẫn đến bong tróc da tay. Trong trường hợp thiếu hụt vitamin mẹ nên bổ sung vào chế độ ăn của bé bằng rau xanh, trái cây và các loại thức ăn khác.
Trẻ mút ngón tay
Mút đầu ngón tay là thói quen phổ biến ở trẻ nhỏ và có thể dẫn đến tình trạng bong tróc da tay ở trẻ. Tình trạng này gây ra do nước bọt tiếp xúc với ngón tay quá nhiều làm mất nước trên da. Ngoài ra ở một số trẻ khi bị căng thẳng thì trẻ nhỏ cũng có thể nhai đầu ngón tay của mình, khiến da tay bị lột.

Rửa tay quá nhiều
Việc trẻ em rửa tay quá nhiều bằng xà phòng thường xuyên sẽ vô tình loại bỏ lớp dầu bảo vệ của da. Khi lớp dầu dần mất đi, da không còn giữ được độ ẩm, sẽ gây tình trạng trẻ bị lột da tay. Do đó, mẹ hãy dặn bé chỉ nên rửa tay khi cần thiết, dưỡng ẩm và tránh làm khô da bằng khăn giấy thô.
Thời tiết khắc nghiệt
Thời tiết quá lạnh, khô hay độ ẩm không khí thấp cũng có thể làm da tay trẻ bị tróc hoặc nứt nẻ. Tình trạng bong tróc da tay ở trẻ có thể nặng hơn nếu bố mẹ không để bé đeo găng tay khi ra ngoài trời.
Tia UV gây ra bong tróc da tay ở trẻ
Tác hại của tia UV có thể khiến da bé bị cháy nắng, đau rát, sưng đỏ trước khi bong tróc. Để giảm thiểu tác hại của tia UV lên da của con mình, bố mẹ có thể cho trẻ mang những đôi găng tay dày tối màu, hạn chế đi ra đường vào khoảng 10 giờ sáng- 4 giờ chiều (lúc tia UV có cường độ mạnh nhất), nhớ bôi kem chống nắng,…

Bệnh chàm ở ngón tay
Đây là bệnh lý dễ xảy ra và khá phổ biến với nhiều trẻ nhỏ. Thật ra, nguyên nhân chủ yếu gây ra căn bệnh này vẫn chưa được nhiều người xác định. Tuy nhiên thông qua nhiều nghiên cứu của các chuyên gia y tế thì các bác sĩ tin rằng yếu tố gây ra bệnh này xuất phát từ khả năng di truyền. Bên cạnh đó, những chất hoá học, tẩy rửa như xà phòng cũng dễ khiến bé dị ứng và gây ra chàm ở ngón tay,
Viêm da tiếp xúc dị ứng
Đây cũng là một bệnh lý khi da trẻ tiếp xúc với những chất hóa học sẽ khiến da đầu ngón tay trẻ xảy ra kích ứng. Ví dụ như nước hoa, xà phòng, xả vải,…
Đối với bệnh này thì tốt nhất phụ huynh nên cho bé tránh xa khỏi những vật dụng chứa các chất kích ứng này.
Bệnh Kawasaki
Không như những nguyên nhân trên, đây là căn bệnh được coi là hiếm gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Các triệu chứng ban đầu đặc trưng của bệnh chính là sốt cao kéo dài trong khoảng 5 ngày. Bên cạnh đó có thể kèm theo việc trẻ bị lột da ở phần đầu ngón tay. Chú ý rằng nếu bé mắc bệnh Kawasaki sẽ phải cần được điều trị kịp thời để hạn chế những hậu quả gây ảnh hưởng cho bé về sau này. Trong đó bao gồm cả ảnh hưởng đến hệ tim mạch của trẻ lẫn có khả năng gây ra tử vong.
Cách điều trị an toàn khi trẻ bị lột da tay
Tắm đúng cách
Mẹ thường có xu hướng sẽ tắm cho bé khá lâu để đảm bảo sạch sẽ. Nhưng việc mẹ tắm cho bé quá lâu cũng như tắm với nước quá nóng sẽ khiến cho lượng dầu tự nhiên trên cơ thể bé bị mất đi. Thời gian tắm thích hợp nhất cho trẻ nên rơi trong khoảng 5 – 10 phút. Để tránh sử dụng nước quá nóng, trước khi tắm cho con mẹ nên kiểm tra nước đã đạt đến độ ấm phù hợp cho bé chưa. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng nên chuẩn bị sẵn xà phòng riêng biệt chỉ dành cho trẻ. Tốt nhất các mẹ hãy chọn những loại có nguồn gốc đến từ thiên nhiên để da trẻ không bị kích ứng.
Thoa kem dưỡng ẩm
Nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu bị khô hay bị lột da tay thì các vị phụ huynh có thể sử dụng kem dưỡng ẩm giàu vitamin E để thoa cho bé. Sau khi tắm, hãy thoa lên cho bé để khoá ẩm và giữ cho da luôn mềm mại, tránh tình trạng bong tróc.

Bảo vệ da trẻ hợp lý
Gia đình nên chú ý hạn chế không khí lạnh cũng như gió trời tiếp xúc với trẻ. Vào mùa đông, mẹ hãy chuẩn bị cho bé găng tay bằng vải cotton hoặc lụa. Như vậy sẽ hạn chế được tối thiểu những tác nhân đến từ bên ngoài.
Sử dụng mật ong
Mật ong là chất giữ ẩm tự nhiên hiệu quả giúp hút độ ẩm từ môi trường lên bề mặt da. Dùng mật ong thoa lên các vùng da bị bong tróc và để khoảng 30 phút rồi nhẹ nhàng rửa sạch cho trẻ, mỗi ngày thực hiện khoảng 3 lần. Đây là phương pháp khá hiệu quả giúp khắc phục được tình trạng bong tróc da tay ở trẻ.
Sử dụng yến mạch để điều trị tình trạng trẻ bị lột da tay
Mẹ hãy cho yến mạch vào một tô nước ấm lớn, chờ nó mềm ra, sau đó cho tay trẻ vào ngâm trong khoảng 10 – 15 phút. Hỗn hợp yến mạch giúp cung cấp độ ẩm, dưỡng da tay rất tốt, giảm thiểu tình trạng trẻ bị lột da tay.

Dưỡng da bằng dưa chuột
Cắt dưa chuột thành từng lát dày rồi chà lên vùng da tay trẻ bị bong tróc trong vòng 10 – 15 phút, sau đó hãy cho bé rửa tay bằng nước ấm, massage cùng với kem dưỡng ẩm tốt giàu vitamin E.
Thoa dầu dừa hoặc dầu oliu lên vùng da tay bị tróc của trẻ
Khi trẻ bị lột da tay, hãy thoa dầu dừa lên vùng da đó một vài lần trong ngày, mẹ cũng có thể dưỡng ẩm vào ban đêm cho bé và rửa sạch lại vào sáng hôm sau. Nếu không có dầu dừa, mẹ có thể thay thế bằng dầu oliu, thoa 1-2 lần/ngày, vừa có hiệu quả rất tốt lại. giúp làm mềm da bé.
Uống đủ nước khi trẻ bị lột da tay
Để hạn chế tình trạng trẻ bị lột da tay và những vùng khác, mẹ cần đảm bảo bé uống đủ nước mỗi ngày. Đặc biệt vào những ngày trời hanh khô trẻ cần uống nhiều nước hơn. Trung bình mỗi sáng thức dậy nên cho bé uống 100-200ml nước, hàng ngày cung cấp đủ lượng nước tùy theo độ tuổi và thể trạng của bé.
Sử dụng lá trầu khi trẻ bị lột da tay
Lá trầu dùng trong những trường hợp trẻ bị lột da tay kèm theo tình trạng mưng mủ, nổi mụn nước, chảy dịch vàng. Hãy rửa sạch lá trầu không rồi đem đi nghiền nát và vắt lấy nước cốt, mỗi ngày bôi lên da khoảng 3 lần, rửa lại bằng nước sạch khoảng 1 giờ sau. Thực hiện đều đặn trong 3-4 tuần liên tiếp, các đầu ngón tay của trẻ sẽ giảm tối đa tình trạng bong tróc và mụn nước li ti. Mẹ có thể kết hợp cùng với việc bôi dưỡng ẩm mỗi tối cho trẻ sẽ giúp da đầu ngón tay láng mịn hơn rất nhiều.
Sử dụng sản phẩm vệ sinh phù hợp khi trẻ bị lột da tay
Không được cho trẻ sử dụng các sản phẩm hoá chất và dễ gây kích ứng da. Không sử dụng trực tiếp lên da bé những loại nước hoa hoặc sản phẩm tạo mùi thơm. Đặc biệt là những mỹ phẩm của người lớn thì tuyệt đối nên không. Hãy sử dụng những sản phẩm vệ sinh làm từ nguyên liệu tự nhiên, dành riêng cho trẻ nhỏ.
Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí
Nếu được cha mẹ hãy lắp đặt máy tạo độ ẩm không khí trong phòng ngủ của trẻ. Đây là một cách để hạn chế bệnh chàm tay cũng như giảm thiểu tình trạng khô, bong tróc da.
Lời kết:
Trẻ bị lột da tay là vấn đề khá phổ biến. Tình trạng này nếu được chăm sóc và cải thiện sẽ hạn chế được phần nào tình trạng nhiễm trùng. Bên cạnh đó, Phòng Khám Bác Sĩ đã cho bố mẹ biết được trẻ bị lột da tay là thiếu chất gì và những cách hạn chế tình trạng kéo dài. Nếu phát hiện tình trạng bé càng xấu đi thì mẹ hãy đưa bé đến bệnh viện để chẩn đoán và điều trị kịp thời.