Trẻ bị ngắn lưỡi là do đâu? Cách nhận biết và chữa trị mà ba mẹ cần biết

trẻ bị ngắn lưỡi

Để chăm sóc trẻ tốt nhất thì nhỏ đòi hỏi ở bố mẹ cần có những kiến thức nền tảng để bảo vệ sức khỏe cho trẻ một cách khoa học, đúng đắn. Tình trạng trẻ bị ngắn lưỡi là một dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ. Vậy tật ngắn lưỡi có ảnh hưởng gì tới trẻ không? Có những cách chăm sóc như thế nào? Hôm nay hãy cùng Phòng Khám Bác Sĩ cùng tìm hiểu nhé! 

Trẻ em bị ngắn lưỡi có sao không?

Trẻ em bị ngắn lưỡi (còn được gọi là dính thắng lưỡi) là một dị tật bẩm sinh nhẹ ở trẻ nhỏ. Đây là dị tật mà bất kỳ trẻ sơ sinh nào cũng có nguy cơ mắc phải do bị ngắn dây thắng lưỡi làm hạn chế cử động bình thường của lưỡi. 

Vì tùy vào từng trường hợp, mức độ dị tật của lưỡi của bé sẽ khác nhau. Để biết chính xác và có những cách chăm sóc, điều trị hiệu quả thì cha mẹ nên cho con đi khám các bác sĩ, từ đó có những phương pháp điều trị phù hợp.   

Trẻ em bị ngắn lưỡi (còn được gọi là dính thắng lưỡi) là một dị tật bẩm sinh nhẹ ở trẻ nhỏ
Trẻ em bị ngắn lưỡi (còn được gọi là dính thắng lưỡi) là một dị tật bẩm sinh nhẹ ở trẻ nhỏ

Tật ngắn lưỡi ở trẻ là do đâu?

Theo các nghiên cứu, Trẻ em bị ngắn lưỡi là một dị tật bẩm sinh mà bất kỳ trẻ sơ sinh nào cũng có thể mắc phải. Nguyên nhân chính của tật ngắn lưỡi là do bị ngắn dây thắng lưỡi làm hạn chế sự cử động bình thường của lưỡi. Mặc dù đây là một dị tật nhẹ ở trẻ tuy nhiên nó cũng có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, phát triển của trẻ về sau. 

Dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị ngắn lưỡi

Tùy vào mức độ và độ tuổi của trẻ mà có những biểu hiện cụ thể ra bên ngoài khác nhau. Sau đây là một số dấu hiệu thường gặp, cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết:

  • Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ có tật ngắn lưỡi thường có tình trạng khó bú. Đối với trẻ ăn dặm thì các bé bị khó nuốt, chậm nói, khó phát âm, nói ngọng: chủ yếu trẻ phát âm sai các phụ âm: r, kh, tr, l…
  • Dây thắng lưỡi bị ngắn một cách bất thường
  • Dây thắng lưỡi bị dính vào ngay cạnh đầu lưỡi hoặc đầu lưỡi
  • Trẻ không thể đưa lưỡi chạm vào răng cửa hàm trên
  • Không thể đưa đầu lưỡi ra khỏi răng cửa hàm dưới quá 1 – 2 mm
  • Gặp phải khó khăn khi đưa lưỡi chuyển động sang 2 bên
trẻ bị ngắn lưỡi khó phát âm
Trẻ bị ngắn lưỡi thường khó phát âm, nói ngọng: chủ yếu trẻ phát âm sai các phụ âm: r, kh, tr, l…

Cách điều trị cho trẻ bị ngắn lưỡi

Cách duy nhất để điều trị cho trẻ bị ngắn lưỡi là cắt dây thắng lưỡi.  Các cha mẹ cần đưa con đi khám bác sĩ để xác định mức độ dính của trẻ. Tùy vào mức độ dính mỏng hay dày của lưỡi và ảnh hưởng của nó đến việc ăn uống của bé mà bác sĩ sẽ xác định được thời gian phẫu thuật. Hơn nữa, kỹ thuật cắt thắng lưỡi cũng phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ. Trẻ càng nhỏ thì quá trình cắt càng đơn giản, nhanh chóng. 

Phẫu thuật tật ngắn lưỡi có nguy hiểm không?

Khi phát hiện trẻ bị ngắn lưỡi thì các cha mẹ đều lo lắng vì không biết nếu phẫu thuật có ảnh hưởng và nguy hiểm tới trẻ hay không?

Thực tế đây là một dị tật dẹ ở trẻ nên phẫu thuật tật ngắn lưỡi được thực hiện khá đơn giản, không hề gây nguy hiểm cho trẻ. Mặc dù vậy, cha mẹ cũng cần phải lựa chọn cơ sở y tế uy tín với hệ thống cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị y tế đảm bảo để cuộc phẫu thuật diễn ra thuận lợi, an toàn.

Cách chăm sóc cho trẻ bị ngắn lưỡi

Việc chăm sóc sau khi trẻ tiến hành phẫu thuật cắt dính thắng lưỡi ở trẻ rất quan trọng. Sau khi phẫu thuật thì ngay tại vị trí cắt sẽ thường xuất hiện vết màu trắng. Tuy nhiên cha mẹ không cần quá lo lắng vì hiện tượng này sẽ hết sau một vài tuần. Sau đây là những điều cha mẹ cần lưu ý khi chăm sóc cho trẻ bị lưỡi ngắn:

  • Tuân theo những hướng dẫn của bác sĩ 
  • Luôn theo dõi và chăm sóc cho trẻ thật cẩn thận
  • Không nên cho trẻ cắn hoặc ngậm các vật cứng để tránh tình trạng chảy máu 
  • Không cho trẻ sờ vào vị trí cắt để tránh nhiễm trùng.
  • Cần vệ sinh miệng cho trẻ sau khi ăn và tập vận động lưỡi mỗi ngày
  • Cho trẻ uống nhiều nước để giúp trẻ làm sạch miệng.
  • Sau phẫu thuật, các mẹ có thể cho trẻ uống sữa, ăn thức ăn lỏng, mềm và nguội. Cần giúp con ăn và tránh để trẻ ăn không ăn gì vì có thể khiến trẻ kiệt sức, thiếu dưỡng chất.
  • Nên cho trẻ uống thật nhiều nước để làm sạch miệng
  • Đối với những trẻ lớn các mẹ có thể hướng dẫn trẻ vận động lưỡi đơn giản sau mổ, một số động tác như uốn lưỡi lên trên, thò lưỡi ra ngoài.  Đối với trẻ nhỏ các mẹ cần vệ sinh dưới lưỡi, nâng lưỡi lên trên một cách cẩn thận
  • Sau khi vết mổ lành thì các mẹ nên hướng dẫn trẻ thực hiện vận động lưỡi để giúp lưỡi di động tốt.
Cho trẻ uống nhiều nước để giúp trẻ làm sạch miệng.
Cho trẻ uống nhiều nước để giúp trẻ làm sạch miệng

Một số biến chứng nguy hiểm từ tật ngắn lưỡi

  • Ảnh hưởng đến phát âm của trẻ
  • Trẻ gặp khó khăn khi nói hoặc giọng nói bị ngọng
  • Trẻ bị khó khăn trong việc ăn uống do khi nuốt lưỡi bị co lại một cách khó khăn. Điều này lâu dài có thể khiến trẻ biếng ăn, chậm lớn, chậm phát triển
  • Trẻ bị ngắn lưỡi có thể làm răng cửa hàm dưới bị nghiêng hoặc có khe hở, điều này làm mất mất thẩm mỹ hàm răng của trẻ

Cách phòng ngừa

Tật ngắn lưỡi ở trẻ là một dị tật bẩm sinh và không có cách phòng ngừa. Tuy nhiên, nếu cha mẹ cần quan sát con thật kỹ quá trình phát triển của con từ khi sinh ra thì có thể phát hiện những dấu hiệu của dị tật này. Nhờ đó, có thể cho trẻ đi khám để có những chẩn đoán chính xác từ bác sĩ. Trẻ có thể được làm phẫu thuật sớm, tránh được những đau đớn hay ảnh hưởng về sau. 

Lời kết

Qua bài viết này, mong rằng cha mẹ đã có những thông tin quan trọng về tật ngắn lưỡi, cách điều trị cũng như các cách chăm sóc trẻ bị ngắn lưỡi. Cha mẹ hãy luôn theo dõi Phòng Khám Bác Sĩ để giúp bé có một cơ thể khỏe mạnh và phát triển tốt nhất nhé!

1/5 - (1 bình chọn)

Xếp hạng địa điểm này

0.0 / 5 (0 đánh giá)
5
4
3
2
1
Đăng phòng khám! url Tìm phòng khám