Trẻ bị nhiễm virus rsv bao lâu thì khỏi? Dấu hiệu, cách chữa trị và phòng ngừa

Trẻ bị nhiễm virus rsv bao lâu thì khỏi

Trẻ bị nhiễm virus RSV bao lâu thì khỏi luôn là câu hỏi mà các bậc phụ huynh muốn biết. Virus RSV hay còn được gọi là virus hợp bào hô hấp, một dạng virus gây ra các bệnh về đường hô hấp ở người, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nếu bạn có cùng vấn đề như trên thì hãy cùng Phòng Khám Bác Sĩ tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Virus RSV là gì?

Virus RSV hay còn gọi là hợp bào hô hấp, có tên đầy đủ là Respiratory Syncytial Virus. Đây là một loại virus gây nhiễm trùng phổi và đường hô hấp, gây viêm tiểu phế quản, viêm phổi ở người, nhưng được gặp nhiều nhất là các em nhỏ, người già, những người có sức đề kháng yếu trong cơ thể. 

Virus RSV - virus hợp bào hô hấp là nguyên nhân gây ra các bệnh hô hấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Virus RSV – virus hợp bào hô hấp là nguyên nhân gây ra các bệnh hô hấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

RSV có thể lây lan qua các đường hô hấp như mắt, mũi hoặc miệng. Vì vậy, loại virus này có độ lây truyền rộng lớn thông qua các dịch tiết đường hô hấp như ho, hắt hơi, tiếp xúc trực tiếp như bắt tay. 

Ngoài ra, virus RSV còn có thể được lây gián tiếp qua các vật dụng như bàn ghế, đồ chơi,… Lúc này, nếu trẻ vô tình đụng vào đồ vật và đưa tay lên miêng, virus RSV sẽ vô tình đi trực tiếp vào cơ thể của trẻ, khiến bé bị bệnh. 

Đa phần các trẻ em nhiễm virus hợp bào hô hấp thường trước 2 tuổi. Loại virus này còn có thể truyền nhiễm cho người lớn. Đây là một căn bệnh có triệu chứng giống với cảm lạnh, có thể điều trị tại nhà. Nhưng đôi khi, bệnh này cũng sẽ trở nên nghiệm trọng với trẻ sinh non hoặc trẻ sơ sinh có vấn đề sức khỏe hoặc là người lớn tuổi có bệnh nền. 

Dấu hiệu của trẻ bị nhiễm virus RSV

Các triệu chứng của căn bệnh này có thể xuất hiện sau 2-8 ngày mắc bệnh, cụ thể các triệu chứng như sau: 

  • Ho nhiều, ho dữ dội và tình trạng họ liên tục xuất hiện ngày một nhiều.
  • Ho có đờm xanh hoặc vàng.
  • Có tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi. 
  • Đau họng nhẹ, đau tai. 
  • Khó thở: Thở nhanh đi kèm triệu chứng rút lõm lồng ngực;
  • Thở khò khè và chảy nước mũi;
  • Ho nhiều;
  • Sốt cao;
  • Đau họng nhẹ;
  • Đau tai;
  • Thường quấy khóc, không nhanh nhẹn, người mệt mỏi, ngủ không ngon;
  • Bỏ bú hoặc bú kém, ăn kém;
  • Ngưng thở khoảng 15 – 20 giây, thường gặp ở trẻ sinh non và trẻ có tiền sử bệnh ngưng thở;
  • Có biểu hiện thiếu nước nghiêm trọng gồm: Khóc không có nước mắt, không đi tiểu suốt 6 giờ, mắt trũng, da nhăn nheo
Trẻ bị nhiễm virus RSV có triệu chứng Ho nhiều, ho dữ dội và tình trạng họ liên tục xuất hiện ngày một nhiều
Trẻ bị nhiễm virus RSV có triệu chứng Ho nhiều, ho dữ dội và tình trạng họ liên tục xuất hiện ngày một nhiều

Trẻ bị nhiễm virus RSV có nguy hiểm không?

Khi mắc bệnh thì bệnh nhân thường có nhiều đờm trong họng. Điều này sẽ khiến đường hô hấp của bệnh nhân có thể bị bít tắc và xuất hiện tình trạng khó thở. 

Tiếp tục như thế trẻ sẽ ho nhiều hơn, đối với những trẻ có bệnh lý nền như trẻ bị tim bẩm sinh, trẻ sinh non, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ bị loạn sản phổi,… thì bệnh có xu hướng tiến triển nặng và có khả năng đem lại hậu quả khó lường. Như là mắc các bệnh về đường hô hấp như là: viêm tiểu phế quản hay viêm phổi,…

Tùy thuộc thể trạng và lứa tuổi của bệnh nhân mà căn bệnh này sẽ có các hướng phát triển khác nhau. Bệnh nhân có thể sẽ khỏi bệnh hoàn toàn sau 1-2 tuần điều trị tại nhà, nhưng cũng có thể trở nên nặng và để lại biến chứng sau này.

Đặc biệt, với những trường hợp trẻ dưới 1 tuổi hoặc trẻ sinh non, nhẹ cân, nguy cơ xảy ra biến chứng nặng nếu không được điều trị kịp thời sẽ cao hơn bình thường. Không chỉ vậy, các bé đó sẽ sẽ có nguy cơ bị hen suyễn khi trưởng thành. Do đó, các bậc cha mẹ khi gặp tình trạng bất thường của con nên đưa đi thăm khám kịp thời tại các phòng khám chất lượng và uy tín trên địa phương hiện có.

Dấu hiệu nhiễm virus RSV đã biến chứng thành viêm tiểu phế quản, viêm phổi

Nhiễm virus hợp bào hô hấp RSV đôi khi gây biến chứng viêm tiểu phế quản hoặc viêm phổi với biểu hiện:

  • Ho ngày càng nặng, trẻ có thể bị nghẹt thở hoặc nôn ói do ho dữ dội
  • Khó thở, thở nhanh hơn bình thường
  • Thở khò khè
  • Mệt mỏi, bơ phờ, chán ăn, giảm hứng thú

Các trường hợp nhiễm virus RSV đa phần sẽ không đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu trẻ có biểu hiện bệnh chuyển biến nặng như khó thở, sốt cao hoặc môi và móng chuyển xanh tím, phụ huynh cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức.

Trẻ bị nhiễm virus RSV bao lâu thì khỏi?

Trẻ bị nhiễm virus RVS bao lâu thì khỏi là câu hỏi mà các bậc phụ huynh có con em mắc bệnh luôn luôn muốn biết nhất. Trẻ bị nhiễm virus RSV có thể khỏi bệnh hoàn toàn sau 1-2 tuần điều trị. Một số trường hợp ho có thể được kéo dài lâu hơn. 

Đối với người lớn, trẻ, khỏe thì virus này thường chỉ gây ra cảm lạnh nhẹ và tự khỏi sau đó.

Cách điều trị cho trẻ bị nhiễm virus RSV. Còn đối với trẻ sinh non, hay những em bé, cụ già đã có bệnh nền và sức đề kháng không tốt thì virus RSV có thể sẽ đem lại nhiều biến chứng tồi tệ sau này.

Cách điều trị nhiễm virus RSV ở trẻ em

Trẻ bị nhiễm virus RSV có thể được chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn sau:

  • Xử lý chất nhầy ở mũi cho trẻ bằng cách làm sạch mũi với 2 – 3 giọt nước muối sinh lý và thực hiện hút chất nhầy ra
  • Sử dụng máy tạo ẩm trong phòng để giữ không khí luôn ẩm và sạch
  • Tạo cho trẻ một môi trường hô hấp trong, sạch nhất có thể, tránh khói thuốc và lông động vật vì chúng sẽ làm bệnh trở nặng và làm tăng nguy cơ bị suyễn sau này
  • Tiếp tục cho trẻ bú hoặc ăn uống đầy đủ, hãy chia thành nhiều bữa nhỏ trong một ngày để trẻ không bị nôn ói do ho nhiều
  • Nên cho trẻ uống nhiều nước trong quá trình điều trị. Không nên cho trẻ uống nước giải khát hoặc nước trái cây pha loãng vì chúng thường có nhiều đường, ít năng lượng hoặc thiếu sự cân bằng chất điện giải
  • Dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ. Một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ uống thuốc hạ sốt như acetaminophen. Phụ huynh không tự ý cho trẻ uống thuốc vì nếu dùng không đúng có thể khiến bệnh nặng hơn hoặc gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn
  • Tái khám đúng lịch hẹn theo lời khuyên của bác sĩ
Tái khám đúng lịch hẹn theo lời khuyên của bác sĩ
Tái khám đúng lịch hẹn theo lời khuyên của bác sĩ

Cách phòng ngừa virus RSV cho trẻ em 

Virus RSV rất dễ được lây lan từ không khí, tuy đa phần không nguy hiểm nhưng các bậc cha mẹ cũng nên cẩn thận và đảm bảo sức khỏe cho trẻ nhỏ. Phụ huynh có thể tham khảo một số cách sau đây khi phòng ngừa virus RSV cho trẻ em:

Tiêm phòng

Trên thị trường hiện nay vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa và thuốc điều trị đặc hiệu cho RSV. Tuy nhiên, chúng ta có thể làm nhẹ những biến chứng do virus hợp bào hô hấp gây ra bằng cách giảm mức độ nghiêm trọng của các loại virus, vi khuẩn khác đang có sẵn trong cơ thể như vi khuẩn phế cầu, virus cúm, thông qua việc tiêm phòng cách loại vắc xin phòng bệnh viêm đường hô hấp trên như cúm, viêm phổi, viêm tai mũi họng, viêm tai giữa… ở trẻ em (dưới 5 tuổi) và người lớn (người mắc bệnh nền mãn tính).

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

RSV rất dễ dàng lây lan qua các tiếp xúc hằng ngày, như tiếp xúc với người bị mắc bệnh, tiếp xúc với các bề mặt bị ô nhiễm hoặc các chất tiết dịch của các bệnh nhân. 

Để phòng ngừa lây nhiễm cho trẻ tốt nhất, các bậc cha mẹ nên đưa con đi khám và kiểm tra sức khỏe thường xuyên định kỳ, nhằm mang lại cho bé một môi trường phát triển lành mạnh nhất. 

Thói quen sinh hoạt

Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể thực hiện những tips sau đây để phòng ngừa cho trẻ bị nhiễm virus RSV:

  • Cho bé rửa tay sát khuẩn thường xuyên bằng cồn hoặc bằng xà phòng, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với người có triệu chứng tương tự như cảm cúm. 
Cho bé rửa tay sát khuẩn thường xuyên bằng cồn hoặc bằng xà phòng
Cho bé rửa tay sát khuẩn thường xuyên bằng cồn hoặc bằng xà phòng
  • Làm sạch và vô trùng bề mặt của các dụng cụ có thể bị lây nhiễm. 
  • Nên hạn chế việc đưa trẻ đến những nơi đông người khi trẻ còn quá nhỏ. 
  • Hãy giữ ấm và đeo khẩu trang cho trẻ khi ra ngoài và nên sử dụng chế độ điều hòa phù hợp khi ở nhà. 
  • Không được để trẻ tiếp xúc với môi trường có khói thuốc lá, khói than, giữ cho môi trường sống của trẻ được trong lành, thoáng đãng..
  • Khi trẻ mắc bệnh nên cách ly bé với những người khác để tránh lây lan mầm bệnh.
  • Cho trẻ bú sữa mẹ đến 2 tuổi, không để trẻ bị lạnh.
  • Khi đi ra đường nên chủ động bảo vệ đường hô hấp trên cho trẻ, có thể sử dụng nước muối sinh lý 0,9% nhỏ vào mắt, mũi trẻ sau khi đi chơi về. 
  • Nên tắm nước ấm cho trẻ trong phòng kín gió, tắm xong cần lau người và mặc quần áo thật nhanh. 

Giải đáp một vài câu hỏi thường gặp cho trẻ bị nhiễm virus RSV

1. Người từng nhiễm virus RSV có nguy cơ bị lại không? 

Sau khi đã đã bị RSV, khả năng tái nhiễm bệnh hoàn toàn có thể xảy ra, đa phần sẽ thường là các loại RSV khác. Do đó nên chú ý giữ gìn an toàn sức khỏe cho chính bản thân và gia đình, đặc biệt là các em nhỏ hay người lớn tuổi, người bị tim/phổi mãn tính.

 2. Virus RSV lây qua đường nào? 

Tương tự như COVID, RSV có thể lây lan qua không khí, như tiếp xúc hô hấp với người bệnh, chạm vào đồ vật có chứa virus,…

3. Sau khi bị trẻ bị nhiễm virus RSV thì có biến chứng không?

RSV nếu không được chữa trị kịp lúc có thể gây ra các bệnh nhiễm trùng nặng hơn như viêm tiểu phế quản, viêm các đường dẫn khí nhỏ trong phổi, viêm phổi và nhiễm trùng phổi. Ngoài ra với trẻ dưới 1 tuổi còn có nguy cơ bị hen suyễn sau này. 

4. Cách phòng ngừa các biến chứng do virus RSV là gì?

Để phòng ngừa các biến chứng do virus RSV gây ra, các bé nên được chăm sóc toàn diện nhất. Virus RSV sẽ  không nguy hiểm nếu bệnh nhân là người có sức đề kháng tốt.Các bậc cha mẹ nên dắt bé đi tiêm phòng đầy đủ, kiểm tra sức khỏe cho con định kỳ và tạo nên một môi trường sống tốt nhất để đảm bảo sự phát triển cho bé. 

Lời kết

Bây giờ câu hỏi trẻ bị nhiễm virus RSV bao lâu thì khỏi đã được Phòng Khám Bác Sĩ giải đáp. Qua đây, ta thấy được từ 1-2 tuần căn bệnh này có thể được chữa trị dứt điểm hoàn toàn. Tồn tại song song đó, việc ho có thể kéo dài lâu hơn, đây có thể là hậu RSV cho bệnh nhân. Để tránh được căn bệnh này, các bậc phụ huynh nên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và tạo cho con trẻ một môi trường phát triển tốt nhất.

Đánh giá nội dung

Xếp hạng địa điểm này

0.0 / 5 (0 đánh giá)
5
4
3
2
1
Đăng phòng khám! url Tìm phòng khám