Da của trẻ nhỏ rất nhạy cảm nên dễ mắc phải các bệnh về da. Trẻ bị nổi mụn ngứa ở chân và tay là một trong những vấn đề phổ biến khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Trẻ bị nổi mụn ngứa ở chân và tay có nguy hiểm không? Chẩn đoán bệnh lý và cách chữa trị hiệu quả. Hãy cùng Phòng Khám Bác Sĩ tìm hiểu nhé.
Nội dung bài viết
- 1 Nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mụn ngứa ở chân và tay
- 1.1 Do trẻ bị dị ứng thời tiết
- 1.2 Dị ứng do thực phẩm
- 1.3 Do trẻ bị viêm da cơ địa
- 1.4 Do trẻ bị bệnh tổ đỉa
- 1.5 Bệnh chân tay miệng
- 1.6 Nóng gan, suy giảm chức năng gan
- 1.7 Do trẻ phải sống trong môi trường bị ô nhiễm
- 1.8 Bệnh lupus ban đỏ hệ thống khiến trẻ bị nổi mụn nước ở tay chân
- 1.9 Chàm da gây ra tình trạng mụn ngứa ở chân và tay của trẻ
- 2 Trẻ bị nổi mụn ngứa ở tay và chân có nguy hiểm không?
- 3 Cách chữa trị mụn ngứa ở chân và tay của trẻ
- 4 Lời kết
Nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mụn ngứa ở chân và tay

Nổi mụn ngứa ở lòng bàn chân và tay là tình trạng nhiều trẻ nhỏ gặp phải. Tuy nhiên, nếu cha mẹ không biết cách chăm sóc và điều trị đúng sẽ dẫn tới những tác động xấu cho sức khỏe của trẻ. Sau đây là một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng mụn ngứa ở tay và chân của trẻ.
Do trẻ bị dị ứng thời tiết
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng ngứa lòng bàn chân và tay ở trẻ nhỏ. Bởi vì khi thời tiết thay đổi đột ngột, hệ miễn dịch của bé bị suy giảm và không kịp thích nghi ngay với môi trường xung quanh. Vì vậy, những kháng thể tự chống đối lẫn nhau có cơ hội phát triển và tiết ra những chất gây ngứa như Histamine và Serotonin.
Ngoài việc gây ngứa chân tay ở trẻ nhỏ, dị ứng thời tiết còn khiến bé xuất hiện những biểu hiện như sổ mũi, hắt hơi liên tục, sốt nhẹ vào buổi chiều hoặc tối, mắt đỏ.
Dị ứng do thực phẩm
Một số trẻ có thể bị dị ứng khi ăn phải một số loại thức ăn như thịt bò, trứng và hải sản,… đây là những sản phẩm rất dễ dẫn tới tình trạng bé bị nổi mẩn ngứa ở chân tay hoặc ngứa toàn thân. Một số triệu chứng có thể đi kèm như buồn nôn, tiêu chảy, đầy hơi, ngứa miệng, chán ăn,…

Do trẻ bị viêm da cơ địa
Trẻ có thể bị viêm da cơ địa do cơ thể trẻ nhỏ bị mẫn cảm với một số tác nhân như: Nguồn nước sinh hoạt, mỹ phẩm (kem dưỡng da toàn thân, sữa tắm…); Hoá chất (cao su, xi măng, thuốc nhuộm, chất tẩy rửa).
Một số biểu hiện trẻ thường gặp phải khi bị viêm da cơ địa như:
- Trên da của trẻ có thể xuất hiện những nốt ban đỏ hoặc hồng.
- Trẻ bị ngứa ngáy bàn chân, tay hoặc toàn thân.
- Da của trẻ có hiện tượng dày sừng, bong vảy,…
Do trẻ bị bệnh tổ đỉa
Bệnh tổ đỉa thường hay xuất hiện vào mùa hè nắng nóng và dễ tái phát theo tuần trăng. Nếu trẻ nhỏ bị nổi mẩn ngứa ở lòng bàn chân và tay, đi kèm với triệu chứng nổi mụn nước thì có thể bé đã mắc phải bệnh tổ đỉa.
Bệnh chân tay miệng
Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm gây nên những vết ban phát, bọng nước đặc trưng. Trẻ nhỏ dễ bị nhiễm bệnh nhất là vào mùa xuân hè. Bệnh tay chân miệng bắt đầu với biểu hiện sốt, uể oải, biếng ăn. Sau vài ngày, trẻ xuất hiện vết loét miệng và phát ban, rộp nước sưng ngứa vùng da xung quanh,…
Nóng gan, suy giảm chức năng gan
Các độc tố bị ứ đọng bên trong gan không được bài tiết hết ra ngoài, lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng gan. Bệnh gây nên hiện tượng vàng da, vàng mắt và nổi mụn, mẩn ngứa trên tay và chân. Cần phải bổ sung chất dinh dưỡng và phục hồi gan ngay lập tức để tránh tình trạng này.

Do trẻ phải sống trong môi trường bị ô nhiễm
Môi trường sống bị ô nhiễm, chế độ sinh hoạt thói quen không lành mạnh, là những tác nhân hàng đầu khiến trẻ bị nổi mẩn ngứa ở tay chân. Các triệu chứng mẩn ngứa gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của trẻ.
Bệnh lupus ban đỏ hệ thống khiến trẻ bị nổi mụn nước ở tay chân
Đây là căn bệnh làm cho hệ miễn dịch trong cơ thể của con người không thể thực hiện chức năng ngăn chặn và loại trừ sự tấn công của các yếu tố nguy hiểm thâm nhập. Người bệnh thường không bị xuất hiện triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu nên dễ chủ quan bỏ qua nhưng dấu hiệu sẽ xuất hiện rõ rệt hơn sau vài tháng đến vài năm mắc bệnh, kèm theo một số triệu chứng như: đau các xương khớp, sốt cao, ngực bị đau tức, sưng loét miệng, nổi ban đỏ, ngứa ở tay chân và mặt…
Chàm da gây ra tình trạng mụn ngứa ở chân và tay của trẻ
Biểu hiện đặc trưng của chàm là mảng da khô màu hồng đỏ, có khả năng đóng vảy và chảy nước. Các mảng chàm cũng gây ngứa ngáy cực kỳ khó chịu.
Các tác nhân phổ biến gây ra chàm bao gồm thời tiết, hóa chất tẩy rửa, phấn hoa, khói bụi, lông vật nuôi,… Chàm thường khởi phát ở độ tuổi sơ sinh, với hơn nửa số bệnh nhân phát triển các triệu chứng trong năm đầu tiên.
Bệnh chàm có thể xuất hiện ở bất cứ đâu tuy nhiên phổ biến nhất là sau đầu gối. Ngoài ra trẻ có thể bị mẩn ngứa ở chân, các vùng nếp gấp tại cánh tay hoặc trên mặt, trán. Tuy nhiên, với trẻ bị bệnh chàm sữa, vị trí ban đầu xuất hiện thường là vùng hai má.
Trẻ bị nổi mụn ngứa ở tay và chân có nguy hiểm không?
Tình trạng trẻ bị nổi mụn ngứa ở tay và chân tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng các triệu chứng của bệnh này sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lí và sinh hoạt của người bệnh. Khi gãi da sẽ dễ bị bong tróc, chảy nước làm tổn thương đến làn da và gây ra tình trạng viêm nhiễm da, sau khi bớt có thể để lại sẹo trên da.
Về lâu dài, nhiều người lựa chọn cách sống chung với bệnh mà không tìm ra phương thức điều trị phù hợp và khắc phục bệnh một cách tốt nhất. Để bệnh tiến triển sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm làm mất thẩm mỹ trên da, ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của người trẻ.
Cách chữa trị mụn ngứa ở chân và tay của trẻ
Khi bé bị nổi mụn ngứa ở chân và tay các bậc phụ huynh nên:
- Vệ sinh da bé sạch sẽ bằng nước ấm hàng ngày
- Không ngâm mình quá lâu trong nước
- Tuyệt đối không được chà mạnh và gãi làm da bị trầy xước sẽ khiến bệnh nặng hơn
- Đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám trong trường hợp bị trẻ bị mẩn ngứa tay chân lâu ngày không giảm để có phương pháp điều trị thích hợp.

Lời kết
Hy vọng thông qua bài viết trên đây của Phòng Khám Bác Sĩ, cha mẹ đã hiểu được trẻ bị nổi mụn ngứa ở chân và tay có nguy hiểm không? Chẩn đoán bệnh lý và cách chữa trị hiệu quả bé nhà mình xuất hiện tình trạng nổi mụn ngứa ở tay và chân.