Trẻ bị nổi mụn nước ở lòng bàn chân có bị sao không? Cách xử lý hiệu quả

trẻ bị nổi mụn nước ở lòng bàn chân

Một trong những bệnh có biểu hiện ngoài da trên cơ thể trẻ mà bố mẹ thường rất quan tâm là nổi mụn nước ở lòng bàn chân. Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ bị nổi mụn nước ở lòng bàn tay chân, mức độ nguy hiểm cũng như cách chữa trị, cách phòng ngừa như thế nào. Cùng Phòng Khám Bác Sĩ theo dõi bài viết này nhé.

Biểu hiện trẻ bị nổi mụn nước ở lòng bàn chân là gì?

Đây là một căn bệnh dễ dàng để phát hiện. Có thể trẻ bị nổi mụn nước ở lòng bàn chân là do do kích ứng hoặc ma sát (chẳng hạn như mang một đôi giày không vừa vặn), hoặc mụn nước cũng có thể là dấu hiệu báo trước cho một số bệnh. Biểu hiện ngoài da như:

  • Ở ngay lòng bàn chân trẻ xuất hiện các nốt đỏ li ti, sau một vài hôm sẽ to lên và mọng nước, chứa dịch trắng trong hoặc đục, cũng có thể là ngả vàng. Sau khi cương cứng các nốt đỏ sẽ vỡ và lây lan theo diện rộng.
  • Ở một số trẻ còn xuất hiện kèm theo triệu chứng sốt, mệt mỏi, bỏ ăn
  • Những mụn nước gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu
  • Thường căn bệnh này dễ xảy ra với các bé từ 15 tuổi trở xuống do da còn yếu, dễ tổn thương, nhiễm khuẩn
  • Chạm vào có cảm giác đau, rát, đi lại khó khăn
  • Dễ tái nhiễm
trẻ bị nổi mụn nước ở lòng bàn chân
Hình ảnh trẻ bị nổi mụn nước ở lòng bàn chân

Nguyên nhân dẫn tới trẻ bị nổi mụn nước ở lòng bàn chân

Nguyên nhân dẫn đến nổi mụn nước ở lòng bàn chân khá đa dạng, dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu:

Do ma sát 

Lòng bàn chân là nơi thường xuyên bị ma sát nhất trên cơ thể, do quá trình đi lại liên tục. Có thể do ma sát giữa lòng bàn chân với giày, dép, bề mặt sàn nhà, đất cát,..

Ma sát do trẻ chạy nhảy chơi đùa liên tục, khiến lòng bàn chân bị tác động lực ma sát lớn như những nơi gồ ghề, đường nóng, …

Các vết mụn rộp dễ hình thành trong quá trình ma sát và dễ vỡ ra trong quá trình hoạt động, dẫn tới việc lây lan diện rộng

Do tiếp xúc với hóa chất

Đối với những trẻ nhỏ lười mang dép trong quá trình đi lại dễ tiếp xúc với các hóa chất dưới sàn, nền có thành phần kích ứng cho da trẻ nhỏ. Ví dụ nước lau sàn, xà phòng giặt đồ, nước tẩy rửa, hoặc sữa tắm. … Da trẻ rất mỏng và dễ kích ứng, chính vì vậy chỉ cần tiếp xúc và để hóa chất thấm vào da trẻ sẽ rất dễ dàng khiến trẻ bị nổi mụn nước ở lòng bàn chân

Nước lau sàn, xà phòng giặt đồ, nước tẩy rửa, hoặc sữa tắm
Nước lau sàn, xà phòng giặt đồ, nước tẩy rửa, hoặc sữa tắm là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mụn nước ở lòng bàn chân

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng là một trong những nguyên nhân gây ra mụn nước ở lòng bàn chân trẻ. Tuy nhiên trường hợp này khá ít xuất hiện

Bệnh ngoài da

Nhiều bệnh ngoài da dẫn tới mụn nước ở lòng bàn chân, viêm da herpetiformis, pemphigoid và pemphigus, …

Thuốc

Một số loại thuốc, chẳng hạn axit nalidixic và furosemide, khi trẻ sử dụng sẽ gây tác dụng phụ, một số phản ứng nhẹ trên cơ thể như lòng bàn chân nổi mụn nước

Dị ứng

Có thể một số cơ thể của trẻ mẫn cảm, dị ứng với các thành phần của thuốc, mỹ phẩm hoặc động vật như chó, mèo,…

Tiềm ẩn những nguy cơ gì khi trẻ bị nổi mụn nước ở lòng bàn chân ?

Nhìn chung, ở một số trường hợp, mụn nước xuất hiện và không để lại hậu quả nghiêm trọng gì, không trực tiếp ảnh hưởng sức khỏe của trẻ. Đối với những trường hợp xuất hiện mụn nước ở lòng bàn chân do tác động vật lí, do ma sát có thể sau một vài ngày điều chỉnh thì sẽ tự khắc khỏi. Tuy nhiên không phải mụn nước ở tất cả các em nhỏ đều như vậy. Mụn nước xuất hiện không có dấu hiệu báo trước, nhưng nó lại là dấu hiệu báo trước một số bệnh lí mà trẻ sẽ mắc phải.

Bệnh tay chân miệng

Đây là một căn bệnh xuất hiện trên rất nhiều trẻ, khá phổ biến. Dấu hiệu điển hình là nổi các mụn nước ở lòng bàn chân, hình bầu dục và có chất dịch lỏng trắng phía trong. Tuy nhiên những nốt mụn nước đó không gây ra đau đớn nhưng có thể khiến trẻ phát sốt, mệt mỏi, bỏ bú và quấy khóc.

Đối với trẻ bị bệnh tay chân miệng cần được điều trị hợp lý cũng như theo dõi chặt chẽ để tránh các biến chứng. Bệnh này khiến trẻ bị mất nước, lở loét miệng, .. có thể hậu quả biến chứng thành viêm não, viêm màng não gây nên tác động đến tính mạng của trẻ.

Viêm da thể chất

Viêm da thể chất hay còn gọi là viêm da cơ địa. Một trong những biểu hiện gặp phải ở trẻ em là lòng bàn chân xuất hiện các nốt mẩn đỏ, ngứa ngáy và một thời gian sau biến thành mụn nước.

Sau khi mắc bệnh, bàn chân trẻ bị bong tróc da, ngứa và đau rát gây nên sự khó chịu cho trẻ nhỏ.

Nguyên nhân dẫn đến việc xuất hiện mụn nước ở lòng bàn trẻ cũng có thể có thể do di truyền, dị ứng thực phẩm, …

Bệnh tổ đỉa

Đây là một bệnh viêm da mạn tính, thường xuyên tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi như chân ẩm ướt, đổ mồ hôi, tiếp xúc với xà phòng, hóa chất, chất tẩy rửa,…

trẻ bị nổi mụn nước ở lòng bàn chân
Mụn nước ở lòng bàn chân có thể là dấu hiệu của bệnh tổ đĩa

Cách xử lý hiệu quả khi thấy trẻ bị nổi mụn nước ở lòng bàn chân

Khi trẻ đã bị xuất hiện mụn nước ở lòng bàn chân, nếu trẻ không ốm sốt, không quấy khóc và bỏ ăn, bố mẹ không cần quá lo lắng đưa trẻ đi tới bệnh viện thăm khám. Hãy bình tĩnh nhìn vào các biểu hiện của con và thực hiện theo các hướng dẫn sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ phần lòng chân cho trẻ bằng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lí
  • Giữ cho lòng bàn chân luôn khô thoáng, sạch sẽ
  • Hạn chế cho trẻ mang giày, dép chật hơn cho với kích cỡ chân
  • Khi trẻ đi tới những khu vực có hóa chất bám trên nền cần mang dép và không cho trẻ tiếp xúc trực tiếp
  • Không được nặn các mụn nước
  • Hỏi ý kiến và mua các loại thuốc giảm mẩn đỏ từ các hiệu thuốc tây, tuy nhiên không được lạm dụng
  • Cắt ngắn móng tay, tránh không cho trẻ gãi mạnh vào vết ngứa, tránh để các nốt mụn nước vỡ ra gây lây lan diện rộng
  • Nếu trẻ bị dị ứng với chó, mèo nên hạn chế cho trẻ chơi đùa và tiếp xúc gần
  • Tìm hiểu thành phần các loại thuốc trẻ sử dụng, tránh các thuốc có thành phần mẫn cảm với trẻ
  • Ngâm chân với các bài thuốc dân gian: lá trầu không,…
  • Dùng đá lạnh chườm chân để giảm cơn ngứa hoặc đau rát khi trẻ bị nổi mụn nước ở lòng bàn chân
  • Sử dụng các bài thuốc đông y khi trẻ bị nổi mụn nước ở lòng bàn chân theo hướng dẫn của bác sĩ đông y. Đây là cách dùng thuốc an toàn không gây tác dụng phụ.
Hạn chế cho trẻ mang giày, dép chật hơn cho với kích cỡ chân
Hạn chế cho trẻ mang giày, dép chật hơn cho với kích cỡ chân

Khi nào thì nên đưa trẻ đi bệnh viện 

  • Khi nhận thấy các vết mụn nước đỏ, mẩn ngứa kéo dài, sau 3-5 ngày tự điều trị nhưng không thuyên giảm, ngược lại có xu hướng tiến triển nặng hơn,..
  • Mụn nước xuất hiện dày đặc và tái phát liên tục
  • Chất dịch bên trong nốt mụn nhiều, có mùi
  • Mụn nước ở lòng bàn chân kèm theo ốm sốt, bỏ ăn khiến trẻ mệt mỏi

Đối với trường hợp này, bố mẹ không nên quá lo lắng tự ý cho trẻ uống thuốc, cần vệ sinh sạch sẽ chân cho trẻ bằng nước muối loãng và đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa, bệnh viện da liễu để làm các bước xét nghiệm và xác định trẻ có mắc bệnh gì hay không.

Cần làm gì để giúp phòng, tránh trẻ bị nổi mụn nước ở lòng bàn chân?

Da trẻ vô cùng mẫn cảm, rất dễ hình thành các bệnh ngoài da. Vì vậy, để tránh trẻ bị nổi mụn nước ở lòng bàn chân, các bậc phụ huynh có thể áp dụng một số cách sau:

  • Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ ở lòng bàn chân nói riêng và các bộ phận khác trên cơ thể, tránh sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại;
  • Lựa chọn các mẫu giày dép thoáng mát, không gây bức bí; lựa chọn các loại có kích cỡ vừa chân bé, không được quá nhỏ khiến bé bị tổn thương da bàn chân;
  • Không cho trẻ tiếp xúc với các hóa chất độc hại;
  • Luôn giữ bàn chân khô thoáng;
  • Sử dụng các miếng lót chân thấm hút mồ hôi tránh tự sinh trưởng các loại vi khuẩn;
  • Tránh cho trẻ hoạt động quá mạnh và quá nhiều, dễ làm tổn thương vùng chân gây nổi mụn
  • Thường xuyên kiểm soát chế độ ăn uống, thành phần thuốc tránh cho trẻ sử dụng thực phẩm có thành phần gây dị ứng
trẻ bị nổi mụn nước ở lòng bàn chân
Luôn giữ bàn chân khô thoáng để phòng tránh chứng nổi mụn nước ở lòng bàn chân

Kết luận

Phòng Khám Bác Sĩ hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp ích cho bố mẹ trong quá trình chăm sóc con. Khi trẻ bị nổi mụn nước ở lòng bàn chân, các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng, hãy bình tĩnh và thực hiện theo hướng dẫn điều trị trên nhé.

4/5 - (2 bình chọn)

Xếp hạng địa điểm này

0.0 / 5 (0 đánh giá)
5
4
3
2
1
Đăng phòng khám! url Tìm phòng khám