Trẻ bị ong đốt sưng to thì phải làm sao? Mách mẹ cách xử lý hiệu quả

trẻ bị ong đốt sưng to

Trẻ em rất hiếu động và luôn tò mò mọi thứ xung quanh. Vì vậy trong cuộc sống hằng ngày, việc tiếp xúc và bị côn trùng cắn thường xuyên xảy ra. Nhưng khi trẻ bị ong đốt sưng to thì phải làm sao? Cách xử lý hiệu quả là gì? Hãy cùng Phòng Khám Bác Sĩ tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bé bị ong đốt sưng to có nguy hiểm không?

Trẻ bị ong đốt gây sưng to ở tay, chân, mặt là một tai nạn thường hay gặp ở trẻ em. Do trẻ em có tính hay tò mò và nghịch phá mọi thứ xung quanh nên khi phát hiện tổ ong thường chọc hay đập phá tổ ong. Loài ong, đặc biệt là ong vò vẽ nếu trẻ bị ong đốt nhiều mũi có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. 

Trẻ bị ong đốt gây sưng to ở tay, chân, mặt là một tai nạn thường hay gặp ở trẻ em
Trẻ bị ong đốt gây sưng to ở tay, chân, mặt là một tai nạn thường hay gặp ở trẻ em

Dấu hiệu khi trẻ bị ong đốt có dị ứng

Mặc dù vậy, vẫn có những trường hợp hiếm hoi, một số trẻ có thể bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng với vết đốt. Đây được gọi là sốc phản vệ và điều này có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ. Nếu trong vòng vài phút hoặc vài giờ sau trẻ bị ong đốt, cha mẹ nhận thấy một trong những dấu hiệu dị ứng sau thì hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.

  • Vùng da, môi, họng, lưỡi hoặc mặt bị sưng lên
  • Trẻ thở khò khè hay có những vấn đề về hô hấp
  • Khi kiểm tra mạch quá nhanh hoặc quá yếu hoặc nhịp tim không đều
  • Trẻ bị nổi mề đay
  • Trẻ có tình trạng chóng mặt, ngất xỉu, mất ý thức
  • Trẻ gặp tình trạng như buồn nôn, đau quặn bụng, tiêu chảy
  • Da của trẻ tái nhợt, đổ nhiều mồ hôi
  • Nói năng không rõ, lú lẫn

Ong đốt có dị ứng nguy hiểm hay không?

Theo các bác sĩ, nếu bị ong mật đốt thì thường chỉ gây đau tại vết đốt và không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu bị các loài ong như tò vò (ong bắp cày), ong vò vẽ, ong bầu, … thì sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều. Thậm chí sau khi bị đốt có thể gây suy đa phủ tạng. Đây đều là những loài ong phổ và thường gặp ở nước ta. Vậy nên nguy cơ bị đốt là rất cao. Nếu có thể xác định được chính xác trẻ bị loài ong nào cắn , sau đó sơ cứu đúng cách thì trẻ sẽ tránh được nguy hiểm.

Trẻ bị ong đốt sưng to có cần đưa đi khám bác sĩ hay không?

Sau khi trẻ bị ong đốt, cha mẹ quan sát kỹ tình trạng sức khỏe của trẻ. Nếu trẻ có một trong những dấu hiệu sau đây thì cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để có những biện pháp chữa trị kịp thời và hiệu quả.

  • Trẻ bị ong đốt nhiều lần: Tình trạng này có thể gây nguy hiểm cho trẻ, ngay cả khi trẻ không có triệu chứng bất thường hay phản ứng dị. Vì nếu bị đốt nhiều lần, nọc độc từ nhiều vết đốt có thể gây nôn mửa, tiêu chảy, nhức đầu và sốt. Điều này có thể gây ra những biến chứng nặng và nguy hiểm tới tính mạng của trẻ.
  • Trẻ bị ong đốt sưng to ở trong miệng: Vết đốt của ong khi ở vùng miệng có thể gây sưng tấy và làm tắc nghẽn đường thở. 
  • Sau 2 ngày kể từ ngày phát hiện trẻ bị ong đốt, vùng vết bị ong đốt bị sưng to là từ bàn tay, bàn chân lan ra cổ tay, mắt cá chân cho dù trẻ chỉ bị ong đốt một lần.
  • Vùng bị đốt xuất hiện những vệt đỏ, chảy dịch vàng hoặc ngày càng đỏ hơn.

Cách xử lý khi trẻ bị ong đốt sưng to

Nọc của ong và tò vò (ong bắp cày) nếu ở càng lâu trong cơ thể thì nọc độc càng tiết ra nhiều hơn. Vì vậy, điều đầu tiên sau khi phát hiện trẻ bị ong đốt là nhanh chóng lấy ngòi ra càng nhanh càng tốt. Dưới đây là cách lấy ngòi cha mẹ có thể làm theo:

  • Tìm một chấm đen nhỏ ở ngay giữa vùng bị ửng đỏ và dùng móng tay hoặc dùng thẻ cứng cạo sạch. Lưu ý không lấy ngòi bằng ngón tay hay lấy nhíp gắp ra vì điều này có thể khiến nọc độc tiết ra nhiều hơn.
dùng móng tay hoặc dùng thẻ cứng cạo sạch chấm đen nhỏ ở ngay giữa vùng bị ửng đỏ
Dùng móng tay hoặc dùng thẻ cứng cạo sạch chấm đen nhỏ ở ngay giữa vùng bị ửng đỏ
  • Sau khi đã lấy được ngòi, hãy rửa vùng bị ong đốt cho trẻ bằng xà phòng và nước sạch.
hãy rửa vùng bị ong đốt cho trẻ bằng xà phòng và nước sạch
Hãy rửa vùng bị ong đốt cho trẻ bằng xà phòng và nước sạch
  • Các mẹ hãy nâng cao vùng trẻ bị ong cắn, ví dụ như giơ cao cánh tay hoặc chân điều này có thể giúp vùng bị ong đốt giảm sưng.
  • Để giảm sưng và đau cho trẻ các mẹ nên chườm một đá lạnh tại vùng bị ong đốt cho trẻ trong vòng 15 phút
  • Các mẹ có thể bôi hỗn hợp bột baking soda và nước để giúp trẻ làm dịu vùng sưng to do ong đốt và giảm bớt nọc độc của ong.
  • Để giảm đau cho trẻ, các mẹ có thể cho trẻ uống acetaminophen hoặc ibuprofen.
  • Nếu trẻ cảm giác quá khó chịu và đã trên 6 tháng tuổi, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc kháng Histamine không kê đơn cho trẻ em để giúp giảm ngứa và sưng tấy.
  • Khi bị ong đốt thì cơn đau thường sẽ dần biến mất sau vài giờ. Tuy nhiên, vết sưng có thể lan rộng ra trong 1 – 2 ngày nữa. Vậy nên trong thời gian này, cha mẹ nên tiếp tục chườm đá cho trẻ. Cha mẹ lưu ý nên dùng khăn bọc đá lạnh rồi chườm, tránh trẻ bị quá lạnh gây khó chịu thêm cho trẻ.
mẹ nên chườm một đá lạnh tại vùng bị ong đốt cho trẻ trong vòng 15 phút
Mẹ nên chườm một đá lạnh tại vùng bị ong đốt cho trẻ trong vòng 15 phút

Cách phòng tránh nguy cơ bị ong đốt cho trẻ

Nhằm giảm nguy cơ trẻ bị ong đốt, cha mẹ có thể áp dụng một số cách sau để bảo vệ con:

  • Cha mẹ hãy tìm để phát hiện những tổ ong và tò vò trong vườn hoặc xung quanh nhà.
  • Hạn chế cho trẻ nhỏ chơi ở trong vườn, cây cối rậm rạp. Nếu có cần chú ý quan sát để trẻ không nghịch phá nhầm tổ ong.
  • Cha mẹ cần chú ý những bông hoa đang nở rộ hoặc vườn cây hoa quả, vì đây là những nơi thu hút ong nhiều nhất.
  • Nếu trẻ còn quá nhỏ thì có thể sử dụng lưới xung quanh nơi ngủ của trẻ.
  • Dạy cho trẻ cách nhận biết loài ong, các nguy hiểm mà loài ong gây ra, đặc biệt là dạy cho trẻ chạy ra xa khi thấy ong hoặc tổ ong.
  • Không sử dụng xà phòng, sữa tắm thơm cho trẻ vì những mùi hương này có thể thu hút lũ ong
cần chú ý quan sát để trẻ không nghịch phá nhầm tổ ong
Ba mẹ cần chú ý quan sát để trẻ không nghịch phá nhầm tổ ong

Lời kết

Qua bài viết này, mong rằng cha mẹ đã có những cách chữa trị hiệu quả khi trẻ bị ong đốt cũng như các cách phòng tránh bị ong đốt cho bé. Cha mẹ hãy luôn theo dõi Phòng Khám Bác Sĩ để giúp bé có một cơ thể khỏe mạnh và phát triển tốt nhất nhé!

Đánh giá nội dung

Xếp hạng địa điểm này

0.0 / 5 (0 đánh giá)
5
4
3
2
1
Đăng phòng khám! url Tìm phòng khám