Trẻ sơ sinh bị lang beng thì mẹ nên bôi thuốc gì?

trẻ sơ sinh bị lang beng

Trẻ sơ sinh có làn da nhạy cảm, dễ tổn thương nên luôn cần được để ý và chăm sóc chu đáo. Khi môi trường không khí trở nên khô hanh hoặc phải tiếp xúc quá lâu với ánh nắng, da của trẻ sẽ dễ bị lang beng. Vậy làm thế nào để khắc phục hiệu quả tình trạng này? Khi trẻ sơ sinh bị lang beng thì mẹ nên bôi thuốc gì? Hãy cùng Phòng Khám Bác Sĩ tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Bệnh lang beng là gì?

Lang beng là hiện tượng da nổi các vệt nấm trắng, đỏ. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia y tế, nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh ở trẻ là nấm chân lông. Sở dĩ có tên gọi như vậy, bởi loại vi khuẩn này thường ký sinh tại lỗ chân lông của người. Đối với trẻ sơ sinh, do các con có làn da mỏng, nhạy cảm, nên rất dễ bị loại vi khuẩn này xâm nhập. Đặc tính chủ yếu của chủng nấm này là tính phân tán. Nó có thể sinh sôi rất nhanh trên làn da của trẻ. Do đó, các vệt nấm có thể lan rộng ra từng mảng lớn trên da của trẻ nếu phụ huynh không chữa trị kịp thời. Tại Việt Nam, trẻ sơ sinh sẽ dễ bị lang beng khi vào hè.

Mặc dù biểu hiện của bệnh thường là các vệt trắng to khiến phụ huynh lo lắng. Tuy nhiên, rất may rằng đây là bệnh lý không ảnh hưởng đến tính mạng. Loại bệnh này chỉ gây ngứa và nặng nhất là nhiễm trùng da. Chỉ cần bố mẹ phát hiện sớm, chữa trị kịp thời thì hoàn toàn không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của bé. Tiếp sau đây, hãy cùng tìm hiểu một số triệu chứng thường thấy ở trẻ sơ sinh khi làn da các em bị nổi lang beng nhé!

trẻ sơ sinh bị lang beng
Lang beng là hiện tượng da nổi các vệt nấm trắng, đỏ

Triệu chứng thường thấy khi trẻ sơ sinh bị lang beng

Việc xuất hiện triệu chứng gì khi bị lang beng sẽ có sự khác biệt ở mỗi em bé sơ sinh. Do đó, bố mẹ cần tham khảo trên phạm vi rộng để tích lũy kinh nghiệm cho mình. Phòng khi gặp phải sẽ dễ dàng nhận ra. Lang ben thường xuyên xuất hiện ở những vùng da như tay, chân, lưng, cổ và ngực. Dưới đây là một số triệu chứng cơ bản Phòng Khám Bác Sĩ xin chia sẻ đến các mẹ:

  • Nổi mẩn ngứa: giai đoạn đầu của bệnh, ở các vùng da nhạy cảm kể trên sẽ dần xuất hiện một vài đốm da có màu sắc khác thường (trắng, đỏ). Qua vài tiếng sẽ dần to hơn và lan sang xung quanh. Lúc này, màu sắc có thể sẽ đậm hơn so với trước đó.
  • Có nhiều vệt đốm trên da: có nhiều đốm tối màu xuất hiện ở vùng da trắng và ngược lại. Đây là biểu hiện của việc nấm đã sinh sôi lượng lớn ở lỗ chân lông trên da trẻ. Các đốm xuất hiện không liên tục, có hình dạng đa dạng (tròn, oval, vệt…). Các mẹ không nên nhầm lẫn những đốm nhỏ là hiện tượng bình thường. Kích thước của chúng to hay nhỏ là phụ thuộc vào tải lượng nấm có tại vùng da đó. Chỉ cần phát hiện thì nên đưa trẻ sơ sinh đi chữa trị ngay.
  • Trẻ ngứa ngáy, gãi nhiều hơn bình thường: vùng da bị lang beng thường bị trẻ gãi đến đỏ ửng. Trẻ khó ngủ và quấy khóc thường xuyên khi đổ mồ hôi. Lý do của triệu chứng này là bởi khi da thoát mồ hôi sẽ kích thích nấm hoạt động mạnh hơn. Điều đó khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu.
  • Khi ra nắng, trẻ sẽ liên tục khóc thét: điều này được lý giải tương tự với khi trẻ tiết mồ hôi. Do ánh nắng sẽ kích thích trực tiếp đến sự hoạt động của nấm, khiến chúng sinh trưởng mạnh hơn.
  • Trẻ bị sốt hoặc trầy da: một số em bé có làn da đặc biệt nhạy cảm còn có thể bị bong da, tróc lớp sừng trên da nếu nấm sinh sôi quá mạnh. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị sốt vào giữa trưa hoặc xế chiều. Trong trường hợp này, phụ huynh cần chú ý bổ sung nước và chất dinh dưỡng đủ liều lượng. Tránh việc trẻ sốt cao, liên tục khiến bệnh tình trở nặng.

Cách phân biệt bệnh lang beng với bệnh hắc lào

Nhiều phụ huynh hoảng hốt khi thấy làn da trẻ nổi đốm màu mà không phân biệt được con mình bị lang beng hay hắc lào. Lý do là bởi hai loại bệnh này có biểu hiện giống nhau. Chúng đều là hiện tượng da dị ứng do nấm ký sinh nhiều trên lỗ chân lông. Sau đây là một số thông tin cơ bản giúp bố mẹ dễ dàng nhận biết mỗi bệnh lý trên.

Đặc điểm nhận dạng Lang beng Hắc lào
Nguyên nhân phát bệnh Nấm họ Pityrosporum ovale. Nấm họ Epidermophyton hoặc Microsporum.
Triệu chứng bên ngoài
  • Nổi các đốm màu trên da.
  • Da xuất hiện lớp vảy mỏng.
  • Nơi xuất hiện: vùng da ở cổ, cánh tay, ngực, lưng…
  • Bình thường không ngứa. Ngứa nhiều hơn khi tiếp xúc với nắng hoặc cơ thể tiết mồ hôi.
  • Nổi các đốm đỏ trên da, có mụn nước.
  • Hình dạng đốm giống đồng xu (lác đồng xu).
  • Nơi xuất hiện: vùng da ở mông, hai bên nách hoặc vùng bẹn. 
  • Rất ngứa.
hắc lào
Hắc lào là tình trạng da bé bị nổi các đốm đỏ, có mụn nước

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị lang beng?

“Nhổ cỏ tận gốc”, do đó việc tìm hiểu nguyên nhân bệnh lý là cực kỳ quan trọng. Để giúp bố mẹ có thêm nguồn thông tin tham khảo chính xác, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến mà Phòng Khám Bác Sĩ đã tổng hợp.

  • Trẻ chưa được vệ sinh hợp lý: lý do này nghe có vẻ phi lý nhưng các chuyên gia chăm sóc nhỏ lại thường nhắc tới. Bởi dù được tắm rửa thường xuyên nhưng phụ huynh đôi khi lại quên lau khô, sấy khô cho trẻ. Ngoài ra, sau khi thay tã cũng cần vệ sinh sơ qua cho trẻ. Bởi làn da em bé dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Việc tạo môi trường ẩm ướt gián tiếp tạo cơ hội cho nấm sinh sôi. Đây là nguyên nhân hàng khiến cho trẻ sơ sinh bị lang beng.
  • Thời tiết nắng nóng: khi thời tiết thay đổi đột ngột, vi khuẩn và nấm sẽ sinh trưởng nhanh chóng. Do đó, khi vào hè, làn da của trẻ sẽ dễ bị kích thích dẫn tới nổi mẫn đỏ.
  • Do cơ địa nhạy cảm: nhiều phụ huynh cho rằng, đưa con ra nắng nhiều sẽ giúp hấp thu nhiều vitamin D, tốt cho sự phát triển xương khớp. Tuy nhiên chỉ nên duy trì ở mức phù hợp. Ánh nắng mặt trời có nhiều chất gây hại có thể hủy hoại làn da mỏng manh của trẻ. Và lang beng là một trong những kết quả của việc phơi nắng quá lâu.
  • Áo quần ẩm ướt: phơi khô quần áo là yêu cầu bắt buộc sau khi giặt. Khi được phơi đủ nắng, quần áo sẽ được tiêu diệt tối đa lượng vi khuẩn còn sót lại. Nếu trời nồm có thể sấy khô bằng máy.

Bệnh lang beng có lây không?

Một trong những vấn đề mà phụ huynh quan ngại nhất khi trẻ sơ sinh bị lang beng đó là: bệnh này có lây không? Câu trả lời là có. Đây là loại bệnh da liễu có thể lây truyền khi tiếp xúc trực tiếp với làn da của người bệnh hoặc dùng chung đồ cá nhân. Cụ thể như quần áo, khăn mặt, dao cạo râu, ly uống nước, chén đũa… Để hạn chế việc lây lan không đáng có, phụ huynh cần chú ý cho trẻ sử dụng đồ dùng riêng. Ngoài ra, để trẻ sinh hoạt ở nơi khô ráo, hạn chế tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình nếu không thật sự cần thiết.

Cách điều trị lang beng ở trẻ sơ sinh

Sau khi đã hiểu được nguyên nhân dẫn đến việc trẻ sơ sinh bị lang beng thì phụ huynh chắc chắn cần tìm cách khắc phục. Mặc dù hiểu được nguyên nhân của bệnh, nhưng để chữa đúng phương pháp thì bố mẹ cần phải được tư vấn chính xác. Dưới đây là một số kinh nghiệm mà Phòng Khám Bác Sĩ muốn chia sẻ với phụ huynh.

Sử dụng phương thuốc cổ truyền

Đây là một trong những liệu pháp thân thiện với sức khỏe mà bố mẹ có thể lựa chọn để điều trị lang beng ở trẻ. Một số phương thuốc được sử dụng gồm có rau răm, chuối xanh… Phụ huynh có thể chọn mua loại chuối tiêu nhỏ, có cuống xanh để sử dụng. Khi dùng thì nghiền nhỏ rau răm thành dạng bột rồi đắp trực tiếp lên vết thương. Sử dụng khoảng 1 – 3 ngày sẽ thấy các đốm trắng nhạt đi và biến mất. Đối với chuối tiêu xanh, cắt thành từng lát mỏng, rửa qua nước cho bớt nhớt rồi đắp trực tiếp lên chỗ mẩn ngứa. Phụ huynh chú ý phản ứng của trẻ để ngưng dùng đúng lúc. Tránh làm cho vết thương nặng hơn, ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

Chuối xanh là phương thuốc cổ truyền chữa bệnh lang beng ở trẻ nhỏ
Chuối xanh là một trong những phương thuốc cổ truyền chữa bệnh lang beng ở trẻ nhỏ

Sử dụng thuốc tây

Khi trẻ sơ sinh bị lang beng, bố mẹ có thế mua thuốc tây để điều trị bệnh cho con. Bố mẹ có thể chọn thuốc dạng bôi để dễ sử dụng. Do cơ thể của trẻ chưa phát triển toàn diện nên việc uống thuốc sẽ gây nhiều khó khăn cho phụ huynh. Một số hãng thuốc bôi da uy tín có thể tìm mua tại nhiều cửa hàng dược phẩm gồm có: ketoconazole, fluconazole, selenium sulfide… Tuy nhiên, cần căn cứ vào tình trạng thực tế của trẻ để lựa chọn loại thuốc phù hợp.

Lựa chọn trang phục rộng rãi, chất liệu thoáng mát

Để hạn chế việc lang beng tái phát trong thời gian ngắn thì sau khi chữa lành, phụ huynh nên chăm sóc trẻ cẩn thận. Bằng cách chọn mua các mẫu trang phục rộng rãi, thoáng mát, bố mẹ sẽ giúp trẻ hạn chế được nhiều vấn đề như ra mồ hôi nhiều dẫn đến bí da, da bị đỏ do ma sát nhiều với sợi vải…

Đưa trẻ đi khám

Trong trường hợp phụ huynh không biết nên xử lý như thế nào thì cách dễ nhất là đưa trẻ đến cơ sở y tế. Khi đưa trẻ sơ sinh đến gặp bác sĩ, bố mẹ sẽ được nghe tư vấn và nhận xét chuyên sâu từ cán bộ y tế. Với kiến thức chuyên môn của mình, y bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên chính xác và hữu ích tùy theo tình hình của trẻ. Điều này giúp trị liệu tốt và chuẩn xác hay.

Phòng ngừa bệnh lang beng ở trẻ như thế nào?

Sau khi đã chia sẻ với bố mẹ một vài mẹo để trị bệnh lang beng ở trẻ, dưới đây là một số cách phòng ngừa mà phụ huynh có thể áp dụng sau khi các con đã lành bệnh.

  • Hạn chế ở quá lâu dưới nơi có nhiệt độ cao (ngoài trời, phòng kín).
  • Che chắn kỹ che trẻ trước khi ra nắng (sử dụng mũ nón, kính râm…)
  • Hạn chế để các con ra mồ hôi quá nhiều khi vận động. Tránh tạo môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn sinh sôi.
  • Giặt giũ, phơi khô chăn màn, quần áo. Vệ sinh đồ dùng cá nhân một cách sạch sẽ. Giữ thói quen không sử dụng chung ly tách, khăn mặt với người khác.
  • Lau khô cơ thể sau khi tắm hoặc ra mồ hôi.
Giặt giũ, phơi khô chăn màn, quần áo để phòng ngừa bệnh lang beng ở trẻ
Giặt giũ, phơi khô chăn màn, quần áo của trẻ để phòng ngừa bệnh lang beng ở trẻ

Lời kết

Tuy trẻ sơ sinh bị lang beng không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, nhưng nếu biết cách phòng ngừa và điều trị thì phụ huynh sẽ tạo được môi trường tốt hơn cho các em. Hy vọng rằng thông qua những chia sẻ của Phòng Khám Bác Sĩ, bố mẹ đã có thêm nhiều gợi ý khi trẻ mắc lang beng. Hiểu được những nội dung cơ bản này sẽ giúp phụ huynh nuôi dạy trẻ tốt hơn, khỏe mạnh hơn.

Đánh giá nội dung

Xếp hạng địa điểm này

0.0 / 5 (0 đánh giá)
5
4
3
2
1
Đăng phòng khám! url Tìm phòng khám