Trẻ sơ sinh bị nổi hạch ở sau đầu có sao không?

NOI-HACH-SAU-DAU

Hiện nay, tình trạng trẻ sơ sinh bị nổi hạch ở sau đầu khá phổ biến. Cũng giống như người lớn, đây là một phản ứng bình thường để chống lại các tác nhân gây bệnh. Căn bệnh này khiến cho các bậc cha mẹ lo lắng cho sức khỏe của bé, và không biết phải xử lý như thế nào? Vậy để giải đáp cho câu hỏi trẻ nhỏ bị nổi hạch ở sau đầu có sao không? Điều trị bằng cách nào? Hãy cùng Phòng Khám Bác Sĩ tham khảo bài viết dưới đây ngay nhé!

Trẻ sơ sinh bị nổi hạch ở sau đầu là bệnh gì?

Hạch sau đầu ở trẻ sơ sinh còn có tên gọi là hạch bạch huyết, trong y học còn được gọi là hạch lympho. Hạch được phát triển do sự tập trung của quá nhiều kháng nguyên trong cơ thể tại những cơ quan xuất hiện sự bất thường. Khi trẻ có những dấu hiệu như nhiễm trùng, sưng viêm,… thì hạch dễ xuất hiện, nhất là ở vùng sau đầu, nách, bẹn. Lúc này, hạch đóng vai trò tăng cường hệ thống miễn dịch của trẻ, cũng như giúp cơ thể trẻ sản sinh ra nhiều bạch cầu hơn chống lại các tác nhân gây bệnh. Hệ bạch huyết bao gồm mạch bạch hạch, dịch bạch huyết, tuyến ức, amidan và lá lách.

Với trẻ sơ sinh, hạch thường nổi ở sau tai và sau đầu (gáy). Đặc biệt, các hạch thường có kích thước nhỏ từ vài mm đến 2cm và không đau khi sờ vào.

Hạch sau đầu ở trẻ sơ sinh còn có tên gọi là hạch bạch huyết, trong y học còn được gọi là hạch lympho
Hạch sau đầu ở trẻ sơ sinh còn có tên gọi là hạch bạch huyết, trong y học còn được gọi là hạch lympho

Nguyên nhân gây nổi hạch sau đầu ở trẻ

Như đã được đề cập ở trên thì hạch là phản ứng của cơ thể trước các tác nhân gây viêm nhiễm xâm nhập. Vì vậy khi các bậc cha mẹ phát hiện ra hạch ở sau đầu trẻ hay bất cứ vị trí nào khác, điều này có nghĩa là trẻ đang bị nhiễm vi khuẩn, nhiễm trùng hoặc virus. Đối với trẻ sơ sinh thì thường là các bệnh lý hay gặp như viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản, ho… gây ra tình trạng nổi hạch. Nhưng khi được điều trị ổn định thì các hạch sẽ tự nhiên biến mất. Ngoài ra, những trường hợp nặng có thể đó là vi khuẩn lao thì phải điều trị lâu dài.

Trẻ sơ sinh bị nổi hạch ở sau đầu có sao không?

Để đánh giá được hạch nổi sau đầu ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm hay không, chúng ta cần dựa vào các tính chất sau đây:

  • Hình dạng, kích thước của hạch (to hay nhỏ)
  • Hạch cứng hay mềm
  • Hạch cố định tại một chỗ hay di chuyển sang vị trí khác
  • Ngoài phía sau đầu, thì hạch còn nổi ở vị trí nào khác không

Thường nếu hạch có kích thước nhỏ, sờ vào mềm và có thể di động tại chỗ thì sẽ là hạch bình thường, không gây nguy hiểm. Ngược lại, nếu hạch có kích thước to, sờ vào thấy cứng, đau nhức và không di động, hoặc các hạch mọc sát nhau và xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể thì đó có thể là hạch ác tính.

Phân loại mức độ bệnh nổi hạch sau đầu ở trẻ

Hạch nhưng không gây cảm giác đau

Với trường hợp trẻ sơ sinh bị nổi hạch sau đầu nhưng không có dấu hiệu đau đớn thì các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng. Đây được là tình trạng nổi hạch nhẹ nhất và hạch chỉ nổi nhỏ dưới 2cm. Tuy trẻ sơ sinh chưa thể hiện cảm giác đau bằng lời nói được. Do vậy, nếu thấy bé không có các biểu hiện này khi sờ chạm vào hạch, thì có nghĩa là bé không thấy đau.

Hiện tượng hạch bạch huyết sưng và nóng đỏ

Hiện tượng này tuy chưa phải là nguy hiểm nhất nhưng cũng là dấu hiệu cảnh báo mà cha mẹ không nên chủ quan. Lúc này, hạch ở sau đầu ở trẻ sẽ gây cảm giác nóng đỏ, khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn hoặc sốt. Ngoài xuất hiện ở sau đầu, phụ huynh cần kiểm tra xem các vị trí khác có bị nổi hạch hay không. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể của bé qua các bệnh như viêm xoang, viêm đường hô hấp, viêm tai giữa,… Do đó, lúc này cơ thể bé sẽ khởi động các hệ miễn dịch, nhằm tiêu diệt vi khuẩn và dẫn đến nổi hạch. Ngoài ra, trong trường hợp này hạch thường không ở cố định một chỗ mà có thể di chuyển sang các vùng khác.

hạch ở sau đầu ở trẻ sẽ gây cảm giác nóng đỏ, khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn hoặc sốt
Hạch ở sau đầu của trẻ sẽ gây cảm giác nóng đỏ, khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn hoặc sốt

Hạch cứng, không di chuyển và thậm chí xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau

Đây là trường hợp nghiêm trọng nhất đối với trẻ sơ sinh cần phải lưu ý, bởi vì đây có thể là dấu hiệu của một bệnh u ác tính nào đấy mà các mẹ chưa biết rõ. Hạch lúc này căng cứng, kích thước có thể to nhỏ khác nhau, và xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể. Để có thể khẳng định chính xác tình trạng bệnh của trẻ, cũng như có biện pháp điều trị phù hợp. Các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa nhi để được thăm khám và tư vấn cụ thể.

Cách điều trị khi trẻ sơ sinh bị nổi hạch ở sau đầu

Để cho việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, các bác sĩ cần có những kiểm tra, đưa ra kết luận về tình trạng trẻ bị nổi hạch sau đầu. Bên cạnh đó, các phương pháp điều trị sẽ thay đổi tùy theo tình trạng của trẻ.

Tình trạng xuất hiện hạch nhưng không gây đau, khó chịu

Không phải loại hạch nào xuất hiện cũng cần phải điều trị, vì có những loại hạch lành tính, không gây hại đến trẻ. Trường hợp này thì phụ huynh chỉ cần theo dõi con tại nhà, chỉ sau vài ngày hạch sẽ tự động biến mất.

Tình trạng hạch xuất hiện kèm theo tình trạng sưng đau hoặc tụ mủ

Với trường hợp này, phụ huynh tuyệt đối không được tự ý xử lý, mà phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để bác sĩ xem xét và chẩn đoán tình trạng bệnh. Tùy theo nguyên nhân mà các thuốc hay các phương pháp điều trị cũng được sử dụng khác nhau. Trong trường hợp có mủ, bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp rạch thoát mủ kết hợp với dùng kháng sinh để điều trị. Thực tế cho thấy rằng, có rất nhiều trường hợp phụ huynh có tâm lý chủ quan, cũng như thiếu sự hiểu biết nên không để ý đến tình trạng bệnh của bé. Điều này dẫn đến việc điều trị không được chú trọng và ngày càng nặng hơn.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị nổi hạch ở sau đầu

Bên cạnh việc điều trị thì việc chăm sóc trẻ cũng đóng vai trò rất quan trọng. Nếu các bậc cha mẹ biết cách chăm sóc trẻ một cách hợp lý thì sẽ giúp trẻ điều trị nhanh hơn và cũng như trẻ khỏe mạnh hơn.

Vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ khi trẻ sơ sinh bị nổi hạch ở sau đầu

Thực hiện tắm rửa, vệ sinh cơ thể trẻ hằng ngày. Đặc biệt là răng miệng, vùng kín thường xuyên, để ngăn ngừa sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn, nấm gây bệnh.

Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng

Tăng cường các loại thực phẩm thiết yếu vào thực đơn hàng ngày cho bé. Thay đổi đa dạng các món ăn để kích thích nhu cầu ăn, tăng sức đề kháng cho con, đặc biệt các loại thực phẩm phải phù hợp với độ tuổi của trẻ.

Tăng cường các loại thực phẩm thiết yếu vào thực đơn hàng ngày cho bé
Tăng cường các loại thực phẩm thiết yếu vào thực đơn hàng ngày cho bé

Tuân theo đúng hướng dẫn của bác sĩ

Cha mẹ tránh tự ý cho trẻ sử dụng bất kì loại thuốc nào khác ngoài đơn của bác sĩ. Nếu thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám và tư vấn hiệu nhất.

Lời kết

Trên đây là thông tin về bệnh nổi hạch sau đầu ở trẻ sơ sinhPhòng Khám Bác Sĩ muốn chia sẽ đến các bậc cha mẹ. Khi gặp tình trạng này, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán chính xác tình trạng trẻ đang gặp phải. Đây là phương pháp tốt nhất để giúp bé nhanh chóng thoát khỏi tình trạng sưng đau, khó chịu do nổi hạch gây ra. Hy vọng với những thông tin hữu ích về cách chăm sóc trẻ này sẽ giúp giải quyết được những thắc mắc, băn khoăn của cha mẹ khi có con bị nổi hạch sau đầu, cũng như góp phần vào cẩm nang chăm sóc trẻ của các bậc phụ huynh ngày nay.

Đánh giá nội dung

Xếp hạng địa điểm này

0.0 / 5 (0 đánh giá)
5
4
3
2
1
Đăng phòng khám! url Tìm phòng khám