Trẻ sơ sinh bị va chạm ở đầu có bị sao không?

Trẻ sơ sinh bị va chạm ở đầu có bị sao không?

Trẻ sơ sinh còn rất nhỏ để có thể tự ý thức được việc làm của bản thân, điều này dẫn đến nhiều hậu quả khó lường cho trẻ. Do đó, trẻ rất dễ bị va chạm đầu. Vậy, trẻ sơ sinh bị va chạm đầu có sao không? Phòng Khám Bác Sĩ sẽ giải đáp câu hỏi này qua bài viết dưới đây để bố mẹ có thể yên tâm phần nào.

Trẻ sơ sinh bị va chạm đầu có sao không?

Trẻ sơ sinh bị va chạm đầu có sao không?
Trẻ sơ sinh bị va chạm đầu có sao không?

Trẻ sơ sinh bị va chạm đầu khiến bạn lo lắng vì tiếng hét, khóc hoặc chiếc u, vết thương trên đầu. Với tình huống như vậy, trước tiên phụ huynh cần hít thở sâu, cố gắng giữ bình tĩnh và xem xét tình hình, đánh giá mức độ nặng của chấn thương dựa vào yếu tố sau:

Vật dụng va phải: Trong khi đầu của bé chạm vào các vật như đồ đạc góc cạnh, mặt kính sắc nhọn,…có thể gây thương tích nghiêm trọng.

Vậy trẻ sơ sinh bị va chạm đầu có sao không? Hầu hết các trường hợp va chạm đầu ở trẻ sơ sinh là nhẹ và không cần chăm sóc y tế. Tuy nhiên, trong các trường hợp hiếm gặp, bố mẹ cần để ý một số triệu chứng cảnh báo chấn thương sọ não ở trẻ để kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện.

Cần gọi xe cấp cứu khi nào sau khi trẻ bị va chạm đầu?

Sau khi đầu trẻ sơ sinh bị va chạm, cần lập tức cho trẻ tới cơ sở y tế gần nhất nếu trẻ gặp phải bất kỳ trường hợp sau:

  • Trẻ mất ý thức: Nếu trẻ không còn thở, ngay lập tức nhờ ai đó gọi xe cứu thương, để có sự trợ giúp kịp thời của các y, bác sĩ. Nếu trong trường hợp đợi chờ quá lâu, khi đó các bậc phụ huynh hãy hô hấp nhân tạo cho trẻ trong vòng 2 phút Sau đó gọi cứu thương tới cấp cứu kịp thời cho bé.
  • Chảy máu: Các bậc phụ huynh cần lập tức xử lý vùng bị tổn thương, có máu chảy và gọi xe cứu thương tới.
  • Khi trẻ không có phản ứng: Nếu trẻ còn thở nhưng không phản ứng lại, chẳng hạn như trẻ bất tỉnh sau cú va chạm hoặc các bậc bố mẹ không thể đánh thức trẻ dậy sau khi đi ngủ.
  • Có thể trẻ sơ sinh bị vỡ xương sọ: xương sọ là một vùng mềm, sưng trên da đầu, đặc biệt ở các vùng phía trên hay sau tai bên đầu. Nếu trẻ bị vỡ xương sọ sẽ xuất hiện vết tụ máu trong các lòng trắng của mắt hoặc chất lỏng màu hồng hay là máu chảy ra từ mũi hoặc tai của trẻ.
  • Trẻ xuất hiện cơn động kinh sau khi bị va đập bố mẹ cần gọi xe cấp cứu:
  • Một cơn chấn động: chẳng hạn như trẻ sơ sinh bị nôn mửa liên tục hoặc buồn ngủ quá mức. Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ để các bậc phụ huynh đánh giá sự thay đổi trong cách hoạt động của trẻ, hay các vấn đề về thị giác hoặc vận động của trẻ.
  • Chấn thương não bộ: dấu hiệu các bậc phụ huynh có thể nhìn thấy đó là sự thay đổi kích thước đồng tử và sự chuyển động bất thường của mắt hay trẻ dễ quấy khóc, la hét kéo dài.

Sau khi lý giải được vấn đề trẻ sơ sinh bị va chạm đầu có sao không thì nhận thấy rằng những trường hợp trên đều là những trường hợp có nguy cơ dẫn đến nguy hiểm tới tính mạng của trẻ. Các bậc bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ sơ sinh tới cơ sở y tế gần nhất và trao đổi với các bác sĩ về nguyên nhân trẻ ngã.

Các dạng và triệu chứng của chấn thương đầu do trẻ sơ sinh bị va chạm đầu

Thuật ngữ “chấn thương đầu” bao gồm toàn bộ phạm vi chấn thương ở đầu, từ một khối u nhỏ trên trán đến chấn thương sọ não. Hầu hết các chấn thương liên quan đến những cú va chạm đầu ở trẻ sơ sinh thuộc loại “nhẹ”.

Chấn thương đầu nhẹ

Chấn thương đầu nhẹ là khi trẻ sơ sinh bị va chạm đầu không gây ra các tổn thương trong não bộ. Trong các trường hợp này, da trẻ có thể sẽ xuất hiện các vết sưng mà không kèm theo bất kỳ triệu chứng nào khác.

Nếu bố mẹ thấy có vết rách trên da gây chảy máu, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chăm sóc y tế, làm sạch và khâu vết thương. Đặc biệt là ngay cả khi bé không có dấu hiệu của chấn thương sọ não.

Trẻ sơ sinh không thể truyền tải cảm xúc qua lời nói, thay vào đó khi bé bị đau đầu và khó chịu, sẽ biểu hiện bằng cách quấy khóc hoặc khó ngủ. Đối với chấn thương đầu nhẹ, bố mẹ nên cố trấn an tinh thần của trẻ sơ sinh.

Chấn thương đầu từ trung bình đến nặng

Các chấn thương đầu từ trung bình đến nghiêm trọng chiếm tỷ lệ thấp trong số các chấn thương liên quan đến va chạm đầu ở trẻ sơ sinh. Chúng có thể liên quan đến:

  • Vỡ xương sọ
  • Co giật (khi não bị bầm tím)
  • Chấn động (khi não bị rung lắc)
  • Chảy máu trong não
  • Chấn động não là loại chấn thương sọ não phổ biến nhất và ít nghiêm trọng nhất. Nó có thể ảnh hưởng nhiều đến vùng não của trẻ và gây ra các vấn đề liên quan tới chức năng não.

Các dấu hiệu của chấn động não ở trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Đau đầu
  • Mất ý thức
  • Lúc tỉnh táo, lúc mơ màng
  • Buồn nôn và ói mửa
Một trong những dấu hiệu của chấn động não ở trẻ sơ sinh là trẻ bị buồn nôn, ói mửa
Một trong những dấu hiệu của chấn động não ở trẻ sơ sinh là trẻ bị buồn nôn, ói mửa

Mặc dù hiếm gặp ở trẻ nhưng vỡ xương sọ có thể xảy ra với các biểu hiện tăng áp lực nội sọ, sưng, bầm tím hoặc chảy máu xung quanh hoặc bên trong não. Trong trường hợp này, trẻ sơ sinh cần được chăm sóc y tế khẩn cấp nhằm hạn chế tối đa nguy cơ tổn thương não bộ của bé về lâu về dài.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị va chạm đầu gây chấn thương

Trẻ sơ sinh bị va chạm đầu là một trong những chấn thương phổ biến nhất ở trẻ biết bò và đang trong quá trình tập đi. Phần lớn là do tầm vóc và sự phát triển thể chất của trẻ. Đầu trẻ có kích thước lớn, không cân xứng khiến trẻ dễ mất thăng bằng.

Thể lực chưa ổn định khiến những bước đi hay bò còn loạng choạng. Trẻ dễ gặp nguy hiểm khi tiếp xúc với các bề mặt mới, không bằng phẳng hoặc chạy nhanh để lao vào các vật thể vui nhộn.

Dưới đây là danh sách các thủ phạm gây ra tình trạng va chạm đầu ở trẻ sơ sinh:

  • Trượt trong bồn tắm
  • Ngã về phía sau
  • Ngã khỏi giường hoặc bàn thay tã
  • Ngã khi cố bò lên đồ nội thất hoặc lên trên mặt bàn
  • Rơi vào hoặc ra khỏi cũi

Việc vấp ngã hay va chạm vào các vật nhọn, cứng có ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của chấn thương ở đầu trẻ sơ sinh. Vì vậy, trẻ sơ sinh có nguy cơ sẽ bị thương nặng hơn.

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị va chạm đầu

Điều quan trọng là các gia đình cần theo dõi các triệu chứng của chấn thương ở trẻ khi trẻ sơ sinh bị va chạm đầu. Đáng chú ý nhất là chấn động não, thường xuất hiện trong vòng 24 – 48 giờ sau khi xảy ra tình trạng này để có các biện pháp xử trí kịp thời.

Chăm sóc trẻ sơ sinh

Trong thời gian theo dõi các biểu hiện của chấn thương đầu nghiêm trọng, bố mẹ có thể thực hiện chăm sóc trẻ bằng cách:

  • Chườm lạnh cho trẻ
  • Làm sạch vết thương và băng bó cẩn thận mọi vết cắt hoặc trầy xước nhỏ trên da
  • Luôn theo dõi trẻ sơ sinh trong khi chúng ngủ trưa và ngủ đêm
  • Gọi cho bác sĩ nhi khoa để được hướng dẫn nếu bố mẹ cảm thấy lo lắng
Trong thời gian theo dõi các biểu hiện của chấn thương đầu nghiêm trọng, bố mẹ luôn theo dõi trẻ sơ sinh trong khi chúng ngủ trưa và ngủ đêm
Trong thời gian theo dõi các biểu hiện của chấn thương đầu nghiêm trọng, bố mẹ luôn theo dõi trẻ sơ sinh trong khi chúng ngủ trưa và ngủ đêm

Gọi cấp cứu trong trường hợp nghiêm trọng

Sau khi trẻ sơ sinh bị va chạm ở đầu, hãy gọi 115 hoặc đưa trẻ đến phòng cấp cứu gần nhất ngay lập tức nếu như trẻ sơ sinh có bất kỳ triệu nào sau đây như:

  • Chảy máu không kiểm soát được từ vết cắt
  • Vết lõm hoặc chỗ phồng mềm trên hộp sọ
  • Bầm tím và/hoặc sưng tấy quá mức
  • Nôn nhiều hơn một lần
  • Buồn ngủ bất thường và/hoặc khó tỉnh táo
  • Mất ý thức hoặc không phản ứng với giọng nói/xúc giác
  • Máu hoặc dịch nhầy chảy ra từ mũi hoặc tai
  • Cơn động kinh
  • Khó thở

Khi đến khám, bố mẹ sẽ được bác sĩ hỏi các vấn đề xung quanh chấn thương của trẻ sơ sinh như xảy ra như thế nào, trẻ làm gì trước khi bị chấn thương, triệu chứng trải qua sau khi bé va chạm đầu. Ngoài ra, trẻ sơ sinh sẽ được thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng. Trẻ sẽ được kiểm tra chức năng thần kinh như nhìn vào mắt, nghe giọng nói, kiểm tra xúc giác; chụp CT nếu nghi ngờ chấn thương sọ não; …

Cách phòng ngừa để tránh trẻ sơ sinh bị va chạm đầu

Sau khi xác định được vấn đề trẻ sơ sinh bị va chạm đầu có sao không ở trên, bố mẹ cần lưu ý trong việc chăm sóc trẻ nhỏ. Để giữ an toàn cho trẻ sơ sinh tránh những va chạm khi đầu trẻ còn chưa được hoàn thiện, các bậc phụ huynh có thể tham khảo các cách sau:

Giữ an toàn cho trẻ, giảm nguy cơ chấn thương đầu

  • Đệm các góc nhọn trên đồ nội thất, các góc bàn, góc tủ,… Vì những địa điểm này dễ dàng trở thành nguyên nhân gây ra những va chạm và bấm tím cho trẻ nhỏ.
  • Ở các nơi hay sử dụng nước như nhà tắm, nhà bếp thì các bậc phụ huynh nên sử dụng các tấm lót chống trượt bằng nhựa để trẻ sơ sinh không vô tình bị trơn trượt khi di chuyển.
  • Không nên cho trẻ sơ sinh tự ý bò lên cầu thang để giữ an toàn cho trẻ.
  • Chú ý trông giữ trẻ tránh xa các khu vực có nguy cơ nguy hiểm đồng thời đặt các cổng chặn dạng lưới ở những nơi này. Đặt các tấm bảo vệ hoặc tấm kính acrylic (chẳng hạn như Plexiglass) trên lan can.
  • Di chuyển ghế và đồ đạc khác ra xa cửa sổ, lan can,… để tránh trẻ sơ sinh bị va chạm đầu.
  • Hãy thận trọng khi bế trẻ em hoặc trẻ mới biết đi trên bàn thay đồ. Một số loại bàn có dây đai, có thể giúp giữ chặt thanh cầm trên bàn, nhưng chúng có thể không đủ an toàn.
  • Hạ nệm của trẻ xuống ngay khi trẻ bắt đầu đứng lên trong nôi.
  • Khi phụ huynh đưa trẻ sơ sinh tới các siêu thị, tạp hóa, các bậc phụ huynh lưu ý thắt dây an toàn cho trẻ vào giỏ hàng. Tuyệt đối không rời khỏi xe dù chỉ trong chốc lát.
  • Luôn theo dõi trẻ sơ sinh nếu bé bắt đầu thích leo trèo lên các đồ đạc như bàn ghế, tủ đồ, các bậc bố mẹ cũng nên có những phản xạ nhanh chóng để trẻ sơ sinh không bị va chạm đầu.

Xây dựng chế độ ăn để trẻ phát triển khỏe

  • Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh về thể chất, tâm thần và vận động.
  • Đối với những trẻ lớn hơn, bố mẹ có thể nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất. Đây chính là yếu tố giảm thiểu các biến chứng ảnh hưởng sau khi bị va chạm ở đầu.

Lời kết:

Trẻ sơ sinh bị va chạm đầu đa phần đều rơi vào trường hợp không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, ở một số trường hợp hiếm có, bé yêu sẽ bị chấn thương nặng ở đầu gây ảnh hưởng đến não, thậm chí là tính mạng. Vì vậy, bố mẹ cần phải trông nom và chăm sóc trẻ sơ sinh kỹ lưỡng. Thông qua bài viết của Phòng Khám Bác Sĩ, phụ huynh đã có thể cho mình đáp án của câu hỏi ” trẻ sơ sinh bị va chạm đầu có sao không?” và các nguyên nhân và cách xử lý phù hợp đối với tình trạng này.

Đánh giá nội dung

Xếp hạng địa điểm này

0.0 / 5 (0 đánh giá)
5
4
3
2
1
Đăng phòng khám! url Tìm phòng khám