Trĩ nội độ 2 có nguy hiểm không? Cách chữa trĩ nội độ 2 tại nhà hiệu quả

Cách chữa trĩ nội độ 2 tại nhà

Bệnh trĩ cũng như bệnh trĩ nội là một bệnh khá phổ biến, nhất là những người sau 30 tuổi hoặc phụ nữ đã sinh. Tuy nhiên, đây là một bệnh khá tế nhị, nhiều bệnh nhân còn mang tâm lý ngại ngùng nên không dám đi khám bác sĩ. Điều này khiến bệnh ngày càng trở nên trầm trọng và khi phát hiện thì bệnh đã tiến triển đến trĩ nội độ 2. Vậy nên hôm nay Phòng Khám Bác Sĩ tìm hiểu về trĩ cũng như cách chữa trị trĩ nội độ 2 tại nhà nhé!

Bệnh trĩ

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là căn bệnh xảy ra tại vùng hậu môn – trực tràng, hình thành do sự căng hay giãn ra quá mức của các tĩnh mạch trĩ ở các mô xung quanh vùng hậu môn và trực tràng dưới. Từ đó khiến cho các mô này sưng, viêm và phồng lên thành các búi trĩ.

Bệnh trĩ nội là gì?

Bệnh trĩ nội là tình trạng tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng bị giãn và phình to ra. Ở giai đoạn đầu, búi trĩ sẽ là một khối thịt rất nhỏ, sau khi khối thịt thừa phát triển to dần ra và bị sa ra ngoài.

Bệnh trĩ nội rất khó phát hiện vì búi trĩ nằm trong ống hậu môn và chúng được cấu tạo từ những niêm mạc.

Hơn nữa, trĩ nội được hình thành gần cuối trực tràng, vì vậy người bệnh không thể nhìn thấy cũng như sờ thấy búi trĩ cho đến khi búi trĩ bị sa ra ngoài.

Bệnh trĩ thường xảy ra ở phụ nữ sau sinh, còn ở nam giới do cơ sàn chậu chắc, trĩ nội ít sa ra ngoài. Vì vậy ở nam giới chỉ phát hiện được khi búi trĩ có biến chứng chảy máu.

Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh trĩ cũng như bệnh trĩ nội nhưng độ tuổi phổ biến nhất là từ 28 – 50 tuổi.

Bệnh trĩ nội là tình trạng tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng bị giãn và phình to ra
Bệnh trĩ nội là tình trạng tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng bị giãn và phình to ra

Các cấp độ của bệnh trĩ nội

Trĩ nội được chia làm 4 cấp độ với những biểu hiện như sau:

  • Bệnh trĩ nội độ 1: Đây là cấp độ nhẹ nhất của bệnh trĩ nội – trĩ nội độ 1. Một số triệu chứng thường gặp như chảy máu nhẹ nhưng không thường xuyên và ở bên trong trực tràng. Búi trĩ sẽ không nhô ra bên ngoài hậu môn.
  • Bệnh trĩ nội độ 2: Tùy vào từng trường hợp mà một số búi trĩ nội có thể sẽ sa ra ngoài, tức là chúng sẽ bị thò ra ngoài hậu môn. Nếu búi trĩ sa ra ngoài và tự giảm một cách tự nhiên. Và chúng có thể tự rút vào trong. Đây là những triệu chứng của bệnh trĩ nội độ 2.
  • Bệnh trĩ nội độ 3: Ở bệnh trĩ nội độ 3 thì búi trĩ bị sa, nhô ra hẳn bên ngoài hậu môn và không tự giảm. Và chúng không thể tự rút vào bên trong. Mặc dù vậy, các búi trĩ này có thể giảm thủ công bằng cách dùng tay đẩy trở lại trực tràng (bên trong lòng hậu môn).
  • Bệnh trĩ nội độ 4: Khi bệnh trĩ nội chuyển qua độ 4 thì đã là giai đoạn bệnh trĩ nội nặng nhất và không thể chữa khỏi. Các búi trĩ bị sa cho dù người bệnh đã dùng tay để đẩy chúng vào lại bên trong hậu môn. Giai đoạn này búi trĩ phát triển to và đã sa hẳn ra bên ngoài hậu môn.
Các cấp độ của bệnh trĩ nội
Các cấp độ của bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ nội độ 2 có chữa khỏi được không?

Theo các chuyên gia và bác sĩ thì bệnh trĩ ở cấp độ 2 vẫn là giai đoạn nhẹ của bệnh trĩ nội. Vì vậy hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được chữa trị đúng cách và kịp thời.

Bệnh trĩ nội độ 2 có nguy hiểm không?

Ở giai đoạn trĩ nội độ 2 thì mức độ chưa quá nặng nhưng nếu không phát hiện và chữa trị sớm thì có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng. Ngoài ra còn có thể gia tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời:

  • Viêm nhiễm hậu môn. Nếu bị viêm nhiễm nặng có thể gây lở loét, hình thành áp xe hậu môn, lỗ rò trong hậu môn.
  • Thiếu máu. Tình trạng diễn ra ở người bệnh trĩ nội bởi khi bị bệnh trĩ nội sẽ thường xuyên đi ngoài ra máu. Việc này có thể khiến tình trạng sức khỏe của người bệnh giảm sút đi kèm hiện tượng chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, khó tập trung,…
  • Do hậu môn gần âm đạo, vì vậy khi phụ nữ mắc bị bệnh trĩ nội độ 2 rất dễ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Lý do là bởi dịch tiết từ búi trĩ mang theo vi khuẩn tiếp xúc với âm đạo.
  • Hơn nữa, từ bệnh trĩ nội độ 2, bệnh trĩ nội có thể nhanh chóng chuyển sang bệnh trĩ nội độ 3, độ 4. Đây là những mức độ nặng nhất của bệnh trĩ nội và rất khó chữa hoặc không thể chữa khỏi.

Trong trường hợp bệnh trĩ nội độ 2 có những biến chứng nặng như gây chảy máu thành tia, hậu môn có biểu hiện hoại tử, hậu môn kích thích đau, rát, khó sinh hoạt. Ngay lập tức, bạn cần đến ngay bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời. Đặc biệt, trong tình huống bạn tuyệt đối không được tiếp tục tự điều trị tại nhà vì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nguyên nhân dẫn tới bệnh trĩ nội

Ở giai đoạn bệnh trĩ nội độ 1, người bệnh thường chủ quan hoặc không phát hiện được bệnh. Vì vậy khi ở giai đoạn bệnh trĩ nội độ 2, tình trạng búi trĩ đã có những triệu chứng gây nguy hiểm. Ngoài ra, bệnh trĩ nội độ 2 còn từ một số nguyên nhân sau:

  • Căng thẳng, stress kéo dài
  • Trong chế độ ăn ít thực phẩm chứa chất xơ như ít rau xanh, củ quả,…
  • Lười vận động, đứng lâu một chỗ, ngồi nhiều (nhân viên văn phòng, thợ may,…)
  • Uống ít nước
  • Phụ nữ mang thai và phụ nữ sau sinh
  • Táo bón mãn tính
  • Tiêu chảy mãn tính
  • Tuổi cao
  • Thường xuyên mang vác vật nặng hoặc mang vác vật nặng không đúng cách
  • Chơi thể thao hoặc lao động quá sức.
Căng thẳng, stress kéo dài
Căng thẳng, stress kéo dài có thể là nguyên nhân khiến tình trạng bệnh ngày một nặng thêm

Những nguyên nhân trên có thể có khả năng tác động lên vùng hậu môn và tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng. Tình trạng này kéo dài thì các tĩnh mạch sẽ ngày càng bị suy yếu do chúng phải chịu sức ép trong một thời gian dài. Ngoài ra còn dẫn đến sự phình to và căng giãn của búi trĩ, thậm chí khiến tình trạng trĩ ngày càng trầm trọng.

Dấu hiệu của bệnh trĩ nội độ 2

Người bệnh có thể nhận biết bệnh trĩ nội độ 2 qua những triệu chứng sau đây:

Đi cầu ra máu

Đây là triệu chứng rất phổ biến mà ai bị trĩ cũng gặp phải. Khi đi đại tiện, người bệnh có thể thấy một ít máu tươi lẫn với phân hoặc dính vào giấy vệ sinh. Bên cạnh đó, máu còn có thể nhỏ giọt hoặc phun thành tia nhỏ khi đi vệ sinh.

Đau và khó chịu ở hậu môn

Khi chuyển sang độ 2, búi trĩ bắt đầu sa và sưng to hơn, lấn chiếm vào lòng của ống hậu môn. Do đó, người bệnh sẽ có cảm giác cộm, vướng khó chịu. Khi đại tiện, phân sẽ vướng vào búi trĩ khiến cảm giác đau hơn.

Khi chuyển sang độ 2, người bệnh sẽ có cảm giác cộm, vướng khó chịu
Khi chuyển sang độ 2, người bệnh sẽ có cảm giác cộm, vướng khó chịu

Búi trĩ sa ra ngoài

Trường hợp búi trĩ bị sa ra ngoài khi đi đại tiện và không tự co lên được.

Nhưng sau đó búi trĩ có thể tự co lên được mà bạn không cần phải dùng tay đẩy vào trong ống hậu môn.

Hậu môn ẩm ướt, tiết dịch nhầy

Trong trường hợp búi trĩ bị viêm, sưng sẽ tiết dịch. Chất dịch này chảy ra ngoài cửa hậu môn sẽ gây ra tình trạng ẩm ướt, nhờn rít.

Ngứa ngáy hậu môn

Khi búi trĩ bị viêm và sưng sẽ tiết dịch, vì vậy làm hậu môn ẩm ướt. Điều này khiến người bệnh xuất hiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu ở vùng hậu môn.

Cách chữa trĩ nội độ 2 tại nhà

Mỗi bộ phận trên cơ thể đều có những chức năng quan trọng khác nhau và hậu môn cũng không ngoại lệ. Hậu môn là những chất cặn bã của cơ thể được đào thải ra ngoài. Vì vậy nếu hậu môn có vấn đề gì sẽ gây ảnh hưởng và áo lực lên trực tràng, từ đó gây ra những hệ lụy khó lường cho hệ tiêu hóa. Vì vậy, khi phát hiện bản thân bị bệnh trĩ nội độ 2, bạn có thể sử dụng một số cách sau để chữa trị tại nhà, tránh để bệnh phát triển lên bệnh trĩ nội độ 3 hoặc 4 thì khả năng chữa trị rất khó khăn.

  • Lập chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là cái loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất hỗ trợ tiêu hóa. Ăn nhiều trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt, đây là điều là những loại thực phẩm giúp cơ thể tăng sức đề kháng cũng như có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
  • Dùng thuốc bôi hoặc thuốc cải thiện tuần hoàn máu. Bởi vì trong thời gian mắc trĩ nội độ 2 bạn có thể đi ngoài ra máu, gây thiếu máu. Vì vậy bổ sung cũng như cải thiện tuần hoàn máu là điều rất quan trọng
  • Thường xuyên ngâm hậu môn trong nước ấm từ 10 – 15 phút /lần, 2-3 lần/ ngày.
  • Tránh vận động mang vác nặng, ngồi hoặc đứng lâu.
  • Bạn có thể uống thuốc giảm đau acetaminophen, aspirin hoặc ibuprofen khi có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Bên cạnh đó, một số loại rau củ như rau diếp cá, quả sung, thiên lý, đu đủ xanh, rau sam… được sử dụng rất phổ biến trong chữa trị trĩ nội độ 2. Tuy nhiên, tác dụng của chúng khá chậm và đòi hỏi sự kiên trì của bạn. Hơn nữa, nếu bạn thực hiện không hợp vệ sinh thì có thể gây viêm nhiễm. Vì vậy bạn có thể tham khảo thêm với bác sĩ.
Lập chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là cái loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất hỗ trợ tiêu hóa
Lập chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là cái loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất hỗ trợ tiêu hóa

Cách phòng tránh bệnh trĩ

Bệnh trĩ nếu để trở nặng thì rất khó và thậm chí không thể chữa khỏi. Vì vậy chúng ta cần có những biện pháp phòng tránh bệnh trĩ. Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh trĩ là giữ cho phân mềm, để chúng dễ dàng đi qua lỗ hậu môn. Bạn có thể làm theo một số phương pháp sau để giảm thiểu và ngăn ngừa bệnh trĩ cho bản thân cũng như gia đình:

  • Ăn thực phẩm nhiều chất xơ. Thực phẩm giàu chất xơ, nhất là rau xanh sẽ giúp hệ tiêu hóa của bạn được cải thiện rõ rệt. Ngoài ra, ăn nhiều trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên cám, ví dụ lúa mì, yến mạch, ngô, gạo lứt,… giúp làm mềm phân và tăng khối lượng phân. Ngoài ra, chất xơ còn tránh được tình trạng xì hơi quá mức.
  • Uống nhiều nước. Uống 2 lít nước mỗi ngày và các loại nước khác như nước ép trái cây, nước canh rau,… mỗi ngày để giúp làm mềm phân.
  • Không rặn mạnh khi đi cầu. Nếu bạn càng cố gắng rặn thì sẽ tạo ra áp lực lớn hơn lên các tĩnh mạch ở trực tràng dưới. Chính điều này khiến làm búi trĩ phình to và dễ chảy máu.
  • Đi cầu ngay khi có cảm giác mắc cầu. Nhiều người có thói quen nhịn đi ngoài, điều này rất ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bạn. Bởi nếu bỏ qua cảm giác mắc đi cầu, niêm mạc trực tràng dần hấp thu nước trong phân bị ứ đọng. Từ đó sẽ khiến phân sẽ trở nên khô, cứng và khó hơn đi cầu hơn.
  • Tập thể dục. Duy trì vận động mỗi ngày giúp cải thiện sức khỏe, hệ miễn dịch cũng như ngăn ngừa táo bón rất tốt, nhất là giảm áp lực lên tĩnh mạch, có thể xảy ra khi đứng lâu hoặc ngồi lâu. Ngoài ra, ập thể dục giúp giảm cân hiệu quả, tránh gây áp lực lên vùng hậu môn.
  • Tránh ngồi lâu. Việc này thường ở những nhân viên văn phòng, thợ may,… những người thường xuyên ngồi lâu để làm việc. Vì vậy, trong lúc làm việc bạn cần thỉnh thoảng đứng dậy vận động một số động tác cơ bản. Điều này không những giúp lưu thông tuần hoàn máu, tỉnh táo mà cũng là cách bạn phòng tránh bệnh trĩ. Đặc biệt nếu gồi quá lâu, đặc biệt là trên bồn cầu, có thể làm tăng áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn, đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.

Lời kết

Tuy đây là một bệnh khá tế nhị, tuy nhiên khi mắc phải bạn cần đi khám để có các biện pháp điều trị kịp thời. Đặc biệt là tránh để tình trạng này kéo dài, bởi nếu trở nặng bệnh trĩ rất khó chữa và thậm chí không thể chữa khỏi. Mong rằng cách chữa trĩ nội độ 2 tại nhà mà Phòng Khám Bác Sĩ đem tới đã giúp bạn cải thiện bệnh trĩ nội độ 2 của mình. Các bạn hãy theo dõi chúng tôi để có thêm nhiều kiến thức y học để chăm sóc tốt cho bản thân cũng như gia đình nhé. Cảm ơn bạn đã đọc!

Đánh giá nội dung

Xếp hạng địa điểm này

0.0 / 5 (0 đánh giá)
5
4
3
2
1
Đăng phòng khám! url Tìm phòng khám