Đau dạ dày hay còn gọi là đau bao tử, đây là bệnh lý không hiếm gặp, ngày càng có nhiều người mắc phải căn bệnh này do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy những triệu chứng khi bị đau dạ dày là gì? Cách chữa đau dạ dày cấp tốc tại nhà như thế nào? Bài viết dưới đây của Phòng Khám Bác Sĩ sẽ giúp bạn có được thông tin chi tiết.
Ai có nguy cơ bị đau dạ dày
- Trẻ em: do cơ quan nội tạng của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nhất là dạ dày. Vị vậy, chế độ ăn uống không khoa học hay chỉ những chấn thương nhỏ cũng dễ làm trẻ bị đau dạ dày.
- Phụ nữ mang thai: Thai nhi lớn lên sẽ gây áp lực lên các cơ quan trong bụng, làm thay đổi vị trí dạ dày, tổn thương niêm mạc gây ra các bệnh về dạ dày.
- Những người có thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Những người thường xuyên ăn uống không khoa học, ăn quá nhanh, thức khuya, làm việc nhiều dẫn đến căng thẳng lâu dài hay nhóm người nhậu nhẹt nhiều, hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích có nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày cao hơn, đặc biệt là đau dạ dày.

Dấu hiệu của đau dạ dày
Khi xuất hiện những biểu hiện sau đây, bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm. Bệnh có thể được nhận biết thông qua một số dấu hiệu sau:
- Đau thượng vị: Đau thượng vị là dấu hiệu điển hình và thường gặp ở người bệnh. Cơn đau vùng trên rốn xuất hiện bất thường, tần suất và mức độ ngày càng nhiều. Người bệnh thường bị tức ngực, đau bụng giữa hoặc bên trái.
- Đầy bụng, khó tiêu: Đây là triệu chứng rất phổ biến của bệnh đau dạ dày, người bệnh có cảm giác đầy hơi, chướng bụng kể cả sau khi ăn đã lâu.
- Buồn nôn, nôn: Do niêm mạc dạ dày bị tổn thương khiến người bệnh thường có cảm giác buồn nôn và khó chịu.
- Ợ hơi, ợ chua: Hiện tượng này xuất hiện do acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản và miệng gây cảm giác chua miệng. Cần chữa trị sớm triệu chứng này, tránh để xảy ra nhiều lần sẽ gây rách niêm mạc thanh quản, mất nước và tụt huyết áp…
- Suy nhược và mệt mỏi: Ăn không ngon miệng do dạ dày hấp thụ dinh dưỡng kém đi, cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng, khiến người bệnh giảm cân đột ngột.
- Xuất huyết dạ dày: Trường hợp đau dạ dày nặng có thể dẫn đến xuất huyết. Tình trạng xảy ra khi máu thoát khỏi thành mạch của dạ dày và chảy vào ống tiêu hóa. Biểu hiện là người bệnh thường bị nôn ra máu, đi ngoài phân có màu nâu,…
Trên đây là những dấu hiệu cảnh báo sự nghiêm trọng của bệnh mà bạn không nên xem nhẹ.
Nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày
Trước khi áp dụng các cách chữa trị đau dạ dày cấp tốc tại nhà, chúng ta cần biết rõ nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này. Những nguyên nhân khác nhau sẽ có cách điều trị sao cho thích hợp, hiệu quả, an toàn nhất.
Theo các chuyên gia, đau dạ dày do một hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra.
Viêm dạ dày
Viêm dạ dày là do lớp dịch trong dạ dày giúp tiêu hóa thức ăn có chứa nhiều axit bị mất tác dụng. Có thể là do sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau như ibuprofen.
Loét dạ dày
Xuất hiện những vết loét ở phần đầu của thành dạ dày hoặc ruột non. Nguyên nhân phổ biến nhất là do vi khuẩn gây nên hoặc lạm dụng aspirin, ibuprofen và các loại thuốc giảm đau khác.
Ngộ độc thực phẩm
Sử dụng thực phẩm không được vệ sinh sạch sẽ trước khi chế biến sẽ tạo điều kiện để virus, vi khuẩn đi vào cơ thể. Triệu chứng có thể là mất nước, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn và nặng hơn là phân có máu hoặc tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày.
Ngoài ra ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh cũng gây nên tình trạng đau dạ dày, cụ thể: ăn nhiều đồ chua, cay, nóng; ăn uống không đúng giờ giấc, ăn khuya, ăn quá no hoặc bỏ bữa; vừa ăn vừa xem phim, đọc sách, chơi game; sử dụng nhiều sản phẩm đông lạnh, không đảm bảo chất lượng; uống nhiều rượu, bia, hút thuốc lá…
Viêm túi thừa
Túi thừa có kích thước nhỏ nằm ở phần dưới của ruột già, sẽ sưng lên trên thành của hệ tiêu hóa nếu bị viêm. Viêm túi thừa khá phổ biến và thường không để lại hậu quả nghiêm trọng. Nhưng nếu bị nhiễm trùng sẽ gây đau bụng dữ dội, buồn nôn và thay đổi nhu động ruột.
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng này gây ra chứng chuột rút, chướng bụng và tiết chất nhầy, thường ảnh hưởng đến ruột già. Nguyên nhân có thể liên quan đến tiêu chảy, táo bón hoặc thực phẩm, căng thẳng, hormone và nhiễm trùng.
Viêm ruột thừa
Khi ruột thừa bị viêm, các bác sĩ có thể phẫu thuật cắt bỏ nó. Nếu bị vỡ, ruột thừa sẽ lây lan vi khuẩn vào ổ bụng và bắt đầu xuất hiện cơn đau từ rốn lan xuống bên phải.
Áp lực tâm lý
Những người phải chịu áp lực quá mức có nguy cơ cao bị đau dạ dày. Bởi vì, áp lực căng thẳng làm dạ dày phải co bóp mạnh, tiết nhiều dịch vị, mất cân bằng và tự bào mòn niêm mạc dẫn tới tình trạng viêm loét.

Đau dạ dày có chữa được không?
Đau dạ dày không phải là căn bệnh nan y, nhưng đây là bộ phận lưu trữ và tiêu hóa thức ăn nên luôn phải hoạt động liên tục trong môi trường ẩm ướt. Vì vậy các vết viêm nhiễm thường lâu lành. Tuy nhiên bệnh hoàn toàn có khả năng hồi phục khi được chữa trị kịp thời, đúng phương pháp và kiên trì. Người bệnh và người nhà không nên quá lo lắng.
Cách chữa đau dạ dày cấp tốc tại nhà
Không ít người bệnh đã tìm đến các bài thuốc dân gian để trị căn bệnh này bởi chúng là những thảo dược dễ tìm, an toàn và tiết kiệm chi phí. Dưới đây là một số cách chữa trị chứng đau dạ dày cấp tốc tại nhà an toàn, hiệu quả và phổ biến nhất.
Lá mơ
Trong dân gian, người ta thường sử dụng lá mơ để chữa bệnh đau bao tử tại nhà. Có thể dùng kèm lá mơ với các món ăn dân giã như cá rô đồng, heo tộc nướng, thịt chó,… Ngoài ra, lá mơ lông còn được bà con sử dụng để điều trị các bệnh ở đường tiêu hóa như đau bụng, kiết lỵ. Theo y học cổ truyền, lá mơ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kích thích tiêu hóa, kháng viêm, giảm đau hữu hiệu.

Cách 1:
- 1 nắm lá mơ lông đem rửa sạch, để ráo nước
- Cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn cùng 200ml nước lọc (có thể thêm chút đường cho dễ uống)
- Lọc lấy nước cốt, loại bỏ bã
- Để uống ngày 2 lần trước khi ăn sáng và tối
Cách 2:
- 1 nắm lá mơ đem rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ
- Trộn với 3 quả trứng gà ta
- Thêm gia vị cho vừa ăn
- Cho vào chảo dầu, rán vàng hai mặt
Dùng nghệ để trị đau dạ dày
Nghệ đã được sử dụng như một phương thuốc chữa các bệnh về dạ dày và gan từ hàng ngàn năm nay, cũng như dùng để chữa lành các vết loét, do tính chất kháng khuẩn của nó. Trong nghệ có hợp chất hoạt động curcumin được cho là có nhiều hiệu ứng sinh học bao gồm chống viêm, chống oxy hóa, kháng sinh, kháng virus và các hoạt động của virus.

Cách 1: Uống nước cốt nghệ tươi
- Gọt vỏ, rửa sạch, 1 củ nghệ tươi
- Xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố
- Lọc lấy nước cốt, loại bỏ bã
- Dùng để uống đều đặn 2 lần/ngày
Cách 2: Kết hợp với mật ong
- Cho 2 thìa tinh bột nghệ vào 250 ml nước ấm, cho thêm 1 thìa mật ong vào khuấy đều
- Duy trì dùng 1 – 2 cốc tinh bột nghệ và mật ong mỗi ngày để có kết quả tốt
Cây lược vàng
Cây Lược vàng (tên khoa học là Callisia fragrans) thuộc họ Thài lài. Dịch ép từ cây lược vàng có khả năng giúp trị lành vết thương, viêm loét dạ dày và giảm đau,…
- Lá lược vàng, rửa sạch, đem ngâm với nước muối loãng khoảng 20 phút
- Vớt ra, để ráo nước sau đó thái nhỏ
- Vắt lấy nước cốt, bỏ bã
- Kiên trì uống mỗi ngày 2 – 3 lần trước bữa ăn để có kết quả
Dùng gừng để trị đau dạ dày
- Gừng rửa sạch, gọt vỏ, thái nhỏ rồi xay nhuyễn
- Vắt nước cốt pha với nước ấm hoặc cho vào tách trà
- Uống mỗi sáng hoặc tối sẽ giảm đau dạ dày sau 2 – 3 ngày.
Dùng lá bạc hà để trị đau dạ dày
Nhai một hoặc hai lá bạc hà mỗi ngày sẽ giúp làm dịu cơn đau hiệu quả.
Mặc dù những bài thuốc dân gian rất an toàn, lành tính tuy nhiên thường không đem lại hiệu quả chữa bệnh triệt để nên việc sử dụng chỉ mang tính chất tạm thời. Nếu bệnh có dấu hiệu nặng, người bệnh vẫn nên được đưa đến cơ sở y tế để thăm khám.
Một số biện pháp phòng tránh bệnh đau dạ dày
Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt
Chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả chữa đau dạ dày. Vì vậy, người bệnh rất cần một chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ và nghỉ ngơi hợp lý. Cụ thể, người bệnh nên ăn đúng giờ, không ăn quá nhiều hay quá ít, ăn đủ bữa, ăn chậm nhai kỹ. Người bệnh nên bổ sung nhiều rau xanh, súp, cháo, trái cây và sữa chua,…
Bên cạnh đó, người mắc bệnh cũng nên bổ sung nước đúng cách. Nên uống nước vào lúc sáng sớm và trước khi ăn. Không nên ăn thực phẩm có vị chua, cay, nóng như tiêu, ớt, tỏ; không ăn thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như đồ chiên rán; không uống nhiều rượu, bia, nước ngọt có ga, hút thuốc lá…

Điều chỉnh tâm lý
Căng thẳng khiến cơ thể con người tiết ra các hormone cung cấp năng lượng cho cơ, làm tăng nhịp tim, thở gấp. Bị căng thẳng thường xuyên sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, gây đau đầu, mất ngủ,… Căng thẳng còn làm cho cơ thể tiết ra nhiều acid hidroclorua, gây tổn thương niêm mạc dạ dày, nặng hơn là viêm loét dạ dày. Chính vì vậy, cả người bị đau dạ dày lẫn người chưa mắc bệnh cần giữ tinh thần thoải mái và tránh căng thẳng kéo dài.
Phòng tránh đau dạ dày bằng phương pháp Massage
Ngoài các biện pháp trên, massage là một biện pháp giảm đau dạ dày hiệu quả an toàn dễ thực hiện.
- Làm ấm hai lòng bàn tay, sau đó áp lên vùng bụng, rồi xoa nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ trong vòng 15 phút
- Bạn có thể thoa thêm chút tinh dầu giúp thư giãn để việc massage hiệu quả hơn
Việc massage giúp khí huyết lưu thông, hỗ trợ tiêu hóa. Dành 15-20 phút tập luyện mỗi ngày không những giúp phòng tránh được bệnh mà còn giúp giữ vóc dáng thon gọn, khỏe đẹp.
Lời kết:
Đau dạ dày là một trong những căn bệnh phổ biến, bệnh tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc phát hiện đúng triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh giúp ích rất nhiều trong quá trình điều trị bệnh. Hy vọng qua bài viết của Phòng Khám Bác Sĩ, bạn đã trang bị được cho mình những kiến thức bổ ích về triệu chứng khi bị đau dạ dày cũng như cách chữa đau dạ dày cấp tốc tại nhà.