Tổng quan Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Sóc Trăng

Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Sóc Trăng

Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Sóc Trăng là mái ấm được xây dựng để đón những người có hoàn cảnh kém may mắn tới nương tựa và trải qua những tháng ngày hạnh phúc dưới sự chăm sóc tận tình của đội ngũ cán bộ y tế. Trong bài viết này, Phongkhambacsi.vn sẽ chia sẻ thông tin chi tiết về địa chỉ, số điện thoại, hoạt động cũng như hướng dẫn thủ tục xin vào viện dưỡng lão. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé! 

THÔNG TIN CHUNG

TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH SÓC TRĂNG 

  • Địa chỉ: 244 Lê Hồng Phong, Phường 3, Thành Phố Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng 
  • Số điện thoại: (0299) 382 1441

TỔNG QUAN

Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Sóc Trăng tọa lạc tại địa chỉ 244 Lê Hồng Phong, Phường 3, Thành Phố Sóc Trăng, là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. Thực hiện chức năng chăm sóc, nuôi dưỡng, phục hồi chức năng, tái hòa nhập cộng đồng, tư vấn, tham vấn, cách thức tiếp cận các dịch vụ xã hội và tổ chức các hoạt động trợ giúp cộng đồng cho đối tượng xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không tự lo được cuộc sống, không nơi nương tựa như: trẻ em mồ côi (trẻ khuyết tật, tâm thần), người cao tuổi, người khuyết tật, người tâm thần mãn tính. 

Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Sóc Trăng
Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Sóc Trăng

GIỜ MỞ CỬA VÀ TIẾP ĐÓN TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH SÓC TRĂNG 

Trung tâm có quy định riêng về thời gian cần mọi người tuân thủ để đảm bảo không gây ảnh hưởng tới các hoạt động thường ngày tại trung tâm. Cụ thể, như sau: 

  • Làm việc từ thứ 2 – 6: 07:30 – 17:00
  • Thứ bảy, chủ nhật đóng cửa

Các đơn vị hỗ trợ và các mạnh thường quân nếu muốn tới thăm nom, tặng quà, hỗ trợ các cụ và các em, có thể liên hệ trước với trung tâm qua số điện thoại (0299) 382 1441. Lưu ý nên đến thăm sớm trước giờ nghỉ ngơi để các cụ nghỉ ngơi. 

ĐỘI NGŨ CHĂM SÓC VÀ CƠ SỞ VẬT CHẤT TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH SÓC TRĂNG 

Đội ngũ y tế và chăm sóc viên 

  • Bác sĩ: phụ trách việc khám và điều trị bệnh cho bệnh nhân. Ngoài ra còn giúp hỗ trợ nghiên cứu các phương pháp điều trị, thuốc men và các thiết bị y tế khác.
  • Chuyên viên tâm lý: cung cấp các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ tâm lý.
  • Chuyên viên kỹ thuật hỗ trợ: giúp người khuyết tật sử dụng đúng các thiết bị hỗ trợ, bao gồm xe lăn, phục hồi chức năng cơ thể và các thiết bị khác.
  • Nhân viên hộ lý: quản lý và chăm sóc đối tượng chu đáo, bảo đảm tốt sinh hoạt cho các đối tượng tại Trung tâm . 
  • Nhân viên giáo dục: giúp các trẻ em mồ côi tăng cường kỹ năng về văn hóa, giáo dục và tâm lý xã hội để phát triển tốt hơn và hướng đến một tương lai tươi sáng.

Cơ sở vật chất 

Tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Sóc Trăng, cơ sở vật chất được thiết kế để phục vụ cho các nhu cầu khác nhau của đối tượng sống tại đây. Phòng khám được trang bị đầy đủ các thiết bị y tế để chăm sóc sức khỏe cho mọi người. Phòng học được trang bị đầy đủ các dụng cụ giáo dục để giúp trẻ em học tập và phát triển. Khu vực ăn uống được thiết kế để cung cấp các bữa ăn dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe bệnh nhân. Ngoài ra, Trung tâm còn có các phòng chờ và phòng giải trí để giúp người dân thư giãn và thực hiện các hoạt động vui chơi, giải tỏa tâm trạng. Khuôn viên của trung tâm rất thoáng mát, có nhiều cây xanh và khu vườn hoa được trang trí đẹp mắt, tạo không gian yên tĩnh và thư thái. Ngoài ra, khuôn viên còn có các khu vực vui chơi giải trí cho trẻ em và các hoạt động thể thao cho người cao tuổi. Tất cả tạo nên một không gian sống tốt cho các đối tượng chăm sóc và giúp họ cảm thấy thoải mái khi sinh sống tại đây.

Cơ sở vật chất
Phòng ngủ tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Sóc Trăng được vệ sinh sạch sẽ

HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH SÓC TRĂNG 

Trung tâm thực hiện tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng cho 103 đối tượng là trẻ mồ côi, người khuyết tật, người cao tuổi. Các hoạt động chăm sóc được tổ chức như sau: 

  • Thức ăn luôn được cải tiến, pha chế đúng theo công thức, để chế độ dinh dưỡng được nâng cao, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và tiết kiệm. 
  • Theo dõi khám và điều trị bệnh các đối tượng theo quy định; nhắc nhở các đối tượng chấp hành tốt nội quy. 
  • Bên cạnh đó, trung tâm còn tạo điều kiện cho người tâm thần, người cao tuổi, trẻ bị bỏ rơi vui chơi, giải trí, lao động sản xuất theo điều kiện sức khỏe. 
  • Mỗi năm vào dịp xuân về, những trường hợp nào có quê hương, có gia đình thì sẽ về quê ăn Tết, còn những trường hợp không có gia đình, người thân sẽ được đón một cái tết đầy ấm áp tại Trung tâm.
  • Ngoài số tiền thiện nguyện của các nhà hảo tâm hỗ trợ, trung tâm còn chi thêm tiền mua sắm các đồ dùng cần thiết để những người cơ nhỡ không nơi nương tựa có được cái Tết đầm ấm nhất. 
  • Trung tâm còn tổ chức các chương trình văn nghệ, các hoạt động cho mọi người trong đêm giao thừa để mọi người cảm thấy mình đang sống trong một gia đình thật sự.
  • Đặc biệt, Trung tâm còn tiếp nhận đối tượng lang thang trong các dịp lễ, Tết.
Lãnh đạo HĐND tỉnh Sóc Trăng trao quà Tết tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Sóc Trăng.
Lãnh đạo HĐND tỉnh Sóc Trăng trao quà Tết tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Sóc Trăng

ĐIỀU KIỆN VÀO TRUNG TÂM 

Trung tâm tiếp nhận các đối tượng có hoàn cảnh kém may mắn như:

  • Trẻ em mồ côi (trẻ khuyết tật, tâm thần).
  • Người cao tuổi neo đơn, không có nơi nương tựa.
  • Người bị khuyết tật.
  • Người bị tâm thần mãn tính. 

Tuy nhiên đối với đối tượng 3 và 4 cần hoàn thiện những giấy tờ được Trung tâm yêu cầu mới có thể chính thức được gia nhập tại đây. 

THỦ TỤC HỒ SƠ XIN GIA NHẬP VÀO TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH SÓC TRĂNG

Trung tâm là một nơi luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm của các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tại tỉnh Sóc Trăng. Chính vì vậy thành phần hồ sơ xin gia nhập cũng cần có sự phê duyệt của chính quyền. Chi tiết như sau:

  • Đơn đề nghị của đối tượng hoặc gia đình, người thân, người giám hộ có đề nghị của Trưởng ấp và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng cư trú.
  • Sơ yếu lý lịch của đối tượng có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.
  • Văn bản xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền về tình trạng tàn tật đối với người tàn tật (nếu có), người tâm thần, người nhiễm HIV/AIDS. 
  • Biên bản của Hội đồng xét duyệt cấp xã (nếu có).
  • Văn bản đề nghị của cấp huyện gửi Sở Lao động – Thương binh xã hội.
  • Quyết định tiếp nhận của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh xã hội.
  • Quyết định đưa đối tượng không còn đủ điều kiện ra khỏi Trung tâm Bảo trợ xã hội về gia đình của Giám đốc trung tâm bảo trợ xã hội. 

Tuy nhiên các thành phần hồ sơ trên chỉ áp dụng đối với những đối tượng vẫn còn có người thân nhưng không có đủ điều kiện chăm sóc. Còn đối với những trường hợp khác Trung tâm sẽ xem xét hoàn cảnh để đưa ra quyết định.  

NỘI QUY SỐNG TẠI TRUNG TÂM 

Nội quy sống tại Trung tâm được thiết lập để đảm bảo an toàn, sức khỏe và tránh các vấn đề liên quan đến sức khỏe và an ninh.

  • Tuân thủ các quy định của trung tâm về các hoạt động sinh hoạt chung, giờ giấc, vệ sinh, an ninh và các hình thức giải trí.
  • Phải giữ vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn và sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.
  • Không chửi bậy, không nói lời xúc phạm, bạo lực hoặc gây hấn với nhau trong Trung tâm. 
  • Không được sử dụng chất kích thích như rượu, bia hoặc các loại chất gây nghiện khác.
  • Tự giác tham gia các hoạt động giáo dục và giải trí được tổ chức tại trung tâm để giúp trang bị kỹ năng và cải thiện cuộc sống của mình.
  • Các đối tượng cùng sinh sống tại trung tâm phải giữ gìn vệ sinh chung để cho nơi đây luôn trong trạng thái sạch sẽ và gọn gàng.

Nếu ai không tuân thủ nội quy, sẽ phải chịu trách nhiệm trước hành vi của mình và Trung tâm có thể đưa ra các biện pháp kỷ luật nhằm đảm bảo trật tự và an toàn cho cư dân khác.

CHIA SẺ VỀ TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH SÓC TRĂNG

Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Sóc Trăng là nơi cung cấp những giá trị đích thực cho cộng đồng, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn. Đây là nơi mà những người có hoàn cảnh  khó khăn có thể tìm được những người thực sự quan tâm và chăm sóc cho họ. Tất cả những đối tượng sinh sống tại đây, đều coi Trung tâm là ngôi nhà chung tràn đầy tình yêu thương, che chở, đùm bọc nhau trải qua những ngày tháng vất vả, đau thương. Cụ bà Ung Thị Thanh Vân nở nụ cười hiền từ bộc bạch: “Tôi vào đây sống được gần 1 năm rồi. Mình không có gia đình, thân nhân thì nơi đây chính là nhà của mình, mọi người giống như người thân, cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, Ban Giám đốc Trung tâm, các cô nuôi cũng lo cho mình kỹ lưỡng lắm”. Đó là niềm tin và sự tri ân của cụ bà đối với những người đã giúp đỡ và chăm sóc cho bà trong suốt thời gian ở đây. Chia sẻ của cụ cũng cho thấy tình cảm và sự chăm sóc tận tình của nhân viên và giám đốc Trung tâm, giúp những người khó khăn tìm thấy niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống. Tình cảm đó thật đáng trân quý biết bao. 

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH SÓC TRĂNG

Hình ảnh khác tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Sóc Trăng
Tặng quà cho Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Sóc Trăng

KẾT LUẬN 

Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Sóc Trăng luôn nỗ lực để mang lại sự hỗ trợ tốt nhất cho cộng đồng và giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt, tại  Phongkhambacsi.vn cung cấp thông tin quan trọng về địa chỉ, hotline, các thành phần hồ sơ gia nhập cũng như những quy định chung của trung tâm. Hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Trung tâm . Chúc bạn có nhiều sức khỏe!

Đánh giá nội dung

Xếp hạng địa điểm này

0.0 / 5 (0 đánh giá)
5
4
3
2
1

Đánh giá địa điểm này

Email của bạn sẽ không được công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tất cả bình luận có chứa đường dẫn website sẽ bị đánh dấu spam

Đăng phòng khám! url Tìm phòng khám