Viêm túi mật là một trong những biến chứng của bệnh tiêu hóa, hay gặp nhất ở lứa tuổi trung niên. Vậy bệnh viêm túi mật có nguy hiểm không? và cách chữa viêm túi mật tại nhà là gì? Hãy cùng Phòng Khám Bác Sĩ hiểu nhé!
Nội dung bài viết
Bệnh viêm túi mật là gì?
Túi mật là một cơ quan nhỏ có hình dạng quả lê nằm bên phải ổ bụng, dưới phần gan. Túi mật chứa mật có dạng lỏng được tiết ra từ gan, sau đó đổ vào ruột non có vai trò hòa tan chất béo giúp tiêu hóa thức ăn.
Bệnh viêm túi mật là tình trạng túi mật bị nhiễm trùng. Tình trạng này có thể dẫn đến viêm túi mật thậm chí là ung thư túi mật nếu không được điều trị kịp thời.
Triệu chứng bệnh
Bệnh viêm túi mật được chia thành hai loại: viêm cấp tính (xảy ra một cách đột ngột) và viêm mạn tính (lặp lại nhiều lần trong nhiều tháng đến nhiều năm). Mỗi loại viêm mang lại các triệu chứng khác nhau ở người bệnh.
Tình trạng viêm túi mật cấp tính có các biểu hiện như sau:
– Bụng bên phải đau dữ dữ dội kèm theo đó là đau vùng vai phải hoặc lưng.
– Trường hợp xảy ra biến chứng nguy hiểm thủng túi mật, cơn đau trở nên trầm trọng hơn do dịch mật tràn vào bụng. Đây là trường hợp đặc biệt nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến mạng sống, cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay lập tức.
– Ngoài ra, người bệnh nhiễm viêm túi mật cấp tính có thể có các triệu chứng sau: bị sốt, có cảm giác buồn nôn, nôn ói.
Đối với bệnh lý viêm túi mật mạn tính gây ra các triệu chứng bao gồm:
– Đau bụng vùng bên phải.
– Đau giữa bụng khi chạm vào.
– Ói và buồn ói, có triệu chứng sốt.
Thời điểm sau khi ăn, các triệu chứng của bệnh xảy ra nhanh và nhiều với mức độ mạnh nhất. Nguyên nhân của tình trạng này là vì sau khi ăn, túi mật phải co bóp để đẩy dịch mật vào tiêu hóa thức ăn ở ruột non.
Nguyên nhân gây bệnh
Một số nguyên dẫn đến bệnh viêm túi mật bao gồm:
– Sỏi mật: Sỏi được tạo thành do các hạt cứng phát triển trong túi mật. Sỏi phát triển lên một kích cỡ nào đó sẽ chặn đường dịch mật, làm dịch mật khó lưu thông. Từ đó, dẫn đến tình trạng viêm
– Nhiễm trùng: Túi mật bị nhiễm trùng do người bệnh nhiễm virus, bệnh HIV AIDS,…
– Xuất hiện khối u ở mật chèn ép và ngăn chặn dịch mật thoát ra khỏi túi mật. Sự tích tụ dịch mật là nguyên nhân gây viêm tại cơ quan này.
– Một số nguyên nhân khác như: vấn đề về mạch máu khiến lưu lượng máu đến túi mật giảm, sẹo nằm trên ống mật gây tắc nghẽn ống mật,
Đối tượng có nguy cơ cao nhiễm bệnh
Những đối tượng sau có nguy cơ nhiễm bệnh viêm túi mật cao hơn so với người bình thường:
- Đối tượng thuộc độ tuổi trung niên trở lên;
- Người hay ăn nhiều chất béo, bị mắc bệnh béo phì;
- Người có thói quen nhịn đói, dạ dày – ruột thường xuyên trống rỗng;
- Tác dụng phụ từ một số loại thuốc đặc trị;
- Phụ nữ đang mang thai có nguy cơ mắc bệnh cao hơn phụ nữ bình thường;
Viêm túi mật có nguy hiểm không?
Nhiều trường hợp viêm túi mật được phát hiện và điều trị muộn. Vì căn bệnh này ít được người mắc chú ý vì triệu chứng của bệnh hay bị nhầm lẫn với nhiều bệnh liên quan đến tiêu hóa, đặc biệt là rối loạn tiêu hóa. Hiện nay, nguyên nhân gây viêm túi mật do sỏi mật hoặc do giun chui đường mật chiếm đến hơn 90%, nhất là khi có tắc nghẽn ống mật.
Biến chứng nguy hiểm khác của bệnh viêm túi mật
Viêm túi mật cấp có thể gây nên nhiều biến chứng thường gặp như tắc nghẽn đường dẫn mật, ứ nước ở túi mật và nhiều biến chứng nghiêm trọng khác như thủng túi mật khiến cho vi khuẩn tràn ra ổ bụng dẫn đến viêm phúc mạc, viêm mủ túi mật ( ổ mủ trong túi mật ) thậm chí nếu không điều trị kịp thời có thể tử vong.
Trong trường hợp nhẹ hơn, viêm túi mật cấp có thể chuyển thành viêm túi mật mạn tính khiến người bệnh luôn mệt mỏi, chán ăn, khó tiêu. Viêm túi mật mạn tính nếu không điều trị dứt điểm có thể làm tăng nguy cơ ung thư túi mật dù tỷ lệ này khá hiếm.
Triệu chứng cảnh báo viêm túi mật nguy hiểm
Để sớm có biện pháp điều trị kịp thời, giải quyết biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm túi mật, bạn cần nhận biết các triệu chứng cảnh báo viêm túi mật cấp và mạn tính sau đây.
Viêm túi mật cấp tính
Triệu chứng điển hình nhất của viêm túi mật là xuất hiện cơn đau quặn ở gan, tiếp theo bệnh nhân bị tắc và nhiễm khuẩn mật. Sẽ có khoảng chừng 60 -70% trường hợp bệnh có thể nhẹ hơn sau khi xuất hiện cơn đau đầu tiên. Nhưng cũng có vài trường hợp khác khi cơn đau kéo dài, sau đó những cơn đau ở vùng hạ sườn phải đến vùng bả vai phải bắt đầu hình thành. Bệnh nhân sẽ đau hơn khi hít sâu, kèm theo một số triệu chứng chán ăn, buồn nôn, bị sốt.
Bên cạnh đó, người bệnh viêm túi mật cấp tính có thể có triệu chứng vàng da xuất hiện khi có viêm, phù nề hoặc ứ mật do đường đi của mật chính bị chèn ép. Thông thường, các triệu chứng này thường đến khá muộn.
Biểu hiện của bệnh ung thư túi mật thường không đặc trưng nên khó nhận ra sớm. Bệnh thường tiến triển nặng khi có triệu chứng và lúc này các tế bào ung thư đã di căn vào các cơ quan xung quanh túi mật như gan, gây khó khăn và gặp nhiều trở ngại trong điều trị.
Viêm túi mật mạn tính
Các triệu chứng của viêm túi mật mạn tính thường tái phát nhiều lần như đau âm ỉ và ấn vào thấy đau vùng hạ sườn phải, đôi khi có thể đau xuyên vai; bụng đầy trướng, ợ hơi, chán ăn, mệt mỏi…
Với những biểu hiện như vậy, nhiều người dễ nhầm lẫn viêm túi mật là bệnh loét dạ dày, tá tràng hay rối loạn tiêu hóa.
Cách chữa viêm túi mật tại nhà
Viêm túi mật là một căn bệnh khó có thể điều trị tại nhà. Người bệnh cần phải đến bệnh viện thăm khám, chẩn đoán và điều trị. Đặc biệt, khi xuất hiện biến chứng viêm túi mật cấp là tình trạng nguy hiểm, cần cấp cứu và người bệnh không thể tự xử lý tại nhà. Vì thế, nếu xuất hiện dấu hiệu nghi ngờ, bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để tránh những rủi ro với sức khỏe.
Chẩn đoán viêm túi mật
Xét nghiệm máu
Thực hiện xét nghiệm máu giúp phát hiện túi mật có bị nhiễm trùng hay không.
Dựa vào xét nghiệm có thể xác định số lượng bạch cầu trong máu. Nếu bạch cầu tăng cao là dấu hiệu của túi mật đang bị nhiễm trùng.
Sử dụng phương pháp sinh hóa máu cũng có thể đánh giá chức năng thận, gan.
Siêu âm
Siêu âm ổ bụng để đánh giá tình trạng viêm túi mật.
Siêu âm sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của túi mật và ống mật. Nó được sử dụng để xác định các dấu hiệu viêm liên quan đến túi mật và có thể giúp hiển thị sỏi mật một cách rõ ràng trên màn hình thiết bị siêu âm.
X quang túi mật
Tiêm/uống chất cản quang sau đó chụp X-quang ngực bụng giúp đánh giá các rối loạn của gan, túi mật và ống mật.
Trong viêm túi mật cấp tính, nó có thể phát hiện tắc nghẽn ống mật.
Chụp cắt lớp vi tính
Chụp cắt lớp vi tính (CT) sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh chi tiết của bụng, gan, túi mật, ống mật và ruột để giúp xác định viêm túi mật hoặc tắc nghẽn dòng chảy mật hoặc đôi khi cũng có thể phát hiện sỏi mật.
Chụp cộng hưởng từ
Chụp cộng hưởng từ (MRCP) tạo ra hình ảnh chi tiết về gan, túi mật, ống mật, tuyến tụy và ống tụy.
Đây là phương pháp giúp phát hiện sỏi mật, viêm túi mật hoặc viêm ống mật hay tắc nghẽn dòng chảy mật.
Điều trị
Điều trị nội khoa
- Sử dụng thuốc có tác dụng giảm đau
- Sử dụng thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng
- Chế độ ăn uống: chế độ ăn kiêng giảm chất béo, chia nhỏ bữa ăn và ăn số lượng ít để giảm áp lực cho mật.
Điều trị ngoại khoa
- Thực hiện gây mê cho bệnh nhân sau đó phẫu thuật nội soi cắt bỏ túi mật
- Phẫu thuật mở bằng cách thực hiện một vết cắt ở bụng và loại bỏ túi mật trong khi bệnh nhân được gây mê.
Nếu không thể phẫu thuật, bệnh nhân có thể được tư vấn thực hiện các biện pháp sau nếu mật bị chặn do sỏi:
- Tán sỏi túi mật qua da;
- Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP;
- Chụp đường mật qua da (PTC).
Lời kết
Hỵ vọng qua bài viết của Phòng Khám Bác Sĩ quý bạn đọc đã nắm được thông tin về bệnh viêm túi mật có nguy hiểm không? và cách chữa viêm túi mật tại nhà. Mong rằng tin tức mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho bạn đọc trong cuộc sống hàng ngày.