Có thể nói, bộ phận quyết định tất cả trên gương mặt con người là mắt, bộ phận quan trọng nhất giúp con người ta thuận tiện sinh hoạt nhất cũng là con mắt. Bởi thế, việc chăm sóc một đôi mắt đẹp, đôi mắt sáng và đôi mắt khỏe là không thể sơ sài được. Tuy nhiên một số bệnh về mắt sẽ khiến cuộc sống của chúng ta ảnh hưởng ít nhiều, đó là viêm bờ mi mắt. Bệnh này chúng ta có thể tự chữa trị tại nhà, và cách chữa viêm bờ mi mắt tại nhà như thế nào cho hiệu quả thì hôm nay Phòng Khám Bác Sĩ sẽ thông tin tới bạn đọc một số mẹo hữu ích.
Viêm bờ mi mắt là gì?
Viêm bờ mi là một bệnh lý nhãn khoa thuộc hệ mãn tính khá phổ biến, đặc trưng bởi tình trạng viêm bờ mi mắt kèm theo với kích ứng mắt. Khô mắt là một trong những biến chứng thường gặp của viêm bờ mi. Nói cách khác, đây là tình trạng viêm biểu bì bờ tự do của mi mắt ,ảnh hưởng đến mi mắt.

bệnh này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính.
Tùy theo tình trạng bệnh mà có thể phân loại tình trạng như sau:
- Viêm bờ mi trước: Vị trí viêm: phía bên ngoài mí mắt ở dưới chân lông mi. Nếu không được chữa trị đúng cách và hợp lí, có thể làm tổn thương đến giác mạc.
- Viêm bờ mi sau: Vị trí viêm: phía bên trong bờ mi. Ngoài gây viêm, tình trạng này còn là nguyên nhân của các bệnh: mụt lẹo, chắp mắt.
Đây là bệnh không lây nhiễm, Thế nhưng, khi mắc phải bệnh này, vùng mắt rất dễ bị kích ứng và đỏ, rát. Điều này khiến nhiều người bị với bệnh viêm kết mạc hay còn gọi với cái tên dân gian là đau mắt đỏ. Bạn cần phải phân biệt thật rõ để có cách điều trị phù hợp.
Biểu hiện bệnh viêm bờ mi mắt
Đối với người mắc bệnh này, có lẽ sẽ rất dễ dàng để phát hiện bệnh của mình. Nếu bạn cảm thấy mắt, đặc biệt phần mí mắt của mình có xuất hiện những biểu hiện sau thì hãy sớm tự chuẩn đoán được rằng mình bị bệnh viêm bờ mi mắt nhé. Một số biểu hiện dễ nhận biết như dưới đây:
- Đỏ mắt
- Phần mí mắt bị đỏ, sưng hoặc ngứa
- Cảm giác như có sạn (như có dị vật) hoặc cảm giác nóng rát ở phần mắt
- Ghèn tích tụ nhiều ở phần mi mắt và lông mi
- Chảy nước mắt nhiều ( một dấu hiệu của bệnh khô mắt)
- Đóng vảy ở lông mi và rụng lông mi vào mỗi buổi sáng
- Da ở phần mí mắt bị bong tróc hoặc đóng vảy
- Nhạy cảm đối với ánh sáng mạnh
- Nhìn mờ so với trước kia khi bạn chỉ nhìn thoáng qua, cải thiện tình trạng nhìn mờ khi chớp mắt

Viêm bờ mi thường gặp ở người lớn nhiều hơn trẻ em và tỷ lệ mắc bệnh tăng dần dần theo độ tuổi. Trẻ em cũng có thể có các đợt viêm bờ mi trước hoặc sau rất kịch tính, thường đặc trưng bởi các phát hiện ở nơi kết mạc và giác mạc nhiều hơn ở người lớn.
Tùy thuộc vào mức độ bệnh mà bạn đang gặp phải có thể có một hoặc toàn bộ dấu hiệu viêm bờ mi như trên. Ngoài ra, triệu chứng bệnh này có thể kéo dài liên tục hoặc thường xuyên tái phát.
Nguyên nhân gây bệnh viêm bờ mi mắt
Viêm bờ mi mắt thường được chia làm 2 nhóm: viêm bờ mi trước và viêm bờ mi sau. Bờ mi trước là toàn bộ phần mi mắt xung quanh chân lông mi. Bờ mi sau liên quan đến các tuyến tiết chất nhờn của mi mắt, ở phía sau chân lông mi (tuyến Meibomian). Ở mỗi nhóm khác nhau sẽ có những nguyên nhân gây bệnh cũng khác nhau. Dưới đây cụ thể cho mỗi loại:
Nguyên nhân gây viêm bờ mi trước
- Nhiễm trùng: do loại vi khuẩn thường gặp nhất đó là Staphylococcus.
- Do tăng tiết bã nhờn, nằm trong bệnh lý viêm da tiết bã (liên quan đến tăng tiết bã nhờn vùng nếp mũi – môi, da đầu, sau tai, …).
Nguyên nhân gây viêm bờ mi sau
- Do những điều bất thường của hoạt động tuyến bờ mi.
- Người bị có bệnh lý về da như mụn trứng cá đỏ, thường sẽ có bất thường tuyến này.
Ngoài ra, nhìn chung, bệnh viêm bờ mi mắt còn xuất phát từ một số nguyên nhân như: vệ sinh mắt không sạch hoặc sử dụng thuốc, mỹ phẩm, … ảnh hưởng tới phần mi mắt. Bạn hãy chú ý bảo vệ sức khỏe đôi mắt của mình bằng cách phòng, ngừa bệnh thông qua các cách chữa viêm bờ mi mắt tại nhà nhé.
Bệnh viêm bờ mi mắt liệu có nguy hiểm không?
Viêm bờ mi mắt có nguy hiểm không là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Trên thực tế viêm bờ mi mắt có thể ảnh hưởng đến bất kỳ độ tuổi nào. Và đây không phải là bệnh lây nhiễm qua mắt, không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nó trực tiếp gây kích thích mắt, nhưng ít có ảnh hưởng đến thị lực, trừ khi nó để lại những biến chứng gây ảnh hưởng đến giác mạc.
Nhưng bạn cũng cần để ý, tùy vào bệnh trạng, tùy từng cơ thể và cách chữa viêm bờ mi mắt của bạn mà có những trường hợp nặng hơn. Biến chứng mà bệnh này để lại như:
- Nhiễm trùng cấp tính
- Lẹo mắt
- Viêm túi lệ
- Rụng lông mi
- Làm nặng thêm các bệnh về giác mạc…
Vì thế, để đảm bảo cho sức khỏe đôi mắt và sở hữu đôi mắt đẹp, bạn hãy chú ý bệnh trạng của mình và chọn cách chữa viêm bờ mi mắt tại nhà hoặc đi bệnh viện nhé. Thường thì nếu khi phát hiện bệnh còn ở trạng thái nhẹ, có thể áp dụng chữa viêm bờ mi mắt tại nhà để dần dần khắc phục. Tuy nhiên nếu gặp các trường hợp dấu hiệu bệnh nặng, biểu hiện bất thường thì hãy đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và chữa trị kịp thời nhất và tránh để lại những biến chứng không đáng có.
Cách chữa viêm bờ mi mắt tại nhà đơn giản và hiệu quả
Đối với những trường hợp đang bị bệnh viêm bờ mi mắt, có thể áp dụng một số cách chữa viêm bờ mi mắt tại nhà dưới đây để chữa trị bệnh nhé:
- Vệ sinh mắt: Rửa tay thật sạch trước khi thực hiện, đắp gạc ấm trên mí mắt trong 5 phút. Kế tiếp, dùng tăm bông, khăn mềm hoặc miếng vải nhỏ nhúng vào nước muối ấm(muối biển pha loãng hoặc tốt nhất nên dùng nước muối sinh lí) rồi lau nhẹ nhàng quanh bờ mi. Sau đó,hãy nhớ rửa lại bằng nước sạch. Thực hiện trên cả 2 mắt.

- Chà bờ mi: Dùng miếng gạc sạch hay tăm bông thấm nước nóng chà qua lại nhẹ trên hàng lông mi, mỗi mi khoảng 15 giây.
- Chườm khô cho mắt: Có thể dùng trứng luộc đang ấm nóng hoặc cho nước ấm vào chai; đắp/chườm vào mi mắt khi nhắm mắt ít nhất 1 phút; lăn đi lăn lại trên mi, thực hiện 2 – 3 lần/ngày. Điều này sẽ làm loãng những chất tiết có dầu ở tuyến bờ mi. Giúp giảm tình trạng khô mắt.
- Massage mi: Dùng tay massage nhẹ nhàng qua lại xung quanh bờ mi; thực hiện mỗi ngày 2 lần.
- Giữ gìn đôi mắt luôn sạch sẽ. Nên đeo kính mỗi khi ra đường tránh bụi bẩn tác động khiến bệnh tái phát
- Bổ sung thêm vitamin A, C để phục hồi những tổn thương bệnh viêm bờ mi gây ra
- Bổ sung omega – 3: Khi sử dụng dưỡng chất này cần một thời gian 3-6 tháng trước khi thấy hiệu quả rõ ràng.
- Đắp túi trà đen: giúp ức chế và ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn lên mi mắt
- Sử dụng dầu dừa: Thấm dầu dừa với lượng vừa đủ vào bông gạc rồi đắp lên mi mắt bị viêm khoảng 20 phút, sau đó hãy rửa lại với nước sạch.
- Nháy mắt: Hoạt động này sẽ giúp tuyến meibomius tiết dầu nhờn. Nhờ vậy tránh được việc tắc nghẽn khiến mi mắt khô và bị viêm nhiễm.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng kính áp tròng hay trang điểm
- Để đôi mắt của bạn luôn được nghỉ ngơi
- Ngủ đủ giấc và đúng giờ, tránh ánh sáng trực tiếp

- Hạn chế làm việc với máy tính; hạn chế sử dụng điện thoại quá gần mắt, xem tivi trong thời gian lâu
- Nếu tình trạng bệnh viêm do nhiễm trùng nhiều: Bệnh nhân có thể phối hợp với thuốc mỡ kháng sinh để tra mắt
- Thuốc nhỏ kháng viêm cũng có thể được chỉ định trong một số trường hợp viêm bờ mi

- Kháng sinh dạng uống có thể cần thiết cho một số trường hợp.
Trên đây là một số cách chữa viêm bờ mi mắt tại nhà đơn giản. Tuy nhiên nếu bạn muốn đạt hiệu quả cao trong quá trình tự chữa trị viêm bờ mi thì hãy thực hiện đúng theo hướng dẫn. Có thể tùy cơ thể và tùy theo cách điều trị của mỗi người; mà hiệu quả có thể nhanh hoặc chậm hơn. Nhưng chỉ cần bạn thực hiện những cách mà chúng tôi gợi ý. Chắc chắn kết quả sẽ không làm bạn thất vọng.
Chữa viêm bờ mi mắt tại nhà cần lưu ý gì?
Chữa viêm bờ mi mắt tại nhà là một trong những cách đơn giản nhất; đỡ tốn kém nhất mà hiệu quả cũng không tệ. Tuy nhiên, một số người không quá hiểu về phương pháp. Nên dẫn tới sai sót về cách làm và hiệu quả không tốt.
Chính vì vậy, yêu cầu đầu tiên là hãy thực hiện đúng, đủ và nghiêm túc. Những cách chữa viêm bờ mi mắt tại nhà mà chúng tôi gợi ý
Ngoài ra, nếu tình trạng sau quá trình tự điều trị viêm bờ mi mắt tại nhà không đỡ; hoặc có biểu hiện sau đây. Cần tới bệnh viện chuyên khoa mắt để thăm khám và nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ:
- Mắt không thể nháy hay hoạt động được
- Sử dụng thuốc có thành phần kích ứng, dị ứng với cơ thể
- Chảy nước mắt quá nhiều, thời gian dài
- Đau nhức, sưng và nóng đỏ dữ dội
- Nhìn mờ đi nhiều trong thời gian ngắn
Kết luận
Có thể nói rằng, bệnh viêm bờ mi mắt là một bệnh không lây nhiễm. Nếu bạn có trực tiếp tiếp xúc với bệnh nhân cũng sẽ không có khả năng sẽ bị lây bệnh. Tuy nhiên viêm bờ mi là một bệnh lý phổ biến; đặc biệt ở người trung niên và người cao tuổi. Đây là bệnh lý mạn tính; dù ít xảy ra nguy hiểm nhưng lại gây ra nhiều khó chịu cho bệnh nhân như ngứa ngáy; cảm giác mắt có dị vật; bỏng rát; hay khô mắt… Ở bài viết hôm nay Phòng Khám Bác Sĩ đã đưa đến cho bạn đọc một số thông tin hữu ích về bệnh viêm bờ mi mắt. Đồng thời gợi ý một số cách chữa viêm bờ mi mắt tại nhà. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc.