Cách chữa nóng rát dạ dày tại nhà hiệu quả nhất

Nóng rát dạ dày là vấn đề phổ biến ở rất nhiều người. Dạ dày ảnh hưởng rất nhiều đến hệ tiêu hóa, sinh hoạt hàng ngày cũng như sức khỏe của người bệnh. Nóng rát dạ dày là một trong những dấu hiệu rất thường gặp ở dạ dày. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng nóng rát dạ dày và cách chữa trị nóng rát dạ dày tại nhà như thế nào. Hôm nay hãy cùng Phòng Khám Bác Sĩ để hiểu rõ hơn về bệnh lý này nhé!

Chức năng của dạ dày

Sau khi thức ăn được nghiền nhỏ ở khoang miệng sẽ được chuyển tới dạ dày. Ở dạ dày, thức ăn hầu như không có biến đổi gì về mặt hóa hóa, chỉ một phần tinh bột được chuyển hóa. Vì vậy dạ dày là nơi đầu tiên xảy ra các phản ứng hóa học tiêu hóa thức ăn protein như cá, thịt,… Tại đây, dạ dày tiết enzim pepsin, enzim này giúp chuyển hóa thức ăn có protein thành chuỗi polipeptit dài. Từ đó, dạ dày co bóp từng đợt chuyển thức ăn xuống ruột non, khi xuống ruột non thức ăn sẽ được chuyển hóa thành chuỗi polipeptit ngắn rồi được hấp thụ vào cơ thể.

Triệu chứng của nóng rát dạ dày

Chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc các triệu chứng phát hiện bản thân bị nóng rát dạ dày là như thế nào? Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn biết một số triệu chứng phổ biến của nóng rát dạ dày.

Triệu chứng của nóng rát dạ dày
Triệu chứng của nóng rát dạ dày

Nóng rát dạ dày sau khi ăn

Sau khi ăn những món cay hoặc các chất kích thích nhiều người thường bị nóng rát dạ dày. Bởi vì thức ăn cay, nóng làm tăng nguy cơ đầy bụng, khó tiêu ở vùng bụng. Thường thì thời gian đầu những biểu hiện còn nhẹ và hầu như không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến dạ dày trở nên nghiêm trọng khiến cơ thể đau nhức, mệt mỏi, chán ăn, suy nhược.

Sau khi ăn những món cay hoặc các chất kích thích nhiều người thường bị nóng rát dạ dày
Sau khi ăn những món cay hoặc các chất kích thích nhiều người thường bị nóng rát dạ dày

Sau khi sử dụng đồ uống có cồn dạ dày bị nóng rát

Đồ uống có cồn khi đi vào dạ dày làm mỏng lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày, lâu dài có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến dạ dày như loét dạ dày, biến chứng nặng có thể gây thủng dạ dày hoặc ung thư. Ngoài ra, đồ uống có cồn còn làm ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của dạ dày.

Bên cạnh đó, uống rượu bia nhiều khiến chướng bụng, nóng rát, hơi thở nóng hoặc có mùi chua, đau bụng.

Ngoài ra, còn một số triệu chứng điển hình khác của nóng rát dạ dày:

  • Thường xuyên có cảm giác buồn nôn hoặc nôn.
  • Đau quặn thắt bụng.
  • Sau khi ăn có cảm giác đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.
  • Thường xuyên Ợ nóng hoặc ợ chua.
  • Chán ăn.
  • Cơ thể mệt mỏi, không có sức.
  • Tụt huyết áp, chóng mặt hoặc mất tập trung.
  • Táo bón hoặc tiêu chảy.
  • Nóng rát vùng ngực, tức lồng ngực.
  • Có tình trạng khó thở hoặc ho kéo dài.
  • Xuất hiện tình trạng nôn ra máu, đi ngoài phân màu đen hoặc có máu.

Nguyên nhân gây ra nóng rát dạ dày

Dạ dày là môi trường axit, đây cũng là nơi đầu tiên chứa đựng thức ăn để chuyển hóa thức ăn. Vậy nên khi nồng độ axit trong dạ dày tăng cao sẽ gây ra rất nhiều bệnh, trong đó có nóng rát dạ dày. Sau đây là một số nguyên nhân gây ra nóng rát dạ dày:

Chế độ ăn uống

  • Ăn đồ cay như đồ ăn nhiều ớt, tương ớt, hạt tiêu,… làm dạ dày đầy ứ, kèm theo triệu chứng ợ hơi, đau bụng và nóng rát. Bởi thức ăn cay có chứa nhiều capsaicin – đây là một chất có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, gây ra triệu chứng nóng rát, khó tiêu cho dạ dày.
  • Ăn thực phẩm giàu chất xơ hòa tan. Đặc điểm chất xơ hòa tan khó tiêu hóa và ít giá trị dinh dưỡng. Một số thức ăn có chứa chất xơ hòa tan như yến mạch, lúa mạch, các loại đậu, trái bơ, măng tây.
  • Bữa ăn có ít chất xơ như rau củ quả, trái cây,… cũng khiến dạ dày bị nóng rát sau ăn.
  • Cơ thể mắc chứng không dung nạp đường sữa, kém hấp thu fructose. Bên cạnh đó, người bệnh còn có các triệu chứng như táo bón, tiêu chảy, đau bụng,…
  • Thường xuyên ăn đồ chua. Các thức ăn chua thường chứa nhiều axit như chanh, xoài, cóc, me, măng,… Điều này khiến độ pH trong dạ dày tăng cao, gây ra ợ chua cũng như nóng rát dạ dày.
  • Ăn quá no. Điều này khiến dạ dày hoạt động liên tục, quá mức cũng gây nóng rát dạ dày
  • Bỏ bữa, ăn không đúng bữa. Dạ dày sẽ điều tiết và hình thành cơ chế tiết dịch vị đúng giờ. Vì vậy, việc bỏ bữa hay ăn không đúng bữa khiến dạ dày tiết dịch vị nhiều nhưng không có thức ăn để tiêu hóa thì dịch vị sẽ dần phá hủy lớp niêm mạc dạ dày, gây ra tình trạng viêm loét, nóng rát dạ dày.
  • Uống rượu, bia: Nồng độ cồn trong bia, đặc biệt là rượu rất cao, chúng sẽ kích thích dạ dày tiết nhiều axit, khiến cơ thể bị mất nước. Vì vậy khi uống rượu, bạn sẽ thường cảm giác khát nước. Vì vậy khi uống rượu sẽ làm dạ dày nóng rát cũng như đau dạ dày.
  • Đồ uống có ga: Nước uống có ga có khả năng làm tăng lượng axit trong dạ dày, gây nóng rát hoặc thậm chí loét dạ dày. Thêm vào đó khi uống đồ uống có ga sẽ gây đầy bụng và ợ hơi bởi vì đồ uống có ga cũng khiến không khí đi vào dạ dày nhiều hơn.
Uống rượu bia sẽ làm dạ dày nóng rát cũng như đau dạ dày
Uống rượu bia sẽ làm dạ dày nóng rát cũng như đau dạ dày

Do các bệnh lý liên quan đến dạ dày

Một số bệnh lý khác của dạ dày cũng dẫn đến tình trạng nóng rát dạ dày. Một số bệnh phổ biến như:

  • Bệnh viêm loét dạ dày: bệnh này thường do lớp niêm mạc của dạ dày bị viêm hay bị tác động do dịch vị của dạ dày. Biểu hiện rõ nhất của nó là cảm giác mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, nóng rát dạ dày, đau quặn từng cơn,…
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: bệnh này sẽ khiến người bệnh có cảm giác nóng rát từ dạ dày tới cổ họng, kèm theo cảm giác buồn nôn, ợ hơi, ợ nóng, ợ chua,…

Căng thẳng

Trong cuộc sống thường nhật, việc căng thẳng trong học tập và công việc là điều khó lòng tránh được. Thế nhưng nếu bạn không có những biện pháp kiểm soát và giảm được căng thẳng thì điều này sẽ khiến bạn gặp phải những vấn đề về dạ dày, trong đó có nóng rát dạ dày. Có thể bạn không biết rằng, căng thẳng sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn, khiến dịch vị trong dạ dày tiết nhiều hơn, lâu dần dẫn đến tình trạng trào ngược axit dạ dày.

Dị ứng hoặc không tiêu hóa được thức ăn

Trong một số trường hợp khác, khi ăn thức ăn mà cơ thể bị dị ứng hoặc không tiêu hóa được thì ở vùng thượng vị sẽ xảy ra phản ứng. Điều này còn kèm theo một số triệu chứng như buồn nôn hoặc nôn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra nóng rát dạ dày.

Dược phẩm

Khi bạn uống nhiều thuốc tây, nhất là thuốc kháng sinh, nó có thể phá hủy lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày của bạn. Điều đó làm tăng nguy cơ nóng rát dạ dày cũng như mắc các bệnh về dạ dày khác.

Cách chữa nóng rát dạ dày tại nhà

Nóng rát dạ dày sẽ gây các cảm giác rất khó chịu cho cơ thể, nó ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày cũng như việc học tập, làm việc của bạn. Vì thế, sau đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số cách chữa trị nóng rát tại nhà:

Dùng thuốc

Bạn chỉ nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Lưu ý uống thuốc theo đúng liều lượng, đặc biệt trong thời gian này phải kiêng rượu, bia, các chất kích thích,… để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Bạn chỉ nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Bạn chỉ nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Uống các loại trà tốt cho dạ dày

Nếu tình trạng nóng rát dạ dày của bạn không liên quan đến các bệnh lý thì bạn hoàn toàn có thể cải thiện triệu chứng nóng rát bằng uống trà:

  • Trà hoa cúc: Hoa cúc có vị thơm nhẹ, có tác dụng làm dịu các cơn co thắt ở dạ dày. Cách pha trà hoa cúc cũng rất đơn giản. Đầu tiên bạn rửa sạch hoa cúc khô. Tiếp theo, bạn cho vào ly cùng với trà túi lọc và 100ml nước sôi. Sau đó chờ cho tới khi hoa cúc bung đều, có mùi thơm nhẹ thì có thể uống.
  • Trà gừng: Gừng không chỉ dùng trong nấu ăn mà còn là dược liệu chữa bệnh rất hiệu quả. Cách làm trà gừng như sau, bạn lấy 1 củ gừng tươi, cạo vỏ và rửa sạch. Sau đó, bạn thái lát mỏng hoặc đâm nhỏ ra và cho vào ly nước sôi cùng với một túi trà. Bạn nên uống vào mỗi buổi sáng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Trà gừng có công dụng tốt trong điueef trị nóng rát dạ dày
Trà gừng có công dụng tốt trong điueef trị nóng rát dạ dày

Ngoài ra, bạn còn cần duy trì một chế độ sinh hoạt hợp lý cũng như một thực đơn ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng thì tình trạng nóng rát dạ dày mới nhanh chóng được cải thiện.

Cách phòng tránh và cải thiện nóng rát dạ dày

Mặc dù tình trạng nóng rát dạ dày đã được cải thiện nhưng nếu vẫn duy trì những thói quen sinh hoạt và ăn uống không hợp lý cũng khiến bệnh tái phát và trở nên nghiêm trọng hơn. Vậy nên bạn cần hạn chế hoặc bỏ những thói quen không tốt như sau:

  • Ăn không đúng bữa.
  • Ăn nhanh, nhai không kỹ. Việc này khiến dạ dày co bóp với cường độ cao, gây ra những bệnh về dạ dày.
  • Thường xuyên nhịn đói hoặc bỏ ăn sáng. Bữa ăn sáng rất quan trọng vì sau một đêm dài thì trong dạ dày không còn thức ăn. Vậy nên buổi sáng mà không ăn thì dịch vị trong dạ dày khi tiết ra không có thức ăn tiêu hóa sẽ tác động lên niêm mạc dạ dày, khiến đau bụng và khó chịu.
  • Hút thuốc lá.
  • Ít tập thể dục hay vận động. Việc tập thể dục không những tốt cho sức khỏe mà còn tốt cho dạ dày. Vì tập thể dục sẽ giúp bạn có một tinh thần thoải mái và tăng sức đề kháng cho bạn.
  • Uống nước có gas, rượu bia, các nước uống có chất kích thích, nhất là khi bụng đói.
  • Ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh.
  • Thức khuya.
  • Uống sữa lúc bụng đói.

Khi nào cần đi khám bác sĩ

Khi phát hiện bản thân bị nóng rát dạ dày và bạn có xuất hiện tình trạng sau đây kèm theo thì nên đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị hiệu quả và kịp thời, tránh dẫn tới những trường hợp nguy hiểm.

  • Buồn nôn hoặc nôn kéo dài
  • Đau bụng quặn thắt từng cơn kéo dài
  • Ợ nóng hoặc ợ chua liên tục
  • Đi ngoài ra máu

Lời kết

Nóng rát dạ dày là tình trạng xảy ra khá phổ biến. Nếu bạn phát hiện và điều trị đúng cách tình trạng này sẽ được cải thiện. Bên cạnh đó, nếu phát hiện tình trạng nóng rát dạ dày còn nhẹ thì việc chữa trị tại nhà sẽ hiệu quả hơn. Mong rằng cách chữa trị nóng rát dạ dày tại nhà Phòng Khám Bác Sĩ đã đem tới cho bạn sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng nóng rát dạ dày của bản thân cũng như gia đình. Các bạn hãy theo dõi chúng tôi để có thêm nhiều kiến thức y học và chăm sóc tốt cho bản thân cũng như gia đình nhé. Cảm ơn bạn đã đọc!

Đánh giá nội dung

Xếp hạng địa điểm này

0.0 / 5 (0 đánh giá)
5
4
3
2
1
Đăng phòng khám! url Tìm phòng khám