HP không còn là một cái tên quá đỗi xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn một số ít vẫn chưa hiểu rõ về căn bệnh HP này. Vậy HP là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh này như thế nào? Hãy cùng phongkhambacsi.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
HP là bệnh gì?
Bệnh HP là một tình trạng mà cơ thể đang bị nhiễm vi khuẩn HP. HP là một loại vi khuẩn có tên khoa học là Helicobacter pylori, là một loại xoắn khuẩn đường tiêu hóa. Loại vi khuẩn này sống trong lớp dịch nhầy bảo vệ dạ dày. Khi bị nhiễm vi khuẩn HP, dạ dày sẽ bị tổn thương bởi các hoạt động của loại vi khuẩn này. Với sự tác động mạnh mẽ của chúng sẽ gây ra một số biến chứng nghiêm trọng. Có thể kể đến như viêm loét dạ dày; xuất huyết tiêu hóa; lủng dạ dày; thậm chí là có thể gây ung thư dạ dày.
Theo kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy rằng hơn nửa dân số toàn cầu đã bị nhiễm HP. Bệnh này xuất hiện đa số ở các nước đang phát triển với tần suất nhiễm rất cao ở người lớn và trẻ em từ độ tuổi 2-8 tuổi. Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm HP cũng ở ngưỡng rất cao khoảng hơn 70% ở người lớn.
Nguyên nhân gây ra bệnh HP
Theo nhiều chuyên gia cho biết rằng bệnh HP có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau đây là một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng nhiễm vi khuẩn HP:
- Chế độ ăn uống: Hiện nay tình trạng thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc đang là vấn đề nhức nhối của xã hội. Việc thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm này; ăn đồ tươi sống; không chế biến kỹ là những nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm HP.
- Sử dụng nguồn nước ô nhiễm: Bên cạnh với thực phẩm bẩn, vấn đề nguồn nước cũng đáng được quan tâm. Khi dùng nguồn nước bẩn, mất vệ sinh kéo dài sẽ dẫn đến nhiễm HP với tỉ lệ cao hơn.
- Tiếp xúc với người nhiễm bệnh HP: Nếu bạn đang sinh sống và làm việc ở khu vực đông người thì tỷ lệ nhiễm HP cực cao. Các con đường lây nhiễm HP như qua con đường như hôn nhau; dùng chung vật dụng cá nhân (ăn chung, uống ly nước chung, dùng chung bàn chải đánh răng).
- Ý thức vệ sinh kém : Vấn đề vệ sinh không gian sinh hoạt còn kém. Hoặc không thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ đây cũng là một nguyên nhân chính gây nhiễm HP.
Bệnh HP có thể lây qua đường nào?
Theo những thông tin được cung cấp ở trên thì chúng ta có thể nhận thấy rằng tỷ lệ người nhiễm bệnh HP là cự kỳ cao. Vậy vi khuẩn HP lây những con đường nào? Sau đây là một số con đường lây nhiễm chính của loại vi khuẩn này:
Thông qua đường miệng
Vi khuẩn Helicobacter pylori có thể được tìm thấy trong nước bọt; mảng bám trên răng và khoang miệng của bệnh nhân. Vì vậy, loại vi khuẩn này có thể được truyền từ người này sang người khác qua việc sử dụng chung đồ sinh hoạt hằng ngày. Một số hoạt động như dùng chung bát đĩa, hôn nhau, ăn uống,… có nguy cơ lây nhiễm rất cao. Tại Việt Nam, theo ghi nhận trẻ em có nguy cơ nhiễm HP đáng kể. Có một số lý do được tìm thấy như việc các bà mẹ thường mớm cho con ăn là một nguyên nhân gây lây nhiễm HP cho trẻ.
Thông qua chất thải sinh hoạt
Bên cạnh việc lây nhiễm qua đường miệng, loại vi khuẩn này còn cư trú trong phân của người bị bệnh. Nếu người bệnh không vệ sinh sạch sẽ tay sau khi đi vệ sinh; rồi chạm vào các vật dụng sẽ là con đường gián tiếp gây lây nhiễm. Ngoài ra các loài trung gian như chuột, gián hay ruồi…; có tiếp xúc với nguồn bệnh rồi bám vào thức ăn cũng là một nguyên nhân đáng lo ngại.
Sử dụng chung dụng cụ y tế, đồ dùng sinh hoạt
Khi nội soi dạ dày tại cơ sở y tế có thể chuyển vi khuẩn Helicobacter pylori trong dạ dày. Loại vi khuẩn này có thể lây từ người bệnh sang người lành nếu ống nội soi không được vệ sinh kỹ lưỡng.
Hơn nữa, vi khuẩn HP có thể được tìm thấy trong nhiều môi trường khác nhau. Bao gồm đất, nước và không khí. Khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, chúng sẽ dính vào những thứ xung quanh và lây sang người lành khi họ dùng chung đồ dùng.
Vi khuẩn HP có thể gây ra bệnh gì?
Khi cơ thể người bệnh bị nhiễm vi khuẩn HP thì sẽ gây ra rất nhiều triệu chứng và bệnh lý liên quan. Dưới đây là một số bệnh lý liên quan cơ bản:
- Loét dạ dày tá tràng
Helicobacter pylori xâm nhập vào dạ dày có thể dẫn đến viêm dạ dày mãn tính. Là tình trạng viêm niêm mạc dạ dày tại vị trí nhiễm trùng. Tại đây, nó sẽ giải phóng các nội độc tố như VagA, CagA khi phát triển trong dạ dày. Các độc tố này làm tổn thương và phá hủy các tế bào niêm mạc dạ dày, gây ra các ổ viêm, loét. Dạ dày không thể thực hiện tốt vai trò tiêu hóa thức ăn do các axit, thức ăn sẽ ăn sâu vào các vết viêm.
- Viêm dạ dày HP dương tính
Viêm dạ dày được biết đến là một bệnh dạ dày phổ biến. Nó gây khó chịu ở dạ dày, buồn nôn, đầy bụng, ợ chua và các triệu chứng khác do niêm mạc dạ dày bị viêm. Viêm niêm mạc được hiểu đơn giản là bề mặt niêm mạc đang bị tổn thương. Nếu kết quả xét nghiệm vi khuẩn HP dương tính, thì vi khuẩn HP có trong dạ dày. Nếu kết quả là âm tính, chứng tỏ không có vi khuẩn Hp trong dạ dày.
- Ung thư dạ dày
Helicobacter pylori là nguyên nhân phổ biến nhất của ung thư dạ dày. Viêm dạ dày do Helicobacter pylori gây ra làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày lên gấp nhiều lần (6 lần). Tuy nhiên, rất may tỉ lệ người nhiễm bệnh HP tiến triển thành ung thư rất thấp. Việc này được lý giải rằng, có tới 200 giống vi khuẩn H.pylori khác nhau; nhưng chỉ một số ít trong số chúng sở hữu gen chết người CagA. CagA là gen sản sinh ra một loại protein gây tổn thương nghiêm trọng cho tế bào dạ dày. Các tế bào có hại tập trung lại và sinh sôi nảy nở dẫn đến các khối u ác tính không chỉ phát triển trong dạ dày mà còn lan rộng ra các vùng khác trên cơ thể.
Cách nhận biết nhiễm vi khuẩn HP
Khi người bệnh nhiễm bệnh HP thường triệu chứng kh biểu hiện rõ ràng. Chúng sẽ có những biểu hiện gần giống với các bệnh về đường tiêu hóa thường gặp. Sau đây là một số biểu hiện được ghi nhận khi người bệnh nhiễm HP
Đầy hơi, chướng bụng
Khi bị nhiễm HP, người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy chướng bụng đầy hơi. Tình trạng này xảy ra ngay đi bụng đang rỗng, bụng đói; đặc biệt là trước khi ngủ. Hơn nữa, khi bạn ăn thức ăn dầu mỡ, rượu bia thì cảm giác chướng bụng rõ ràng hơn. Vì vậy người bệnh sẽ không có cảm giác đói và ăn ít hơn bình thường.
Đau bụng
Bệnh HP sẽ gây ra cảm giác đau bụng cho người bệnh, đặc biệt là vùng thượng vị. Khi xuất hiện cơn đau bụng, người bệnh sẽ có cảm thấy khó chịu kèm nóng rát. Những cơn đau sẽ xuất hiện bất chợt đặc biệt là những lúc đói, trước khi đi ngủ.
Buồn nôn kèm nôn ói
Khi bạn thường xuyên có cảm giác buồn nôn và nôn ói thường xuyên thì có thể bạn đang bị nhiễm HP. Khi nôn bạn không nôn ra thức ăn. Đa số là nước và dịch nhầy từ dạ dày. Đặc biệt hơn, chất nôn có màu thẫm gần như đen. Đây có thể là máu đông ở vết loét dạ dày cho vi khuẩn Helicobacter pylori gây nên.
Ợ nóng kèm trào ngược
Đây là những biểu hiện thường gặp ở những người nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori. Ợ nóng kèm trào ngược sẽ đem lại cảm giác khó chịu và nóng rát từ vùng bụng cho người bệnh.
Cơ thể mệt mỏi, suy nhược
Khi mắc phải bệnh HP thì cơ thể người bệnh thường xuyên trong tình trạng mệt mỏi, uể oải. Các triệu chứng của nó mang đến cảm giác lười ăn, cơ thể sụt cân không kiểm soát.
Gây rối loạn tiêu hóa
Vi khuẩn HP có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa ở đường tiêu hóa. Tiêu chảy có thể phát triển khi ruột hấp thụ quá nhiều nước. Trong một số trường hợp hiếm hoi, vi khuẩn HP có thể ngăn không cho axit dạ dày sản xuất, gây táo bón.
Màu sắc của phân không bình thường
Theo kinh nghiệm của nhiều chuyên gia cho biết rằng màu sắc và tình trạng của phân cũng là một dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bị bệnh. Và khi bạn nhiễm bệnh HP cũng không ngoại lệ, khi mắc bệnh phân cũng sẽ không bình thường.
Lúc này, phân có thể đã kết hợp với máu khiến nó có màu đỏ tươi và phân có thể cứng hoặc nát. Đi ngoài nhiều lần, phân có nước hoặc lỏng, tương tự như tiêu chảy.
Hơi thở có mùi
Khi thức ăn không được tiêu hóa hết hoặc tiêu hóa không bình thường sẽ sinh ra hơi. Bên cạnh đó, kết hợp với sự tác động của vi khuẩn HP sẽ làm mùi trào ngược lên miệng. Đây chính là nguyên nhân khiến hơi thở người bệnh có mùi.
Cách điều trị nhiễm vi khuẩn HP hiệu quả
- Phương pháp điều trị diệt vi khuẩn Helicobacter pylori trên những đối tượng nhiễm khuẩn HP được chỉ định trong các trường hợp: viêm loét dạ dày tá tràng; ung thư dạ dày đã được điều trị; thiếu máu do thiếu sắt; hay xuất huyết giảm tiểu cầu.
- Phương pháp điều trị dự phòng ung thư dạ dày cho những người nhiễm HP trong trường hợp: gia đình có người mắc bệnh ung thư dạ dày; có polyp dạ dày; viêm teo niêm mạc dạ dày sử dụng thuốc chống viêm không steroid kéo dài hoặc người mong muốn diệt trừ vi khuẩn HP.
Phương pháp điều trị Helicobacter pylori được sử dụng là kết hợp các loại kháng sinh và kèm 1 loại thuốc giảm tiết acid dịch vị. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thuốc này có thể gây một số tác dụng phụ như phân đen, tiêu chảy, rối loạn vị giác, lưỡi đen và phản ứng cai rượu. Nhưng người bệnh không cần quá lo lắng, đây là những tác dụng phụ bình thường; không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Lời kết
Vậy bài biết trên phongkhambacsi.vn đã cũng cấp cho bạn đọc rất nhiều thông tin bổ ích về HP. Hy vọng qua đây người đọc có thể hiểu rõ hơn về bệnh HP và giải đáp được câu hỏi HP là bệnh gì. Ngoài ra, bài viết đã cung cấp một số cách điều trị HP hiệu quả. Mọi người có thể lưu lại và áp dụng để cải thiện tình trạng của mình nhé!