Bệnh tủy răng có ảnh hưởng như thế nào đến người bệnh? Chữa tủy răng bao lâu thì khỏi

Bệnh lý như tủy răng là một trong những bệnh thường gặp và nó chiếm tỷ lệ khá cao trong các bệnh lý về sức khỏe răng miệng. Nó không chỉ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe răng miệng. Bên cạnh đó còn có hại cho sức khỏe toàn thân. Nếu bệnh này không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới những biến chứng nặng. Gây ảnh hưởng đến chức năng sinh hoạt như ăn nhai và cả chức năng thẩm mỹ. Nhiều người cũng thắc mắc, liệu chữa tủy răng bao lâu thì mới lành? Hãy cùng phongkhambacsi.vn tìm hiểu nhé. 

Tủy răng là gì?

Tủy răng là một mô liên kết vô cùng đặc biệt. Bao gồm các mạch máu và các dây thần kinh, nằm ở trong hốc tủy và nó được bao quanh bởi các mô cứng của răng (bao gồm men, ngà răng). Tủy răng sẽ đi vào từ đỉnh của chân răng.

Tủy răng có tham gia trực tiếp vào chức năng tạo cảm giác. Nuôi dưỡng cũng như sửa chữa lại ngà răng.

Chữa tủy răng là gì?

Chữa tủy răng là quá trình loại bỏ đi hết phần tủy răng. Bao gồm cả tủy buồng và tủy chân. Sau khi đã lấy hết mô tủy, nha sĩ sẽ tiếp tục tiến hành làm sạch; tạo lại dạng và hàn kín hệ thống ống tủy. Việc điều trị tủy răng sẽ giúp bạn giữ lại được răng, tránh được những biến chứng về sau. Và giữ cho răng tăng khả năng bền chắc răng hơn.

Xem thêm: Sinh mổ có phải là phương pháp an toàn cho mẹ và bé không? Sinh mổ bao lâu thì vết thương bên trong sẽ lành

Trường hợp nào cần được điều trị tủy răng?

Vì tủy răng tự bản thân nó không có khả năng tự lành. Nếu tủy răng bị hư hỏng nhưng không được điều trị, gây bệnh viêm nhiễm từ tủy răng. Sẽ lan xuống các vùng cuống răng và gây nhiễm trùng cuống, làm xương quanh răng dần bị viêm nhiễm. Gây răng lung lay và ảnh hưởng đến sức khỏe của răng miệng và của toàn thân. 

Vậy, trường hợp nào cần được chữa tủy răng?

Những răng có các bệnh lý về tủy như: Sâu răng nặng bị chạm vào tủy; tủy răng không khỏe mạnh vì bị kích thích bởi các chất hàn răng; những răng bị bào mòn nhiều; tủy răng bị hở do hậu quả tai nạn, bị vỡ răng,…

Những răng có bệnh lý về vùng cuống như: Xuất hiện ổ nhiễm trùng ở khu vực cuống răng. Ổ nhiễm trùng răng tạo nên ổ mủ lớn ở lợi và các vùng khu vực xung quanh răng hàm. Gây sưng mặt và sưng lợi thậm chí bị đau khi ăn, nhai

Những răng cần phải được chữa tủy do các yêu cầu của việc làm răng giả, làm răng thẩm mỹ,…

Khi răng có biểu hiện đau đớn dữ dội, đau thành từng cơn. Cơn đau có thể ở mức độ nhẹ hoặc sẽ đau dữ dội và lan ra các răng xung quanh khác và đau lan lên đầu. Thậm chí cơn đau có thể co giật theo mạch của nhịp đập. 

Cơn đau xuất hiện có thể rất tự nhiên hoặc cũng có thể xuất hiện khi có kích thích cảm giác nóng, lạnh hoặc sự thay đổi áp suất.

Khi bạn uống thuốc giảm đau để kìm nén cơn đau răng nhưng không giúp bạn nhiều hoặc thậm chí thuốc không có tác dụng.

Chữa tủy răng bao lâu?

Việc chữa tủy răng bao lâu thì sẽ hoàn thành còn phụ phụ thuộc vào một số yếu tố khác. Mỗi yếu tố khác nhau sẽ có những khoảng thời gian chữa trị không giống nhau. Nói chung, một số yếu tố như:

  • Tình trạng về sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe của cơ thể của bệnh nhân ra sao.
  • Vị trí răng cần chữa tủy là răng nào.
  • Tay nghề thực hành chữa trị bác sĩ điều trị và hệ thống trang bị, thiết bị của nha khoa liệu có đạt đúng tiêu chuẩn hay không.

Cụ thể như sau:

Về cơ bản, điều trị tủy răng thường sẽ diễn ra trong khoảng 15 tới 30 phút (đối với trường hợp răng chỉ có 1 ống tủy) và khoảng 90 phút (đối với trường hợp răng nhiều ống tủy):

  • Răng có 1 ống tuỷ, nó bao gồm răng cửa, răng nanh ( được đánh dấu là răng số 1, 2 và 3).
  • Răng có 2 ống tuỷ như răng tiền hàm (được đánh dấu là răng số 4 và 5).
  • Răng có 4 ống tủy như răng hàm (được đánh dấu là răng số 6, 7 và 8).

Tuy nhiên, lúc bạn thực hiện điều trị tủy răng tại vị trí răng hàm hoặc răng nanh. Thì nha sĩ sẽ hẹn tái khám từ 2 hoặc nhiều lần trở lên và mỗi người sẽ khác nhau. Trong lần khám tủy răng đầu tiên, nha sĩ sẽ cố gắng loại bỏ các mô bị nhiễm trùng hoặc hỏng. Sau đó đặt vào phần răng cần chữa tủy một loại thuốc kháng khuẩn, giảm đau. Trong lần tái khám thứ 2, nếu tình trạng đau nhức tủy răng vẫn xảy ra. Nha sĩ sẽ tiếp tục làm sạch phần nhiễm trùng nếu có. Đồng thời dùng các thiết bị nha khoa chuyên dụng để trám vĩnh viễn.

Nói tóm lại, vấn đề thời gian chữa tủy răng bao lâu sẽ còn phụ thuộc vào những yếu tố khác như sau :

  • Số lượng ống tủy cần chữa trị của răng: Ống tủy nhiều nhánh buộc các nha sĩ sẽ phải mất nhiều thời gian hơn để có thể làm sạch hoàn toàn. Hoặc thậm chí phải chia nhỏ quá trình thành nhiều lần để điều trị.
  • Tình trạng sức khỏe của răng miệng bệnh nhân: Sức khỏe răng miệng cũng góp phần chi phối rất nhiều vào vấn đề thời gian điều trị tủy răng. Có nhiều bệnh nhân thường sẽ mắc một số bệnh lý khác: xuất hiện các ổ nhiễm trùng ở đỉnh chóp răng, viêm nướu… Sẽ khiến cho thời gian điều trị tủy răng phải kéo dài lâu hơn để điều trị triệt để.
  • Trình độ tay nghề của bác sĩ, áp dụng kỹ thuật nha khoa: Tay nghề của nha sĩ quyết định rất nhiều đến thời gian và chất lượng của quá trình điều trị. Bác sĩ có kinh nghiệm và tay nghề dứt khoát kết hợp với tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình thực hiện. Thì dẫn tới quá trình lấy tủy sẽ diễn ra cũng nhanh hơn và hạn chế nhiều rủi ro.
  • Phương pháp phục hình lại răng sau lấy tủy: Thông thường, bạn sẽ phải thực hiện thêm dịch vụ khác. Như trám răng hoặc bọc răng sứ lại cho răng sau khi đã lấy tủy để bảo vệ thân răng. Cũng như đảm bảo các chức năng khác của răng được diễn ra một cách như bình thường.

Điều trị tủy răng cần mấy lần?

Chữa tủy răng bao lâu còn phụ thuộc vào số lần hẹn của bác sĩ tùy vào tình trạng của từng răng. Quy trình lấy tủy răng thông thường phải trải qua từ 2-3 lần hẹn. Thường trong khoảng thời gian từ 5-6 ngày. Mỗi lần hẹn khám chữa trị có thể kéo dài từ 30 – 45 phút. Tuy nhiên hiện nay có nhiều nha khoa áp dụng công nghệ tiên tiến hơn nên không cần điều trị quá nhiều lần.

Xem thêm: Sinh mổ bao lâu thì tử cung lành? Phụ nữ nên kiêng gì để nhanh hồi phục sau sinh mổ

Răng đã lấy tủy sẽ tồn tại được bao lâu?

Chắc chắn một điều, sau khi đã thực hiện lấy tủy sẽ khiến tuổi thọ của răng bị giảm xuống. Bởi tủy răng giống như một mạch sống nuôi dưỡng răng. Sau khi nó bị lấy đi, chiếc răng đó giống như chiếc răng chết.

Sau khoảng thời gian một vài năm, chiếc răng đã được điều trị tuỷ trước đó sẽ có thay đổi rõ rệt. Ngày càng giòn và trở nên dễ vỡ; dễ sứt mẻ; bị biến đổi màu; và chức năng không còn tốt như trước. Theo một nghiên cứu gần đây của các chuyên gia, răng sau khi được điều trị tuỷ vẫn sẽ duy trì tốt nhất được trong khoảng từ 15 tới 25 năm. Tuỳ vào việc chăm sóc răng sau điều trị của mỗi người.

Để giữ được tính thẩm mỹ răng cũng như chức năng của răng, bắt buộc bệnh nhân phải tiếp tục thực hiện trám răng hoặc là phục hình bọc răng sứ. Đặc biệt, bệnh nhân cũng cần phải điều trị càng sớm càng tốt. Trước lúc quá trình vôi hóa răng bắt đầu diễn ra.

Cách chăm sóc, bảo vệ răng sau khi chữa tủy như thế nào?

Răng sau khi được chữa tủy nếu được người ta chăm sóc và bảo vệ hợp lí. Đúng cách sẽ tiếp tục tồn tại được khá lâu để đảm bảo đầy đủ các chức năng của răng như ăn nhai, nói, chức năng thẩm mỹ và bảo vệ.

Cách chăm sóc, bảo vệ răng đúng cách sau khi đã chữa tủy:

  • Việc tái tạo thân răng sau khi được chữa tủy vô cùng quan trọng. Vật liệu hàn răng phải phù hợp để cho thân răng có thể đủ vững chắc. Đôi khi phần thân răng có thể bị mất nhiều do vỡ, sâu, các tổ chức răng còn lại khá ít, nha sĩ phải tiếp tục gia cố thêm phần chốt cắm ở ống tủy của chân răng giúp thân răng có thể vững hơn và chịu được sức ép từ lực nhai.
  • Răng đã được chữa tủy cần được bọc càng sớm càng tốt. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc bọc răng giúp chữa tủy răng bằng một chụp hoặc mão răng nên được tiến hành ngay sau khi đã hoàn tất việc chữa tủy. Sẽ tiếp tục đem lại hiệu quả tốt nhất để bảo vệ răng cao nhất. Nha sĩ sẽ giúp bạn tư vấn về vật liệu làm chụp. Để có thể vừa đảm bảo chức năng ăn nhai; vừa đảm bảo chức năng thẩm mỹ tốt nhất cho hàm răng.
  • Chế độ ăn uống: Nha sĩ khuyên bạn bạn nên hạn chế ăn các loại thức ăn không phù  hợp, chẳng hạn như thức ăn quá cứng, quá dai hoặc quá nóng, quá lạnh để tránh cho các tổ chức răng không thích ứng kịp thời sẽ gây nứt hoặc vỡ răng. Hạn chế việc ăn đồ ăn lạnh sẽ giúp việc bảo vệ răng sau khi lấy tủy được tốt nhất
  • Bạn nên thực hiện nhai kỹ hay nhai chậm đồ ăn. Cũng như tránh nhai đi nhai lại nhiều ở răng đã được chữa tủy. Để tránh việc gây nứt, vỡ răng.
  • Vệ sinh răng sạch sẽ, đúng cách: Đánh răng sạch sẽ và làm sạch các kẽ răng bằng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần/ngày.
  • Bạn nên sớm đi khám và lấy cao răng định kỳ để có thể đảm bảo vệ sinh răng sạch sẽ. Phát hiện sớm và kịp thời các răng sâu; biến chứng sau khi chữa tủy răng có thể sẽ xảy ra.

Kết luận

thắc mắc về câu hỏi chữa tủy răng bao lâu sẽ không còn vì chúng tôi đã giúp bạn giải đáp. Hiện nay, với sự tiên tiến về phương pháp và thiết bị nha khoa, chữa tủy răng thường sẽ mất khoảng 15 tới 30 phút (đối với trường hợp răng chỉ có 1 ống tủy) và khoảng 90 phút (đối với trường hợp răng nhiều ống tủy). Thời gian chữa tị không dài nhưng việc chăm sóc sau khi điều trị là rất quan trọng. Vì nó sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng sau này. Với những thông tin trên, phongkhambacsi.vn hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc.

Xem thêm: Dấu hiệu và nguyên nhân gây tụt huyết áp

Đánh giá nội dung

Xếp hạng địa điểm này

0.0 / 5 (0 đánh giá)
5
4
3
2
1
Đăng phòng khám! url Tìm phòng khám