AIDS là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị an toàn

aids là bệnh gì

AIDS là bệnh gì? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng bệnh nặng khó chữa? Có thể điều trị triệt để mà không để lại di chứng gì không? Một số lưu ý cần biết khi không may mắc bệnh sẽ được chia sẻ cụ thể hơn trong bài viết này của phòng khám bác sĩ.

AIDS là bệnh gì mà lại được đánh giá là căn bệnh nguy hiểm bậc nhất trong thời đại này? Bệnh do vi-rút HIV gây ra và đã được ghi nhận là chứng bệnh có tỷ lệ tử vong ở người cao nhất. Con số được công bố vào năm 2018 là khoảng hơn 750.000 người trên toàn thế giới. Tại sao AIDS lại nguy hiểm như vậy? Cần phải chú ý điều gì để phòng tránh nó? Cùng phòng khám bác sĩ tìm hiểu kỹ hơn các nội dung kể trên trong bài viết này nhé!

AIDS là bệnh gì?

Bệnh AIDS còn có tên gọi đầy đủ là Acquired Immunodeficiency Syndrome. Theo giải nghĩa y học thì nó có nghĩa là hội chứng bị suy giảm hệ miễn dịch do virus HIV gây ra. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tính phá hủy của loại virus nguy hiểm này. Khi đã xâm nhập vào cơ thể, nó có thể phá vỡ hàng rào phòng ngự của người bệnh trong thời gian ngắn. Tế bào HIV sẽ hủy hoại các tế bào lympho chuyên bảo vệ cơ thể. Từ đó làm hệ miễn dịch suy giảm khả năng chống đỡ với thay đổi của môi trường. Bệnh nhân sẽ dễ mắc các căn bệnh cơ hội hoặc ung thư khác. Khi chuyển sang giai đoạn này, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán sang tình trạng mắc AIDS. Hay nói cách khác, AIDS chính là diễn biến nặng của HIV.

Nhóm người nào sẽ dễ mắc bệnh AIDS?

Sau khi nắm sơ qua “AIDS là bệnh gì?”, tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem ai là đối tượng chính có khả năng nhiễm bệnh. Theo thông tin mà cơ quan y tế cộng đồng đưa ra, 4 nhóm người dưới đây có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường. Cụ thể gồm có:

Nhóm người có thói quen quan hệ tình dục bừa bãi

Đây là nhóm đối tượng có khả năng nhiễm bệnh cực cao. Bởi quan hệ tình dục là con đường lây nhiễm HIV trực tiếp từ người sang người. Khi tiến hành quan hệ với người không may mang virus HIV trong cơ thể, bạn rất có khả năng nhiễm bệnh. Không những thế, việc có nhiều bạn trẻ thích quan hệ tình dục theo những cách khác thường (dùng miệng, không đeo bao…) cũng tạo môi trường cho virus xâm nhập.

Nhóm người thường xuyên dùng chung kim tiêm

Kim tiêm một lần khi bị tái sử dụng không đúng cách sẽ tiềm tàng nhiều vấn đề về vệ sinh. Người bệnh dùng xong bơm kim tiêm mà không xử lý đúng cách sẽ là nguồn lây bệnh ra môi trường. Do đó, hãy tiết kiệm đúng cách. Không nên dùng lại những sản phẩm y tế dùng một lần. Đó là bảo vệ cho sức khỏe của chính bạn.

Nhóm người được truyền máu từ bệnh nhân HIV

Đây là lý do yêu cầu luôn phải kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi truyền/nhận máu của người khác.  Bởi nếu không được sàng lọc kỹ lưỡng, chẳng may một trong hai người đã nhiễm virus HIV thì sẽ rất dễ lây cho người đối diện.

Nhóm em bé là con của bệnh nhân HIV

Bên cạnh đường tình dục, HIV còn có thể lây trực tiếp từ mẹ sang con. Em bé sinh ra có người mẹ là bệnh nhân nhiễm HIV thì tỷ lệ mắc bệnh rất cao. Do đó, cần được kiểm tra và cách ly nuôi dưỡng.

4 lý do chủ yếu gây ra bệnh AIDS

Để hiểu được nguyên do gây bệnh, trước hết ta cần tìm hiểu sơ qua về tình hình bệnh AIDS ở Việt Nam. Theo báo cáo hằng năm của Bộ Y tế, có ít nhất hàng chục nghìn người trẻ Việt Nam không may bị nhiễm hoặc tái nhiễm HIV. Các con đường lây nhiễm cơ bản bao gồm như sau:

  • Quan hệ tình dục bừa bãi. Khi tiến hành không sử dụng biện pháp an toàn (đeo bao cao su hoặc dùng bộ phận khác tiếp xúc với âm đạo).
  • Sử dụng chung kim tiêm với bệnh nhân hoặc có tiếp xúc trực tiếp với nhau qua đường máu.
  • Người đang mắc một số bệnh liên quan đến đường tình dục như giang mai… là đối tượng hàng đầu có thể nhiễm HIV. Bởi hệ miễn dịch của họ gần như đã bị phá vỡ. Cộng thêm việc thường xuyên quan hệ không đảm bảo an toàn sẽ tạo môi trường cho virus xâm nhập vào cơ thể.
  • Trẻ em có mẹ là bệnh nhân nhiễm HIV thì tỷ lệ mắc bệnh cũng rất cao. Khi phát hiện nhiễm bệnh lúc mang thai thì cần báo với bác sĩ sản khoa để được theo dõi và hỗ trợ. Không cho các em bé khác bú nhờ vì trong sữa mẹ vốn có virus HIV.

Bên cạnh các nguyên nhân gây bệnh kể trên, hai lý do khác có thể khiến bệnh tình biến chuyển nặng hơn bao gồm:

  • Không đưa bệnh nhân tái khám theo lịch của bác sĩ.
  • Uống thuốc không đúng liều hoặc tự ý ngưng sử dụng thuốc khi chưa được chỉ định.

HIV và AIDS có phải cùng một bệnh? Điểm khác biệt cơ bản giữa chúng là gì?

Như đã giới thiệu ở trên, AIDS là tiến trình diễn biến nặng của bệnh nhân HIV. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì virus HIV sẽ lan truyền khắp cơ thể người bệnh. Từ đó dẫn đến hội chứng suy giảm miễn dịch thể nặng, phá vỡ lớp màng đề kháng của bệnh nhân. Tuy nhiên không phải bất kỳ bệnh nhân HIV nào cũng sẽ chuyển nặng thành AIDS. Nếu được phát hiện sớm và tích cực điều trị thì bệnh sẽ được khống chế. Mặc dù hiện chưa có phương pháp chữa triệt để nhưng tạm thời bệnh sẽ không nặng lên. Điểm nguy hiểm của căn bệnh thế kỷ là nó khiến hệ miễn dịch của bệnh nhiên giảm sút gần như về 0. Bạn không chết vì virus HIV mà do các bệnh cơ hội khác tấn công.

Trước đây, y học gọi chứng bệnh này là SIDA. Tuy nhiên, do trùng với tên gọi của một cơ quan quốc tế khác nên sau này SIDA được chuyển thành AIDS. Về cơ bản chúng cùng chỉ một đối tượng. Do đó, nắm được vấn đề “AIDS là bệnh gì?” sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình tìm hiểu cũng như đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.

Các biểu hiện thường gặp ở người mắc bệnh AIDS

Khi bị virus HIV xâm nhập và ký sinh trong cơ thể, người bệnh có thể biểu hiện một số triệu chứng cụ thể như sau:

  • Cân nặng giảm sút nghiêm trọng.
  • Sốt liên tục không thuyên giảm trong nhiều ngày.
  • Toàn thân đau nhức, mệt mỏi không rõ lý do. Khi vận động khó khăn hơn bình thường.
  • Ở nách, chân… xuất hiện các nốt mụn kỳ lạ.
  • Đau bụng, khó tiêu và tiêu chảy. Một bộ phận bệnh nhân còn gặp một số vấn đề nặng hơn về tiêu hóa như rối loạn hấp thu…
  • Các cơ quan hô hấp như phổi, mũi… suy giảm chức năng hoạt động do ảnh hưởng của virus.
  • Thường xuyên nhớ nhớ quên quên không xác định được. Đây là hội chứng suy giảm trí nhớ do virus HIV ức chế thần kinh.

Mặc dù các biểu hiện kể trên không hẳn 100% là dấu hiệu bệnh AIDS. Tuy nhiên, hãy đến cơ sở y tế để kiểm tra khi xuất hiện biểu hiện lạ. Nếu kết quả xét nghiệm chứng tỏ dương tính với virus HIV thì hãy tiến hành điều trị theo gợi ý của bác sĩ ngay lúc đó. Bởi ngăn chặn sự lây lan của virus là bước cực kỳ quan trọng trong khống chế bệnh.

Quá trình tiến triển từ HIV thành AIDS

Thời gian bình quân để một người nhiễm virus HIV chuyển sang bị AIDS là 10 năm. Tuy nhiên, đây chỉ là con số mang tính tham khảo. Bởi không phải mọi người đều như vậy. Nó còn thay đổi theo chỉ số sức khỏe của từng cá nhân và không mang tính cố định. Y học tạm thời vẫn chưa có cách chữa trị triệt để cho bệnh nhân AIDS. Phương pháp chữa chạy duy nhất là sử dụng thuốc kháng virus chuyên dụng. Khi áp dụng cách này thì thời gian sống sót của bệnh nhân được tiên đoán sẽ là 3 năm. Nếu phát hiện sớm thì tỷ lệ thành công có khả năng sẽ cao hơn. Do đó, một lần nữa chúng tôi khuyến nghị bạn đọc hãy đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để nắm rõ tình hình sức khỏe của mình.

Gợi ý cách điều trị an toàn cho bệnh nhân AIDS

Để tìm ra cách điều trị AIDS phù hợp và an toàn nhất cho bản thân thì trước hết cần đến bệnh viện. Sau khi được bác sĩ tư vấn tổng quát thì tiến hành làm các xét nghiệm cần thiết. Đợi đến khi có kết quả thì lại nhờ bác sĩ đưa ra phác đồ phù hợp với tình trạng của bản thân. Cụ thể có một vài cách dưới đây để bạn tham khảo trước:

  • Sử dụng các loại thuốc kháng virus HIV phổ biến trên thị trường.
  • Kết hợp bổ sung dưỡng chất toàn diện kèm một số loại vitamin tổng hợp để tăng sức đề kháng.
  • Điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt hợp lý, khoa học.
  • Tránh lạm dụng rượu bia, thuốc lá hoặc các chất kích thích có hại cho sức khỏe để không làm bệnh trở nặng.
  • Tập thể dục vừa phải, điều độ.
  • Không tiếp xúc với bệnh nhân bị HIV khác. Không sử dụng chung đồ cá nhân với người thân.
  • Không quan hệ tình dục khi phát hiện mắc bệnh.
  • Không ăn thức ăn sống, chưa được chế biến. Vì trong các thực phẩm này có một số vi khuẩn dạ dày khó hấp thu được.
  • Không đăng ký làm các loại phẫu thuật phức tạp khác khi đang điều trị.

Quy tắc an toàn để phòng bệnh

Một số cách phòng bệnh hữu hiệu đã được Bộ Y tế chứng minh và khuyên áp dụng bao gồm:

  • Không quan hệ tình dục với người nghi nhiễm HIV. Khi quan hệ cần sử dụng biện pháp bảo hộ như bao cao su.
  • Tránh xa các chất kích thích, đặc biệt là ma túy.
  • Tìm hiểu về bệnh HIV cũng như tiến trình trở nặng thành AIDS để có cái nhìn tổng quan và hiểu biết nhất định.
  • Không sử dụng các loại thuốc bán tràn lan không rõ xuất xứ để “phòng bệnh”.
  • Thường xuyên khám sức khỏe ở cơ sở y tế uy tín.

Lưu ý phải nhớ

Một điểm lưu ý cực kỳ quan trọng đó là dù trước mắt chưa có biểu hiện của bệnh HIV nhưng nếu có lỡ “dính” phải một trong các nguồn lây bệnh kể trên thì cần đi kiểm tra sức khỏe liên tục. Như đã đề cập ở mục “AIDS là bệnh gì?”, virus trước khi lây lan khắp cơ thể thì phải mất một khoảng thời gian để “thích nghi” và sinh trưởng. Do đó, có thể hiện tại bạn chưa thấy có dấu hiệu bệnh AIDS cụ thể. Tuy nhiên, không thể loại trừ khả năng có thể đã mắc bệnh. Để tránh trường hợp bệnh trở nặng thì hãy luôn chú ý đến việc thăm khám thường xuyên.

Lời kết

Tin rằng thông qua những nội dung mà phòng khám bác sĩ chia sẻ trên đây, bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích về “AIDS là bệnh gì?”. Không ai mong muốn mình mắc phải căn bệnh hiểm nghèo này, vậy nên hãy luôn đối xử thật tốt với cơ thể. Chấp hành các khuyến cáo của cơ quan y tế, chăm sóc bản thân mỗi ngày để nâng tầm giá trị cuộc sống. Chúng tôi cảm ơn bạn đọc đã luôn ủng hộ và đồng hành cùng website. Chúc bạn luôn hạnh phúc, khỏe mạnh và tràn đầy niềm vui trong cuộc sống!

4.8/5 - (5 bình chọn)

Xếp hạng địa điểm này

0.0 / 5 (0 đánh giá)
5
4
3
2
1
Đăng phòng khám! url Tìm phòng khám