Xuất hiện dạ dày là một bệnh lý dễ nhận biết và có các dấu hiệu đặc trưng. Khi nhận thấy bản thân đã mắc phải căn bệnh này, hãy điều trị kịp thời để tránh tình trạng nguy hiểm đến sức khỏe. Bài viết sau đây, phòng khám bác sĩ sẽ cung cấp đến bạn biểu hiện xuất huyết dạ dày và cách chữa trị xuất huyết dạ dày tại nhà. Cùng theo dõi và tìm hiểu nhé!
Nội dung bài viết
Xuất huyết dạ dày là gì?
Xuất huyết dạ dày còn được biết với tên khác là chảy máu dạ dày. Đây là căn bệnh có tình trạng chảy máu ở niêm mạc dạ dày. Kèm theo triệu chứng bệnh nhân bị nôn ra máu và đi đại tiện ra máu. Có thể nói, đây là một căn bệnh có biến chứng cấp tính vô cùng nguy hiểm; liên quan đến các bệnh lý và vấn đề về dạ dày.
Bệnh nhân có thể tử vong nếu không điều trị xuất huyết dạ dày kịp thời. Hơn nữa, các vết thương do hậu quả của viêm loét dạ dày gây ra khiến cho việc cầm máu gặp nhiều khó khăn; làm cho bệnh nhân mất máu nhiều.
Nghiên cứu cho thấy, nam giới là đối tượng có tỉ lệ mắc bệnh xuất huyết dạ dày nhiều hơn nữ giới. Nhóm tuổi từ 20 – 50 có tỉ lệ mắc bệnh cao. Bên cạnh đó, trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh cũng mắc bệnh do vi khuẩn, virus tấn công, xâm nhập và gây bệnh.
Nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày
Xuất huyết ở dạ dày do nhiều nguyên nhân gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu gây nên căn bệnh này:
Do viêm loét dạ dày tá tràng
Theo nghiên cứu, viêm loét dạ dày tá tràng là nguyên nhân chủ yếu và thường gặp nhất gây ra xuất huyết dạ dày. Nguyên nhân này chiếm hơn 40% các trường hợp bị bệnh. Khi vết loét xuất hiện, phát triển trên niêm mạc dạ dày và tá tràng nếu không được điều trị kịp thời lâu ngày sẽ xảy ra hiện tượng xuất huyết.
Sử dụng rượu bia nhiều
Sử dụng nhiều chất cồn đặc biệt là rượu bia là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ra các bệnh về dạ dày, xuất huyết dạ dày là một trong số đó. Sử dụng thường xuyên và quá nhiều rượu bia làm cho lớp niêm mạc của dạ dày tăng thẩm thấu và xảy ra tình trạng xuất huyết dạ dày nếu không khịp thời phát hiện và điều trị sớm.
Chế độ ăn chưa khoa học
Đối với những người thường xuyên bỏ ăn và sử dụng những thức ăn có tính cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ. Việc đó góp phần làm tăng sự kích thích và tác động lên dạ dày. Chúng kích thích các vết loét ở phần niêm mạc trở nên nghiêm trọng hơn và các vết loét bị chảy máu.
Lạm dụng thuốc kháng sinh
Nhiều người sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị; chữa trị các bệnh lý một cách nhanh chóng và hiệu quả. Nhưng thuốc kháng sinh lại khá nguy hiểm và có tác dụng phụ trực tiếp; ảnh hưởng đến dạ dày. Một số loại thuốc kháng sinh chống viêm, giảm đau gây tổn thương dạ dày một thời gian sau gây viêm loét niêm mạc dẫn đến chảy máu dạ dày.
Bệnh lý ung thư dạ dày
Một trong những nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày là do bệnh nhân đã mắc phải bệnh ung thư dạ dày. Ung thư dạ dày làm cho lớp niêm mạc dạ dày suy yếu và rất dễ tổn thương; lâu dần gây nên tình trạng chảy máu dạ dày.
Do căng thẳng, mệt mỏi kéo dài
Tâm trạng của bệnh nhân cũng ảnh hưởng rất nhiều đến bệnh xuất huyết dạ dày. Nếu gặp phải tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài, người bệnh sẽ khó kiểm soát được cơ thể. Từ đó,dịch vị ở dạ dày tiết ra nhiều hơn và khó kiểm soát được. Đây là nguyên nhân gây viêm loét niêm mạc dạ dày và dẫn đến tình trạng xuất huyết ở dạ dày.
Biểu hiện xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày được coi là một trong những bệnh lý tiêu hóa rất nguy hiểm đến sức khỏe. Chính vì vậy, bệnh nhân khi mắc phải không được chủ quan và xem nhẹ. Một khi đã có các dấu hiệu xuất huyết dạ dày dưới đây; rất có thể bạn đã mắc bệnh và cần được điều trị kịp thời:
- Sắc tố da thay đổi: Khi người bệnh mắc phải bệnh xuất huyết dạ dày. Sẽ ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa thức ăn và sự chuyển hóa các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Đây là nguyên nhân giải thích lý do vì sao người mắc căn luôn cảm thấy trong người mệt mỏi; da tái xanh, nhợt nhạt…;
- Buồn nôn,hay nôn ra máu: Đây chính là một trong những dấu hiệu xuất huyết dạ dày thường gặp nhất ở bệnh nhân dù ở bất cứ giai đoạn nào, dù nhẹ hay đã tiến triển nặng. Người mắc bệnh có thể nôn ra máu đỏ tươi hoặc máu đen;
- Đau ở vùng thượng vị: Những cơn đau bất chợt có thể xảy ra ở khắp vùng bụng làm cho bụng bị cứng lại, cơ thể mệt mỏi, toát mồ hôi. Cơn đau khiến da mặt tái nhợt, nôn lần máu…;
- Phân có màu đen: Bệnh nhân mắc bệnh chảy máu dạ dày có thể đi ngoài lẫn máu hoặc đi ngoài phân đen, phân có màu sẫm;
- Thiếu máu: Nếu thường xuyên đi đại tiện ra máu hoặc nôn ra máu, trong khi cơ thể lại khó hấp thụ chất dinh dưỡng thì rất dễ dẫn đến tình trạng nôn ra máu. Thiếu máu có thể quan sát bằng một số biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, tụt huyết áp, toát mồ hôi…
Chảy máu dạ dày nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia, bệnh xuất huyết dạ dày là một căn bệnh thực sự nguy hiểm không chỉ đối với hệ tiêu hóa mà có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Xuất huyết dạ dày được coi là biến chứng cực kì nguy hiểm của một số bệnh lý ảnh hưởng đến dạ dày. Thời kì đầu, bệnh không gây ra nhiều chuyển biến cho cơ thể và không ảnh hưởng nhiều. Nhưng để lâu, căn bệnh này làm cơ thể mệt mỏi và gặp nhiều biến chứng khác nhau do cơ thể bị mất máu.
Khi bệnh xuất huyết dạ dày trở nặng, máu chảychảy nhiều và thường xuyên sẽ khiến bệnh nhân bị hoa mắt, chóng mặt, chân tay lạnh toát, mạch yếu đi. Nếu không được xử lý kịp thời, tính mạng của bệnh nhân sẽ khó được đảm bảo.
Cách chữa xuất huyết dạ dày tại nhà
Với các trường hợp xuất huyết dạ dày nhẹ, có thể tự chữa trị tại nhà. Dưới đây là những phương pháp chữa xuất huyết dạ dày đơn giản và lành tính, dễ thực hiện.
Chườm nóng
Chườm nóng có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu và tăng cường lưu thông máu tới vùng bụng. Từ đó giúp giảm đau hiệu quả ở vùng dạ dày. Thực hiện bằng 2 cách như sau:
- Sử dụng nước nóng: Dùng nước ấm tầm 60 hoặc 70 độ vào chai thủy tinh hoặc sử dụng khăn sạch nhúng vào nước nóng đã chuẩn bị. Tiếp theo, vắt ráo nước rồi chườm lên vùng bụng giúp nhanh chóng giảm cơn đau dạ dày.
- Chườm muối: Rang muối hột rồi bọc vào khăn sạch sau đó chườm vào vùng bụng đang bị đau. Chườm nhiều lần đến khi cơn đau giảm bớt.
Dùng nha đam chữa xuất huyết ở dạ dày
Nha đam được coi là loại thảo dược quen thuộc và bình dân được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Trong đó, thường được sử dụng làm nguyên liệu chế biến các loại đồ ăn thức uống giúp thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể.
Bên cạnh đó, người ta còn sử dụng nha đam làm vị thuốc chữa chảy máu dạ dày. Đặc biệt là trong các trường hợp dạ dày chảy máu do người bệnh mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Hơn nữa, nha đam còn có tác dụng giúp làm giảm kích thích và đau rát khi người bệnh sử dụng nhiều rượu bia hay ăn uống đồ ăn cay nóng.
Sử dụng nha đam để chữa xuất huyết dạ dày theo 2 cách sau đây:
Sử dụng nha đam nguyên chất
- Đầu tiên, chuẩn bị một lá nha đam tươi. Tiếp theo, rửa sạch, gọt vỏ và chỉ lấy phần thịt bên trong ( lưu ý phải rửa sạch phần nhớt). Sau đó, xay nhuyễn rồi uống trực tiếp trước bữa ăn chính khoảng 30 phút. Bên cạnh đó, có thể nấu sôi nước nha đam, sau đó thêm vào một ít đường phèn rồi uống.
Kết hợp nha đam với mật ong
- Trộn đều hai thìa cà phê gel nha đam cùng với 1 thìa mật ong nguyên chất. Sau khi đã trộn xong, uống trực tiếp vào bữa chính khoảng 30 phút.
Sử dụng nghệ chữa xuất huyết dạ dày
Trong nghệ có chứa một lượng dồi dào hoạt chất curcumin có tác dụng cầm máu và thúc đẩy tốc độ chữa lành tổn thương ở niêm mạc rất tốt. Sử dụng nghệ đúng cách có thể hỗ trợ điều trị phục hồi các phần bị viêm loét ở niêm mạc dạ dày.
Bên cạnh đó, rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, nghệ còn có công dụng giúp dạ dày sản sinh ra nhiều chất nhầy trong dịch vị. Việc đó sẽ tránh gây kích thích ở niêm mạc và làm giảm thiểu hiện tượng ợ nóng, ợ hơi nhờ ức chế quá trình sản sinh acid.
Dưới đây là một số cách sử dụng nghệ hiệu quả để cách chữa xuất huyết dạ dày tại nhà:
Sử dụng bột nghệ trộn mật ong
- Đầu tiên, trộn 3 thìa bột nghệ và 3 thìa mật ong nguyên chất với nhau để thu được hỗn hợp dạng sệt và hơi đặc. Sử dụng trực tiếp vào bữa ăn trước 30 phút. Lưu ý: để tăng hiệu quả trị bệnh, có thể sử dụng thêm 1 thìa dầu dừa.
Ngâm nghệ tươi với mật ong
- Đầu tiên, chuẩn bị 100g nghệ tươi và 200ml mật ong nguyên chất. Dùng nước muối để làm sạch và loại bỏ bụi bẩn có trong nghệ rồi để ráo và cắt mỏng. Tiếp theo, cho nghệ vào hũ thủy tinh; đổ ngập mật ong lên phần nghệ rồi đậy kín nắp bình và ngâm trong 30 ngày. Đến khi đã sử dụng được; lấy từ 2 – 3 muỗng cà phê hợp ra ăn trước bữa ăn tầm 30 phút.
Một số cách điều trị xuất huyết dạ dày khác
Khi bệnh bắt đầu trở nặng, có các dấu hiệu rõ ràng và nhận thấy sự suy giảm sức khỏe. Chúng ta cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để kịp thời chữa trị. Dưới đây là một số cách điều trị.
Điều trị chuyên khoa Ung bướu
Nếu bệnh nhân bị ung thư dạ dày và xuất hiện chảy máu dạ dày. Bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật để cắt bỏ khối u. Bên cạnh đó, dựa vào tình trạng và giai đoạn tiến triển của bệnh ung thư mà có thể phối kết hợp phương pháp hóa trị và xạ trị khác nhau. Nếu người bệnh xuất hiện tình trạng xuất huyết dạ dày do bệnh lý ung thư máu; thì sẽ được chỉ định hóa trị và xạ trị kết hợp.
Điều trị Ngoại khoa
Nếu dạ dày bị chảy máu do thủng hoặc chấn thương thì điều trị bằng phương pháp ngoại khoa là phương pháp bắt buộc. Lúc đó, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật để cầm máu và khâu lại dạ dày bị tổn thương.
Phòng ngừa xuất huyết dạ dày
Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh xuất huyết ở dạ dày, những biện pháp phòng bệnh sau được khuyến khích áp dụng:
- Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ; hạn chế stress, căng thẳng quá mức.
- Thường xuyên tập thể dục; chơi thể thao để tăng cường sức khỏe.
- Không nên lạm dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm.
- Hạn chế sử dụng nước ngọt có ga, bia rượu; hoặc các thức uống có cồn.
- Hạn chế ăn thức ăn cay nóng.
- Sinh hoạt hợp lý; không nên ăn quá no hoặc để tình trạng quá đói bụng.
- Không nằm hoặc ngủ ngay sau khi ăn.
- Đến cơ sở y tế ngay khi có những triệu chứng như: Đau thượng vị; ợ nóng; ợ chua; đi cầu phân đen; nôn ra máu.
- Tầm soát bệnh ung thư từ tuổi 40 trở đi. Đặc biệt là những người có tiền sử gia đình bị ung thư dạ dày.
Lời kết
Phòng khám bác sĩ hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu hơn về biểu hiện xuất huyết dạ dày cũng như cách chữa xuất huyết dạ dày tại nhà. Chúc bạn có sức khỏe dồi dào và thật nhiều niềm vui trong cuộc sống!