Cách đánh thức trẻ sơ sinh ngủ li bì hiệu quả nhất?

Cách đánh thức trẻ sơ sinh ngủ li bì hiệu quả nhất?

Trẻ sơ sinh ngủ li bì không phải là hiện tượng hiếm gặp, nó có thể là dấu hiệu nguy hiểm bạn cần cẩn trọng. Vậy trẻ sơ sinh ngủ li bì có nguy hiểm không? Cách đánh thức trẻ sơ sinh ngủ li bì hiệu quả nhất. Phòng Khám Bác Sĩ sẽ chia sẻ với bạn vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Các dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh đang ngủ li bì

Một số biểu hiện khi bé ngủ li bì bố mẹ nên biết:

  • Hay ngủ những giấc ngủ dài trong ngày, đặc biệt là sau 6 tháng. 
  • Tổng thời gian ngủ trong ngày nhiều hơn so bình thường. 
  • Hơi thở yếu hoặc khó thở khi ngủ. 
  • Dễ buồn ngủ, mắt lờ đờ, không tỉnh táo, chậm chạp trong mọi hoạt động. 
  • Trẻ dường như không có năng lượng, kém vui tươi. 
  • Không chú ý hoặc thờ ơ trước các kích thích như âm thanh, ánh sáng. 
  • Khó đánh thức.
Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh đang ngủ li bì khi tổng thời gian ngủ của bé trong ngày nhiều hơn so bình thường
Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh đang ngủ li bì khi tổng thời gian ngủ của bé trong ngày nhiều hơn so bình thường

Trẻ sơ sinh ngủ li bì có nguy hiểm không?

Trong giai đoạn đầu đời, trẻ ngủ nhiều là rất tốt. Những ngày đầu mới sinh, trẻ có thể ngủ 20 giờ mỗi ngày và thời gian này sẽ dần được rút ngắn trong giai đoạn về sau. Trong giai đoạn này, giấc ngủ có vai trò trong sự phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ. Vì vậy, bố mẹ không cần phải quá lo lắng vì hiện tượng trẻ sơ sinh ngủ li bì là điều hết sức bình thường, không ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

Trẻ sơ sinh cũng có thể ngủ li bì vào ban ngày và ban đêm thức dậy để bú. Mỗi giấc ngủ của bé có thể kéo dài khoảng 2 – 3 giờ và tùy theo cơ thể của từng trẻ mà thời gian, thời điểm ngủ sẽ khác nhau. 

Một chu kỳ ngủ của trẻ sơ sinh gồm giai đoạn ngủ sâu 10 – 15 phút và giai đoạn ngủ động 10 – 15 phút. Hai giai đoạn xen kẽ nhau kéo dài khoảng 2 – 3 giờ. Trẻ thường bị giật mình tỉnh giấc vào giai đoạn ngủ động nếu có tiếng động mạnh xung quanh hoặc đang vặn người. 

Một số lưu ý cho bố mẹ như sau: 

  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi: Tổng thời gian ngủ  khoảng 16 – 20 giờ/ ngày. 
  • Trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi: Trẻ dần quen với giấc ngủ vào ban đêm nên trẻ sẽ ngủ khoảng 14 giờ mỗi ngày. 
  • Trẻ 6 tháng đến 1 tuổi: Trẻ chỉ ngủ khoảng 12 – 15 tiếng/ ngày. 

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ li bì

Thay đổi thói quen ngủ khiến trẻ ngủ li bì

Nếu trẻ sơ sinh bỏ qua giấc ngủ ngắn trong ngày thì vào ban đêm, bé thường ngủ sớm và ngủ nhiều hơn bình thường.

Nếu trẻ thường xuyên ngủ với tư thế không đúng sẽ gây áp lực lên tim, phổi và các bộ phận khác, làm trẻ khó tiếp nhận oxy hơn, khó thở hơn; tăng nguy cơ SIDS.

Hoạt động quá mức

Nếu ban ngày trẻ sơ sinh vui chơi quá mức, có thể khiến bé mệt mỏi, mất sức, bé dễ rơi vào giấc ngủ, thậm chí ngủ quên cả đói.

Trẻ sơ sinh vui chơi quá mức vào ban ngày có thể khiến bé mệt mỏi
Trẻ sơ sinh vui chơi quá mức vào ban ngày có thể khiến bé mệt mỏi dẫn đến ngủ li bì

Huyết áp thấp

Một số trẻ sơ sinh đã bị huyết áp thấp bẩm sinh, thường là do di truyền. Điều này khiến trẻ dễ chóng mặt, buồn ngủ và có xu hướng ngủ li bì.

Tác dụng phụ khi điều trị y tế

Thuốc nhỏ mắt Apraclonidine dùng để chẩn đoán hội chứng Horner có thể làm trẻ bị hôn mê nặng.

Nếu trẻ phải cắt bao quy đầu từ sớm, cũng có thể khiến trẻ sơ sinh ngủ li bì.

Do mất nước

Trẻ sơ sinh ngủ li bì do mất nước sẽ có những dấu hiệu sau đây:

  • Mắt trẻ bị trũng sâu hơn so với lúc bình thường.
  • Khóc mà không thấy nước mắt
  • Da đàn hồi kém: mẹ thử ấn vào da trẻ sơ sinh và thả ra nhanh. Nếu da bé trở lại bình thường ngay là không thiếu nước, ngược lại nếu lâu trở lại bình thường thì đây là tình trạng thiếu nước.
  • Tiểu ít: trẻ sơ sinh thông thường đi tiểu trên 4 lần/ngày, nước tiểu trong, không nặng mùi. Khi trẻ bị thiếu nước, trẻ đi tiểu ít hơn 4 lần/ngày, nước tiểu màu vàng và nặng mùi. Trên 6 giờ trẻ sơ sinh không làm ướt một chiếc tã.
  • Môi của trẻ sơ sinh bị khô, trẻ có cảm giác mệt mỏi, lờ đờ.
  • Nếu trẻ bị mất nước nặng thì mắt của trẻ sẽ trũng sâu, chân, tay lạnh, trẻ ngủ li bì hoặc dễ quấy khóc.

Trẻ sơ sinh ngủ li bì do sốt

Trẻ sơ sinh bị sốt có những dấu hiệu rất dễ để mẹ có thể nhận biết. Khi thấy má của bé đỏ bừng hoặc hơi tái, đôi mắt trẻ có vẻ lờ đờ, trẻ có thể quấy khóc hoặc ngủ li bì, trán, lòng bay tay, chân nóng hơn bình thường thì mẹ nên đo nhiệt độ cho bé. Khi đo thân nhiệt, mẹ nên đặt nhiệt kế ở hậu môn hoặc nách của trẻ. Nếu nhiệt độ của bé trên 37,5°C thì tức là trẻ bị sốt. Các mức độ sốt được đánh giá như sau: 

  • Khi nhiệt độ từ 37,5°C -38,5°C là sốt nhẹ. 
  • Khi nhiệt độ từ 38,5°C – 39°C là sốt vừa. 
  • Khi nhiệt độ từ 39°C- 40°C là sốt cao. 
  • Khi nhiệt độ >40°C là sốt rất cao.

Do Nhiễm trùng, viêm màng não 

Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng cũng có thể gây nên tình trạng bé ngủ li bì, khó đánh thức. Các bộ phận như ruột, đường hô hấp, miệng, mắt,…thường bị nhiễm trùng nhẹ hay nặng hơn tùy vào tình hình sức khỏe và việc điều trị bệnh.

Đặc biệt, có đến 50% – 90% trẻ mắc căn bệnh viêm màng não, bố mẹ cần phải lưu ý kỹ. Căn bệnh này có khả năng khiến bé tử vong cao và còn để lại nhiều di chứng cho trẻ. Một số dấu hiệu viêm màng não ở trẻ như: Chán ăn, ho, bú kém, cứng gáy, ngủ li bì, hôn mê, đau đầu, co giật, nôn,…trẻ nhỏ có thể bị sốt.

Trẻ sơ sinh ngủ li bì do thiếu oxy

Việc trẻ sơ sinh ngủ li bì, khó đánh thức cũng có thể là do cơ thể trẻ bị thiếu oxy. Trường hợp trẻ sơ sinh ngủ li bì kéo dài còn có thể gây ảnh hưởng đến các hoạt động của những bộ phận trong cơ thể trẻ. Thậm chí còn có thể xảy ra những tình trạng nguy hiểm như suy hô hấp, xuất huyết não, thiếu máu não, tử vong ở trẻ sơ sinh. 

Việc thiếu oxy xảy ra khi trẻ không hô hấp được, ngủ trong phòng kín, tắc họng, ngạt mũi,… Vì vậy, khi ngủ mẹ phải chỉnh tư thế ngủ cho bé liên tục. Khi bé ngủ, mẹ nên chú ý vì bé có thể lật người và nằm ngủ với tư thế úp mặt xuống giường. Điều này sẽ gây sức ép lên bụng, ngực và khiến bé khó thở. 

Cách đánh thức trẻ sơ sinh ngủ li bì hiệu quả nhất 

Trước khi đánh thức trẻ sơ sinh ngủ li bì, bố mẹ cần quan sát tư thế nằm, hành vi của bé trong khi ngủ, các cử động của trẻ, quan sát màu sắc da, trong khi ngủ trẻ có phát ra âm thanh nào không ( các âm ran rít, ran ngáy..) để đánh giá các bất thường của trẻ trong khi ngủ 

Chạm vào trẻ để đánh thức 

Nếu trẻ đã ngủ quá nhiều làm ảnh hưởng đến các hoạt động khác, bố mẹ nên làm việc đầu tiên để đánh thức trẻ sơ sinh ngủ li bì là sờ trán và lưng của trẻ để xem thử trẻ có sốt hay không, đồng thời cảm nhận nhịp thở của bé có ổn định không. 

Cách đánh thức trẻ sơ sinh ngủ li bì hiệu quả nhất?
Mẹ có thể chạm nhẹ vào bé để đánh thức bé đang ngủ

Cởi bỏ dần một số lớp khăn, chăn cho trẻ sơ sinh thấy mát hơn

Phần đa bố mẹ có thói quen khi bé ngủ thì sẽ quấn nhiều lớp khăn, chăn, quần áo cho trẻ sơ sinh. Phụ huynh hãy cởi bỏ một số lớp vải, khăn, chăn.. để trẻ cảm thấy mát hơn. Nếu trẻ sơ sinh có một giấc ngủ dễ chịu, bố mẹ cũng dễ đánh thức bé hơn.

Cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên, không gian thoáng mát, trong lành

Nếu bố mẹ đánh thức trẻ sơ sinh ngủ li bì bằng cách cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên, không gian thoáng mát, trong lành như gần cửa sổ, vườn nhà… thì khi đánh thức, trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

Đánh thức trẻ sơ sinh ngủ li bì bằng cách mát xa

Bố mẹ có thể dùng khăn ấm mát xa, xoa nhẹ lên người trẻ, lau nhẹ qua phần lưng, tay, chân, rồi đến mặt trẻ để đánh thức trẻ ngủ li bì khi việc đánh thức bằng tay không hiệu quả. Khi quan sát cách phản ứng trẻ, chắc chắn trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nhiều.

Trò chuyện cùng trẻ

Phụ huynh có thể đánh thức bé đang ngủ bằng cách kể một câu chuyện trong lúc bé đang ngủ với âm lượng đủ nghe. Điều này có thể giúp trẻ nhanh chóng phát triển bộ não, dễ dàng làm quen và tiếp thu âm thanh. Đây là một cách đánh thức trẻ sơ sinh ngủ li bì hiệu quả cũng như phương pháp luyện nghe thụ động cho trẻ sơ sinh.

Lau mồ hôi, thay tã cho trẻ

Khi mẹ thay tã cho trẻ sẽ làm thông thoáng vùng mông của trẻ sơ sinh, khiến trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Khi đó, trẻ có thể mở mắt và tỉnh dậy dễ dàng hơn. Trẻ sơ sinh thường dễ đổ mồ hôi khi ngủ, bố mẹ cần chú ý lau mồ hôi trên người bé và xung quanh chỗ ngủ cho bé.

Bố mẹ nên lựa chọn các vật liệu dễ hút ẩm, chống thấm mốc, thoáng mát, để cho trẻ có một giấc ngủ, thoải mái và tốt nhất.

Cho trẻ bú

Bố mẹ có thể thử đánh thức trẻ sơ sinh ngủ li bì bằng cách khi đang nhắm mắt ngủ, mẹ cho trẻ bú, hãy đặt đầu ti ngay miệng trẻ, trẻ sẽ có phản xạ bú, bé dần tỉnh. Đây là phản xạ không điều kiện được hình thành khi trẻ vừa sinh ra.

Mẹ có thể thử đặt đầu ti ngay miệng trẻ, trẻ sẽ có phản xạ bú, bé dần tỉnh
Mẹ có thể thử đánh thức trẻ sơ sinh ngủ li bì bằng cách đặt đầu ti ngay miệng trẻ, trẻ sẽ có phản xạ bú, bé dần tỉnh

Lời kết: 

Trẻ sơ sinh ngủ li bì không phải là trường hợp đáng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài thì đây là báo hiệu bé đang mắc phải bệnh lý nào đó, bố mẹ cần phải chú ý con mình. Bố mẹ cũng có thể thử nghiệm một số phương pháp đánh thức trẻ sơ sinh ngủ li bì trên có hiệu quả không.

Đánh giá nội dung

Xếp hạng địa điểm này

0.0 / 5 (0 đánh giá)
5
4
3
2
1
Đăng phòng khám! url Tìm phòng khám