Ung thư cổ họng là bệnh lý ác tính và là một trong mười loại ung thư thường gặp nhất tại Việt Nam. Bệnh dễ mắc phải ở những người có lối sống không lành mạnh hoặc tiền sử gia đình có người mắc ung thư cổ họng đặc biệt là nam giới ở tuổi 40 – 60. Tuy nhiên do dấu hiệu của loại ung thư này khá kín đáo, thầm lặng nên bệnh thường chỉ được phát hiện khi đến giai đoạn tiến triển. Hãy cùng Phòng Khám Bác Sĩ tìm hiểu những dấu hiệu cho thấy có thể bạn đã mắc phải căn bệnh này qua bài viết dưới đây nhé
Nội dung bài viết
- 1 Bệnh ung thư cổ họng là gì?
- 2 Các giai đoạn của ung thư vòm họng
- 3 Các dấu hiệu ung thư cổ họng thường gặp
- 4 Ai có nguy cơ mắc bệnh?
- 5 Nguyên nhân gây ra ung thư vòm họng
- 6 Tác hại thường gặp của bệnh
- 7 Chẩn đoán ung thư vòm họng
- 8 Điều trị bệnh ung thư vòm họng
- 9 Phòng tránh ung thư vòm họng như thế nào cho hiệu quả?
- 10 Tiên lượng
- 11 Lời kết
Bệnh ung thư cổ họng là gì?
Ung thư cổ họng hay ung thư vòm họng là một loại ung thư bắt đầu trong tế bào vòm họng. Vòm họng nằm ở trên của phần sau miệng, phía sau răng. Đây được xem là một loại ung thư miệng.
Các giai đoạn của ung thư vòm họng
- Giai đoạn 1: Chưa có biểu hiện rõ ràng, khó phát hiện. Khối u rất nhỏ và không quá 2,5cm.
- Giai đoạn 2: Giai đoạn khu trú, kích thước khối u đã tăng đến khoảng 5 – 6 cm.
- Giai đoạn 3: Ở giai đoạn này tế bào ung thư đã bắt đầu di căn.
- Giai đoạn 4: Ung thư di căn đến môi, miệng dần phá hủy các hạch bạch huyết.
Các dấu hiệu ung thư cổ họng thường gặp
Phòng Khám Bác Sĩ xin cung cấp cho bạn những dấu hiệu điển hình của bệnh nhân bị ung thư cổ họng để bạn kịp thời nhận biết và tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả, trâ lại cuộc sống khỏe mạnh.
Đau rát họng
Khối ung thư phát triển, chèn ép hạch bạch huyết và gây đau rát họng thường xuyên, kể cả khi nuốt nước bọt. Ngoài ra sự có mặt của khối u ngay vòm họng khiến việc nuốt thức ăn khó khăn hơn, gây cảm giác đau nhức, khó chịu. Thức ăn dễ bám dính khiến bệnh nhân dễ bị mắc nghẹn hơn.
Nghẹt mũi
Tai – mũi – họng là ba cơ quan có mối liên hệ mật thiết, ung thư vòm họng cũng gây ảnh hưởng đến các bộ phận này bằng các cơn nghẹt mũi xảy ra thường xuyên. Tình trạng này thường xuất hiện ở giai đoạn đầu của bệnh, kèm theo tiết nhầy và chảy máu. Vì thế nếu bạn bị nghẹt mũi một bên kèm chảy máu tái phát nhiều lần trong thời gian dài thì cần sớm đi kiểm tra.
Ho có đờm
Đi kèm với triệu chứng đau họng, bệnh nhân ung thư vòm họng cũng thường bị ho dai dẳng, ho khạc ra đờm có máu, khàn tiếng hay mất giọng. Triệu chứng này thường nặng hơn về đêm, tái phát nhiều lần vì các thuốc chữa cảm cúm và ho thông thường chỉ làm giảm triệu chứng tạm thời.
Ù tai
Ung thư vòm họng cũng khiến bệnh nhân bị ù một bên tai. Bệnh tiến triển càng nặng thì tình trạng này cũng xảy ra thường xuyên, gây suy giảm thính lực, tổn thương màng nhĩ. Triệu chứng này gây nhiều đau đớn, khó chịu cho người bệnh.
Đau đầu
Bệnh nhân ung thư vòm họng thường bị đau nửa đầu, đau sâu trong hốc mắt, triệu chứng ban đầu không thường xuyên nhưng gây đau đớn. Tuy nhiên về sau khi khối u cổ họng phát triển lớn gây chèn ép dây thần kinh làm tần suất và mức độ đau cũng tăng lên. Kèm theo đó, bệnh nhân cũng bị cảm giác tê nửa vùng mặt cùng bên bị đau đầu.
Giọng nói biến đổi
Khối ung thư lớn lên sẽ chèn ép, làm biến đổi các dây thanh âm cổ họng, khiến giọng nói của bệnh nhân khàn đi. Khàn tiếng, biến đổi giọng nói có thể do các bệnh lý khác, nhưng nếu triệu chứng này kéo dài hơn 3 tuần, không khỏi khi uống thuốc thông thường thì nên tới cơ sở y tế kiểm tra, sàng lọc ung thư cổ họng nhé.
Xuất hiện hạch ở cổ
Đây là triệu chứng điển hình và hay gặp nhất của ung thư vòm họng. Khoảng 60 – 90% các trường hợp mắc bệnh bị nổi sưng hạch bạch huyết vùng cổ hoặc dưới hàm. Nổi hạch là do các hạch sưng không mất đi mà phát triển ngày càng to hơn, khiến người bệnh đau nhức.
Triệu chứng này cho biết ung thư đã bắt đầu lan rộng và di căn sang các cơ quan khác, việc điều trị bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Ngoài các dấu hiệu trên, ung thư cổ họng cũng gây các triệu chứng toàn thân như: sụt cân nhanh chóng, cơ thể mệt mỏi, ho ra máu hoặc khó thở,… Do đó¸ các triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với viêm họng và các bệnh lý đường họng thông thường.
Ai có nguy cơ mắc bệnh?
Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao có thể kể đến là:
- Người thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, hóa chất, tia phóng xạ, cao su hay nhựa tổng hợp,…
- Người ăn nhiều cá muối, thức ăn lên men như đồ muối chua, thịt hun khói,…
- Người thường xuyên hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu, sử dụng các chất kích thích.
- Người thân trong gia đình có tiền sử bị ung thư cổ họng.
- Đối tượng trong độ từ 30 – 84, trong đó 40 – 60 tuổi chiếm hơn 50%. Nam giới thường gặp nhiều hơn nữ với tỷ suất là 3/1.
Nguyên nhân gây ra ung thư vòm họng
Hiện nay, những nguyên nhân gây ung thư vòm họng chưa được xác định một cách rõ ràng, tuy nhiên các chuyên gia đã thực hiện các nghiên cứu và tổng hợp một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hút thuốc (bao gồm thuốc lá, thuốc lào, tẩu thuốc hay nhai trầu thuốc…) là tác nhân nguy hiểm nhất gây ung thư vòm họng.
- Ngoài ra, nhiễm virus HPV và các tổn thương tiền ung thư khác của vòm họng như bạch sản, hồng sản, các vết loét do sang chấn thường xuyên kéo dài… cũng là những nguyên nhân làm tăng nguy cơ gây bệnh.
- Uống rượu bia nhiều, vì trong rượu bia có rất nhiều chất kích thích ảnh hưởng đến vòm họng.
Tác hại thường gặp của bệnh
- Đây là một căn bệnh nguy hiểm. Bệnh gây cho người bệnh cảm giác đau đớn, khó khăn trong việc ăn uống, ngậm mở miệng khó khăn.
- Làm cho sức khỏe của người bệnh suy yếu, dễ mắc phải những căn bệnh khác.
- Bệnh nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, trường hợp xấu nhất là di căn tế bào ung thư dẫn đến người bệnh tử vong.
Chẩn đoán ung thư vòm họng
Nếu bạn phát hiện các triệu chứng với những tính chất đặc trưng được nêu ở trên thì nên đi khám và tầm soát ung thư vòm họng. Khi đi khám cần nói rõ các biểu hiện đặc biệt là các biểu hiện liên để bác sĩ dễ dàng hơn trong việc phát hiện và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.
Thăm khám
Bác sĩ sẽ tiến hành quan sát từ đầu tới cổ để kiểm tra các hạch. Sau đó, người thăm khám được đề nghị há miệng ra để thăm khám các cơ quan trong miệng như lưỡi, vòm họng.
Nội soi họng
Sử dụng các dụng cụ nội soi chuyên dụng để phát hiện các bất thường trong cổ họng. Khối u phát triển lớn thường gây ra tổn thương cho các tế bào khỏe mạnh, khiến các tế bào này sưng lên. Phương pháp này có thể giúp phát hiện vị trí và kích thước khối u.
Chụp X-Quang
Từ hình ảnh chụp X-quang, các bác sĩ có thể xác định các chi tiết liên quan đến khối u như kích thước, hình dạng và mức độ tác động tới các mô mềm. Ngoài ra, để nhằm xác định chính xác hơn, các chỉ định chụp CT cắt lớp, siêu âm có thể được đưa ra.
Điều trị bệnh ung thư vòm họng
Các phương pháp điều trị cũng giống như các bệnh ung thư khác, phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị ung thư cổ họng là hóa trị, xạ trị. Ngoài ra, ở giai đoạn đầu việc phẫu thuật có thể hiệu quả vì ung thư chưa di căn, tuy nhiên phẫu thuật ở vòm họng mức độ nguy hiểm rất cao.
Xạ trị
Đây là phương pháp sử dụng các tia năng lượng cao để phá hủy tế bào ung thư. Đối với những khối u cổ họng nhỏ, xạ trị bằng chiếu tia ngoài có thể là liệu pháp duy nhất cần phải thực hiện. Trong những trường hợp khác, việc điều trị có thể kết hợp giữa xạ trị với hóa trị.
Một loại xạ trị khác, là chiếu tia bên trong (liệu pháp tia phóng xạ để gần) thường được sử dụng khi bệnh tái phát nhằm tiếp cận và tiêu diệt các tế bào ung thư hiệu quả.
Hóa trị
Hóa trị là phương pháp sử dụng hóa chất để tiêu diệt các tế bào ung thư có thể là thuốc viên, tiêm tĩnh mạch hoặc cả hai. Hóa trị có thể được sử dụng để điều trị ung thư cổ họng bằng ba phương pháp:
- Hóa trị thực hiện cùng lúc với xạ trị: Khi kết hợp với xạ trị, hóa trị làm tăng hiệu quả của xạ trị. Tuy nhiên tác dụng phụ của hóa trị cộng với tác dụng phụ của xạ trị có thể quá sức chịu đựng của nhiều bệnh nhân.
- Hóa trị sau xạ trị: Thực hiện hóa trị sau xạ trị với mục đích là tiêu diệt các tế bào ung thư còn lại trong cơ thể, kể cả tế bào ung thư đã di căn. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này bị ảnh hưởng bởi khả năng chịu đựng của người bệnh. Nhiều bệnh nhân không có khả năng chịu đựng những tác phụ và phải ngừng điều trị.
- Hóa trị trước xạ trị: Hóa trị được thực hiện trước xạ trị đơn thuần hoặc trước liệu pháp đồng thời. Phương pháp này cần được nghiên cứu nhiều hơn để xác định hiệu quả điều trị bệnh.
Phẫu thuật
Vì tính nguy hiểm của phẫu thuật tại vòm họng nên phương pháp này thường không được sử dụng với ung thư vòm họng. Đa số, phẫu thuật được chỉ định để cắt bỏ các hạch bạch huyết ung thư ở cổ, một số ít trường hợp được sử dụng để cắt bỏ một khối u ở vòm họng.
Điều trị ung thư thường khá tốn kém, người bệnh cần kiên nhẫn và nỗ lực rất nhiều để vượt qua các trở ngại tâm lý trong quá trình điều trị. Khi điều trị nên kết hợp với chế độ ăn nhiều dưỡng chất có thể giúp hồi phục sức khỏe tốt hơn. Người bệnh cũng cần tuân thủ các lưu ý mà bác sĩ đã căn dặn sau các đợt hóa trị và xạ trị để làm chậm và hạn chế quá trình tái phát bệnh trở lại.
Phòng tránh ung thư vòm họng như thế nào cho hiệu quả?
- Không nên hút thuốc lá, thuốc lào, nếu đang hút thì nên từ bỏ sớm nhất có thể. Các nhà khoa học đã chứng minh những người đang hút thuốc nếu từ bỏ được thì sau 5 – 6 năm nguy cơ mắc ung thư vòm họng sẽ giảm xuống như những người không hút thuốc.
- Hạn chế uống rượu, quan hệ tình dục đường miệng để tránh lây nhiễm virus HPV.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh bổ sung nhiều hoa quả rau xanh, hạn chế ăn những thực phẩm lên men như dưa chua, cà pháo…
- Đánh răng 2 lần mỗi ngày để làm sạch răng miệng, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện bệnh sớm, có phương hướng điều trị kịp thời.
- Khi phát hiện mình có các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh, bạn nên đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán xác định bệnh và sớm có biện pháp điều trị phù hợp.
Tiên lượng
Tiên lượng bệnh này phụ thuộc rất lớn vào giai đoạn bệnh khi được phát hiện.
Ở giai đoạn I và II, tỷ lệ sống trên 5 năm sau điều trị có thể lên tới 80 – 90%, nhiều trường hợp có thể khỏi hẳn. Với ung thư vòm họng ở giai đoạn III, tỷ lệ sống trên 5 năm chỉ còn khoảng 30 – 40% và giai đoạn muộn chỉ còn lại 15%.
Ở nước ta, có đến 90 – 97% bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn III và IV, gây ra nhiều khó khăn trong điều trị.
Lời kết
Ung thư cổ họng là căn bệnh phổ biến gây tử vong cao. Để đảm bảo an toàn mỗi người nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để biết xử lý khi bản thân hay người thân mắc bệnh. Hy vọng qua bài viết dưới đây của Phòng Khám Bác Sĩ bạn đã biết được dấu hiệu ung thư cổ họng và cách phòng tránh.