Quetiapin Stada – Thuốc điều trị tâm thần phân liệt

Quetiapin Stada – Thuốc điều trị tâm thần phân liệt

Quetiapin Stada – Thuốc điều trị tâm thần phân liệt

Tên thuc: Quetiapin Stada

Thành phnQuetiapin

Ch đnh:

  • Tâm thần phân liệt.
  • Cơn hưng cảm liên quan rối loạn lưỡng cực, cơn trầm cảm nặng trong rối loạn lưỡng cực.
  • Phòng tái phát cơn hỗn hợp hoặc trầm cảm trước đó có đáp ứng với quetiapin trên bệnh nhân hưng cảm

Liu dùng: 

  • Người lớn:
    • Tâm thần phân liệt: khởi đầu 25 mg x 2 lần/ngày; tăng đến 25-50 mg x 2 hoặc 3 lần/ngày vào ngày thứ 2 hoặc 3, tùy dung nạp, đến tối đa 300-400 mg/ngày chia 2 hoặc 3 lần vào ngày thứ 4; từ ngày thứ 4, chỉnh liều 300-450 mg/ngày (tùy đáp ứng và dung nạp, có thể 150-750 mg/ngày).
    • Cơn hưng cảm:ngày thứ 1: khởi đầu 100 mg, ngày thứ 2: 200 mg, ngày thứ 3: 300 mg, ngày thứ 4: 400 mg; liều chia 2 lần/ngày; sau đó có thể 800 mg/ngày vào ngày thứ 6 với bước tăng không quá 200mg/ngày; chỉnh liều tùy đáp ứng và dung nạp đến 400-800 mg/ngày (liều 200mg có thể thích hợp).
    • Trầm cảm: khởi đầu 50 mg x 1 lần/ngày uống trước khi đi ngủ; tăng đến 100 mg vào ngày thứ 2, 200 mg vào ngày thứ 3, 300 mg vào ngày thứ 4; sau đó 400 mg vào ngày thứ 5 và 600 mg vào ngày thứ 8 nếu cần.
    • Phòng tái phát (nên dùng liều thấp nhất có hiệu quả): tiếp tục với liều tương tự, sau đó chỉnh liều tùy đáp ứng và dung nạp trong khoảng 300-800 mg/ngày dùng 2 lần/ngày.
  • Bệnh nhân suy gan: khởi đầu 25 mg/ngày, tăng đến 25-50 mg/ngày tùy đáp ứng và dung nạp đến khi đạt hiệu quả,
  • Cao tuổi: tần suất chỉnh liều chậm hơn và liều hằng ngày thấp hơn tùy đáp ứng và dung nạp,
  • < 18 tuổi: không khuyến cáo

Cách dùng:

Có thể dùng lúc đói hoặc no

Chng ch đnh:

  • Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Dùng đồng thời chất ức chế cytochrom P4503A4 (như chất ức chế HIV-protease, thuốc kháng nấm nhóm azol, erythromycin, clarithromycin, nefazodon)

Thn trng:

  • Bệnh nhân có tiền sử liên quan hoặc biểu hiện ý nghĩ tự tử; có tiến triển triệu chứng ngoại tháp (tăng liều có thể gây hại); bệnh tim mạch hoặc tiền sử gia đình có khoảng QT kéo dài, bệnh mạch máu não, có yếu tố khác ảnh hưởng đến hạ huyết áp; có tiền sử động kinh; có nguy cơ bị viêm phổi.
  • Nếu xuất hiện rối loạn vận động tardive: giảm liều/ngưng dùng (triệu chứng rối loạn vận động có thể trầm trọng hơn hoặc thậm chí phát sinh sau khi ngừng điều trị); hội chứng thần kinh ác tính, giảm bạch cầu < 1.0×10 9/L, vàng da tiến triển:ngưng dùng.
  • Ngưng thuốc từ từ trong ít nhất 1-2 tuần.
  • Nguy cơ huyết khối tĩnh mạch. Khi dùng đồng thời thuốc làm tăng khoảng QT/thuốc an thần kinh ở bệnh nhân bị hội chứng kéo dài khoảng QT bẩm sinh, suy tim sung huyết, phì đại tim, hạ kali/magnesi huyết và người cao tuổi. Không dung nạp galactose di truyền, thiếu Lapp-lactase, kém hấp thu glucose-galactose: không dùng.
  • Không nên lái xe, vận hành máy móc. Phụ nữ có thai (chỉ dùng nếu lợi ích cao hơn nguy cơ), tránh cho con bú khi đang dùng quetiapin.
  • Không dùng điều trị rối loạn tâm thần liên quan mất trí nhớ ở bệnh nhân cao tuổi

Phn ng ph:

  • Rất thường gặp: giảm Hb; tăng triglycerid huyết thanh, tăng cholesterol toàn phần, giảm HDL cholesterol, tăng cân; chóng mặt, buồn ngủ, đau đầu; khô miệng; ngưng triệu chứng.
  • Thường gặp: giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, tăng bạch cầu ưa acid; tăng prolactin huyết, giảm T4 toàn phần, giảm T4 tự do, giảm T3 toàn phần, tăng TSH; tăng thèm ăn, tăng glucose huyết; mơ bất thường và ác mộng, ý định/hành vi tự tử; hội chứng ngoại tháp, loạn ngôn ngữ, ngất; nhịp tim nhanh, đánh trống ngực; nhìn mờ; hạ huyết áp tư thế; khó thở, viêm mũi; táo bón, khó tiêu, nôn mửa; tăng ALT/AST, tăng mức gamma-GT; suy nhược nhẹ, phù ngoại biên, khó chịu, sốt

Tương tác thuc:

(khi sử dụng chung với những thuốc sau đây, sẽ gây ảnh hưởng tác dụng của thuốc)

  • Chất ức chế CYP 3A4 (như erythromycin, fluconazol, itraconazol, ketoconazol): tăng nồng độ quetiapin huyết tương.
  • Chất cảm ứng CYP3A4 (như barbiturat, carbamazepin, glucocorticoid, phenytoin, rifampin): tăng chuyển hóa quetiapin và giảm nồng độ quetiapin huyết tương.
  • Cồn: tăng tác động trên hệ TKTW.
  • Thuốc hạ huyết áp: tăng tác động hạ huyết áp.
  • Levodopa, chất đối kháng dopamin: tác động đối kháng.
  • Lorazepam: giảm độ thanh thải của lorazepam.
  • Phenytoin, thioridazin: tăng độ thanh thải quetiapin.
  • Thuốc tác động trên hệ TKTW khác: tăng tác động

Trình bày và đóng gói:

Viên nén bao phim: 25 mg x 3 vỉ x 10 viên; 100 mg x 3 vỉ x 10 viên; 200 mg x 3 vỉ x 10 viên

Nhà sn xutStada VN

Nhà phân phối: 

Giá thuốc: Đang cập nhật

Li khuyên ca dược sĩ:

Đánh giá nội dung

Xếp hạng địa điểm này

0.0 / 5 (0 đánh giá)
5
4
3
2
1

Đánh giá địa điểm này

Email của bạn sẽ không được công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tất cả bình luận có chứa đường dẫn website sẽ bị đánh dấu spam

Đăng phòng khám! url Tìm phòng khám