Lang beng là một loại bệnh về da khá phổ biến. Loại bệnh này nếu không chú ý thì rất dễ bị lây nhiễm từ người này sang người khác. Tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng làm mất thẩm mỹ cho người bệnh. Chính vì vậy mà khiến người bệnh tự ti, e ngại khi giao tiếp. Vậy tại sao bị lang beng và cách xử lý khi bị lang beng như thế nào? Hôm nay Phòng Khám Bác Sĩ sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn thông qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Sơ lược về bệnh lang beng
Lang beng là loại bệnh khá phổ biến, bất cứ ai cũng có thể nhiễm bệnh, nhất là trẻ em. Tại sao lại bị lang beng? Lang beng là bệnh ngoài da do một loại nấm có tên Pityrosporum ovale gây ra. Bệnh có thể dễ dàng lây từ người này qua người khác do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc dùng chung đồ dùng các nhân với người bệnh. Bệnh này tuy không gây nguy hiểm gì tới sức khỏe hay tính mạng của người bệnh nhưng nó khiến người bệnh tự tin, ngại giao tiếp do vùng da bị lang beng sẽ sáng hoặc tối màu hơn so với khu vực da bình thường.
Chính vì vậy việc tìm hiểu nguyên nhân ra bệnh cũng như một số cách điều trị và phương pháp phòng tránh nó là điều rất cần thiết.
Xem thêm: Bạn có biết vì sao lại bị mục cóc? Cách trị mụn cóc hiệu quả? Trị mụn cóc tại nhà
Phân biệt bệnh lang beng với một số bệnh ngoài da khác
Phân biệt lang beng với hắc lào
Lang ben và hắc lào đều là bệnh lý ngoài da do nhiễm nấm gây nên. Hai bệnh tuy khác nhau về nguyên nhân và triệu chứng nhưng có phương pháp điều trị tương đối giống nhau Sau đây là một số triệu chứng khác nhau của hai bệnh lý này.
Lang beng:
- Làn da có màu sắc khác nhau, ví dụ như trắng,hồng hoặc nâu
- Bề mặt có vảy mịn, cạo như vảy phấn
- Vị trí xuất hiện thường gặp như cổ, ngực, lưng, cánh tay
- Vùng da nhiễm ít ngứa hoặc ngứa ngay khi khi ra nắng, đổ mồ hôi
Hắc lào:
- Đốm da màu đỏ, mụn nước ở rìa
- Bề mặt thương tổn (nhiễm bệnh) có hình đồng xu
- Vị trí xuất hiện thường gặp như mông, bẹn, nách
- Ngứa cả khi bình thường, tăng lên đặc biệt khi đổ mồ hôi.
Phân biệt lang beng với một số bệnh khác
- Bệnh vảy phấn hồng Gilbert: Làn da tổn thương có màu hồng, vảy phấn. Vùng da bị bệnh có các gờ cao xung quanh và hơi lõm ở giữa. Vị trí hay gặp như ở vùng mạn sườn, đùi đôi hoặc mặt. Bệnh có thể tự khỏi sau 4 – 6 tuần.
- Chàm khô: Vùng da bị bệnh có màu trắng, vảy phấn tập trung thành từng đám. Vị trí thường xuất hiện như mặt, cánh tay, cẳng tay.
- Bệnh bạch biến: Vùng da bị bệnh trắng, ranh giới rõ, bờ thẫm màu, không có vảy.
- Bệnh phong thể 1: Vùng da bị bệnh màu trắng, gây mất cảm giác.
- Bệnh giang mai thời kỳ II: Vùng da bị bệnh có màu trắng, đen, đó là vết tích của đào ban giang mai II và thường kèm theo các biểu hiện sưng hạch ngoại vi nhưng không đau.
Những dấu hiệu của bệnh lang beng
Trước khi tìm hiểu tại sao bị lang beng chúng ta hãy cùng xem dấu hiệu, triệu chứng của loại bệnh này như thế nào nhé. Một số dấu hiệu thường thấy của bệnh lang beng có thể kể đến như:
- Trên da xuất hiện những đốm hoặc mảng da có màu sáng hoặc tối hơn so với khu vực khác. Thông thường các đốm này có màu trắng, hồng, đỏ hoặc nâu.
- Kích thước của những đốm hoặc mảng da này có kích thước tăng dần lên.
- Các đốm hoặc mảng da bất thường này có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên cơ thể, nhất là trên cổ, ngực, lưng và cánh tay
- Đốm hoặc mảng da này có thể khô, có vảy
- Đốm hoặc mảng da này gây cảm giác ngứa ngáy, nhất là khi ra nắng hoặc đổ mồ hôi
- Khác với da khỏe mạnh, nấm men làm da không tiếp xúc được với ánh nắng
- Khi mắc nấm men thì làn da không tiếp xúc trực tiếp được với ánh nắng mặt trời.
Tại sao bị lang beng
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới cơ thể bị lang ben là do vi nấm pityrosporum ovale (một loại nấm men) phát triển trên da. Trên bề mặt da, nấm Pityrosporum ovale phát triển tác động vào lớp biểu bì làm sắc tố dưới da thay đổi. Từ đó khiến các vùng da giảm hoặc mất sắc tố (trắng hơn hẳn so với các vùng da xung quanh). Bệnh có thể phát triển nhanh chóng trên bề mặt da.
Đến nay bác sĩ vẫn chưa giải thích được lý do của tình trạng phát triển quá mức này, nhưng họ cho rằng một số yếu tố ngoại cảnh sẽ tác động đến nấm men khiến nó tăng trưởng nhanh chóng trên da như sau:
- Tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh lang beng
- Người có làn da dầu, nhờn
- Người sống ở khu vực khí hậu nóng như khu vực nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa,…
- Cơ thể đổ nhiều
- Người có hệ thống miễn dịch yếu như người mắc HIV, trẻ em sau mắc cúm, sởi…
- Người thay đổi nội tiết tố như tuổi dậy thì, mang thai hoặc có điều trị nội tiết tố.
- Vệ sinh cá nhân kém
- Dùng chung quần áo hoặc đồ dùng cá nhân như khăn tắm, khăn mặt, bàn chải,… của người bị bệnh lang beng
- Dùng khăn tắm bị ẩm ướt thường xuyên và khăn tắm quá 2 ngày mà không giặt.
- Thói quen ăn uống quá nhiều dầu mỡ như gà rán, khoai tây chiên, khoai lang lắc, chả cá…
- Thói quen ăn uống nhiều các món đậm màu như thịt kho tàu và cá kho
- Thói quen dùng quá nhiều hoặc mẫn cảm với vitamin C như chanh, bưởi, cam,…
- Do không kịp thích ứng với môi trường mới, ví dụ như chuyển nhà, chuyển từ nông thôn ra thành thị, chuyển ra nước ngoài.
- Kích ứng với xà bông, sữa tắm, dầu gội, hóa mỹ phẩm.
Điều trị lang beng như thế nào?
Lang beng từ lâu đã là loại bệnh không còn quá xa lạ. Chính vì vậy từ lâu dân gian đã có những phương pháp điều trị nó bằng các dược liệu tự nhiên, ví dụ như chuối xanh, rau răm, củ riềng. Cụ thể như sau:
Cách chữa lang beng bằng chuối xanh
Nhựa hoặc mủ của chuối xanh có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm với vi nấm rất tốt. Chính vì vậy nó được dân gian áp dụng để chữa trị lang beng. Phương pháp này đơn giản, lành tính nên có thể sử dụng cho mọi đối tượng, kể cả phụ nữ đang mang thai và trẻ em.
Cách sử dụng chuối xanh:
- Chọn trái chuối còn xanh và non để có nhiều nhựa. (Tốt nhất nên chọn chuối tiêu hoặc chuối sứ vì trong chúng sẽ có hàm lượng kháng khuẩn nhiều hơn chuối già. Đặc biệt nên lựa chuối xanh còn ít nhất 6 đến 7 ngày mới chín, bởi vì khi đó lượng mủ trong chuối sẽ nhiều hơn, chữa trị sẽ hiệu quả hơn)
- Cắt chuối xanh thành từng lát mỏng.
- Rửa sạch vùng da bị lang beng bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý.
- Lấy các lát chuối đã cắt đắp lên vùng da bị lang beng.
- Mỗi lần đắp trong 30 phút đến 1 tiếng, rồi rửa sạch lại bằng nước ấm. Mỗi ngày chỉ nên đắp từ 2-3 lần..
Cách chữa lang beng bằng rau răm:
- Lấy 1 nắm rau răm rửa sạch
- Ngâm rau răm trong nước muối khoảng 10 phút, sau đó giã nát hoặc xay trong máy xay
- Chắt lấy phần nước cốt, sau đó bôi lên vùng da bị lang ben.
- Cần duy trì trong nhiều ngày liên tục để thấy hiệu quả.
Cách chữa lang beng bằng củ riềng:
- Lấy một củ riềng, rửa sạch vỏ sau đó giã thật nhuyễn hoặc xay bằng máy xay
- Cho thêm vài giọt nước cốt chanh vào với phần riềng vừa giã hoặc xay
- Chắt lấy nước cốt bôi lên vùng da bị lang ben và để khô tự nhiên.
Sử dụng thuốc
Việc chữa trị lang beng phổ biến và nhanh chóng nhất đó chính là sử dụng thuốc. Khi đi khám bác sĩ thì bạn sẽ được kê đơn các loại thuốc bôi. Đối với các trường hợp chưa có những biểu hiện nặng thì có thể dùng các thuốc bôi chống nấm như: Clotrimazole, Miconazle,Terbinafine, Ciclopirox olamine…
Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh của bạn có những biểu hiện nặng hoặc tái phát nhiều lần thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc uống cho bạn. Lưu ý là loại thuốc này chỉ sử dụng trong thời gian ngắn hoặc theo đơn của bác sĩ. Lý do là bởi các loại thuốc chống nấm này có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn cho cơ thể người bệnh và ảnh hưởng đến tác dụng của các thuốc khác mà bạn đang dùng.
Cách phòng ngừa bệnh lang beng
Bệnh lang beng tuy có thể dễ dàng điều trị bằng thoa thuốc. Tuy nhiên nó gây ảnh hưởng đến tâm sinh lý cũng như thẩm mỹ của người bệnh. Chính vì vậy, việc phòng tránh bệnh lý này là điều cần thiết. Bạn có thể phòng ngừa bằng một số cách sau:
- Hạn chế ở trong môi trường có nhiệt độ quá cao hoặc môi trường nóng ẩm
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời cường độ mạnh, nhất là vào mùa hè
- Khi lao động hay tập luyện khiến cơ thể đổ mồ cần lau mồ hôi khô, tránh để mồ hôi đổ quá mức.
- Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ
- Hạn chế việc khăn tắm bị ẩm quá 2 ngày.
- Tắm xong cần lau người thật khô rồi mới mặc quần áo
- Không dùng chung quần áo hay đồ dùng cá nhân với người khác, nhất là với người bệnh bị lang ben, hắc lào.
- Thường xuyên giặt quần áo, chăn màn.
- Hạn chế ăn quá nhiều đồ chiên xào ngập đầy dầu mỡ.
- Hạn chế ăn thường xuyên đồ kho đậm màu.
- Hạn chế dùng quá nhiều vitamin C.
- Hạn chế dùng xà phòng, sữa tắm, dầu gội có nguồn gốc từ hóa chất mỹ phẩm.
Lang ben có lây không?
Câu trả lời là có. Lang beng là một bệnh có thể lây nhiễm trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua đồ dùng cá nhân như dùng chung quần áo, dùng chung đồ dùng cá nhân, ví dụ như khăn mặt, khăn tắm, dao cạo râu…
Chính vì vậy bạn cần cẩn thận khi tiếp xúc với người bị nhiễm lang beng cũng như hạn chế việc sử dụng chung quần áo hay đồ dùng cá nhân nhé.
Đối tượng mắc bệnh lang ben?
Bệnh lang beng là một bệnh lý về da thường gặp ở những người ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới. Bệnh này có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi hay giới tính. Tuy nhiên, đối tượng dễ mắc phải thường là những người ở lứa tuổi thiếu niên và thanh niên.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Khi phát hiện bản thân mắc lang beng bạn có thể tự điều trị tại nhà hoặc lập tức tới bệnh viện để được thăm khám và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu bạn điều trị tại nhà hoặc đã điều trị khỏi nhưng còn xuất hiện những biểu hiện sau thì bạn cần tới bệnh viện để được kiểm tra và tư vấn kỹ hơn từ bác sĩ chuyên khoa da liễu nhé.
- Sau thời gian điều trị tại nhà, vùng da bị bệnh không được cải thiện
- Tái nhiễm nấm trên da
- Các mảng da bị bệnh lan rộng đến các vùng khác của cơ thể.
Ngoài ra, nếu bạn phát hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác thì hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám kỹ hơn nhé. Vì cơ địa mỗi người khác nhau nên biểu hiện cũng như cách điều trị sẽ khác nhau nên bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả nhất.
Kết luận
Lang ben là một bệnh về da do nấm gây nên. Tuy nó có thể điều trị đơn giản bằng các thuốc thoa nhưng lại khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng đến tâm lý cũng như thẩm mỹ. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm bệnh, hiểu rõ tình trạng bệnh để điều trị kịp thời, đúng cách là điều rất cần thiết. Hi vọng thông qua bài viết hôm nay đã giúp bạn hiểu tại sao bị lang beng cũng như một số phương pháp điều trị và phòng tránh chúng. Các bạn hãy theo dõi Phòng Khám Bác Sĩ để có thêm nhiều kiến thức y học và chăm sóc tốt cho bản thân cũng như gia đình nhé. Cảm ơn bạn đã đọc!
Xem thêm:
Dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi ở nữ giới và hướng điều trị hiệu quả