Hàng ngày, các khớp trên cơ thể đều phải hoạt động rất nhiều, từ những hoạt động cơ bản đến phức tạp, nhất là khớp vai. Vậy nên, khớp vai đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Ngày nay, tình trạng trật khớp vai xảy ra khá thường xuyên cũng như xuất hiện ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Vậy khớp vai bị trật có dẫn đến những nguy hiểm gì không và cách chữa trật khớp vai tại nhà như thế nào. Hôm nay hãy cùng Phòng Khám Bác Sĩ tìm hiểu rõ hơn nhé!
Chức năng của khớp vai
Khớp vai là một trong những khớp quan trọng nhất của cơ thể bởi nó tham gia vào rất nhiều các hoạt động của cơ thể, có thể nói như sau:
- Khớp vai giúp cơ thể thực hiện các động tác như đưa ra trước, ra sau, lên trên, dang tay, xoay trong, xoay ngoài.
- Các xương xung quanh vai chịu trách nhiệm chính cho các hoạt động, di chuyển của vai, cánh tay.
- Viên nang vai có tác dụng đệm và bảo vệ các khớp vai.
- Vòng bít xoay hỗ trợ và cho phép vai chuyển động nhịp nhàng.
- Sụn vai để đệm, giảm ma sát ở vị trí kết nối của các khớp.
- Nâng đỡ cánh tay.
Trật khớp vai là gì?
Trật khớp vai hay sai khớp vai (trật khớp ổ chảo cánh tay) là tình trạng dây chằng bị giãn đột ngột khiến hai mặt khớp của chỏm xương cánh tay trật khỏi ổ chảo xương bả vai. Khi bị trật khớp vai, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn cũng như tạm thời không thể vận động ở khớp vai.
Thậm chí, nếu tình trạng khớp vai bị trật xảy ra nhiều lần thì sẽ khiến dây chằng tổn thương như bị giãn hoặc bị đứt làm cho vùng khớp vai trở nên ngày càng nghiêm trọng.

Biểu hiện của trật khớp vai
Khi người bệnh bị sai khớp vai sẽ có cảm giác đau nhức, khó chịu, khó cử động. Tuy nhiên, để tránh nhầm lẫn trật khớp vai với những chứng bệnh khác. Sau đây, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn những dấu hiệu điển hình của trật khớp vai. Từ đó, bạn có thể phát hiện bệnh sớm hơn và điều trị kịp thời.
- Bằng mắt thường, bạn có thể thấy phần vai biến dạng
- Khi sờ vào vai thấy hõm khớp rỗng (do chỏm xương cánh tay đã bật ra ngoài)
- Đau nhức dữ dội ở khớp vai
- Vùng vai, cánh tay bị sưng hoặc bầm tím
- Cử động khớp vai khó khăn hoặc không thể cử động khớp vai.
- Cảm giác tê hoặc ngứa ran ở gần vùng khớp vai bị tổn thương.
- Cơ bắp tại vai bị co thắt gây đau nhức hơn.
Các dạng trật khớp vai
Trên thực tế, trật khớp vai thường có 3 loại chính là trật khớp vai ra trước, trật khớp vai ra sau và trật khớp vai xuống dưới. Nếu khớp vai của bạn đang bị trật, hãy quan sát xem tình trạng của bạn thuộc loại nào để có những cách điều trị phù hợp nhé.

Trật vai ra trước
Đây là trường hợp chiếm hơn 95% các trường hợp trật khớp ở vùng vai. Chỏm xương bị lật ra trước ổ chảo xương vai, có thể hướng xuống dưới hoặc vào trong.
Kèm theo đó là một số tổn thương như:
- Tổn thương đám rối
- Rách chóp xoay (nhất là ở người bệnh lớn tuổi)
- Vỡ mấu động lớn
- Tổn thương thần kinh nách
- Mất vững khớp vai, đặc biệt sai khớp hay tái phát ở những người dưới 30 tuổi.
Trật vai ra sau
Trường hợp trật vai ra sau rất hiếm và chỉ chiếm khoảng 5% số trường hợp trật khớp vai, điều này là do có xương bả vai án ngữ.
Tình trạng này thường xảy ra do ngã chống tay trong tư thế khép vai, co giật, bị động kinh hay điện giật.
Trật vai xuống dưới
Trường hợp trật khớp vai xuống dưới cũng rất ít gặp. Ở trường hợp này thì cánh tay quật ngược lên phía trên.
Một số hiện tượng xảy ra ở trường hợp này như
- Chiều dài tay ngắn, chỏm xương cánh tay thường sờ dưới nách.
- Bao khớp bị rách và chóp xoay có thể bị đứt.
- 5% số trường hợp có tổn thương động mạch cánh tay.
- Tổn thương thần kinh nách và các dây khác. Thông thường triệu chứng tổn thương thần kinh sẽ được phục hồi sau nắn trật.
Trật khớp vai có nguy hiểm hay không?
Tình trạng sai khớp vai diễn ra khá phổ biến, nhất là ở người trẻ. Mặc dù trật khớp vai không gây nguy hiểm tính mạng nhưng nó khiến người bệnh đau đớn, khó chịu, khó cử động. Tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Ngoài ra, vai chứa mô liên kết gồm cơ bắp và dây chằng, chính cấu trúc này phối hợp chặt chẽ giúp khớp xương vai nằm gọn trong ổ chảo. Vì vậy, khi sai khớp xảy ra sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc này. Từ đó tình trạng sai khớp sẽ trở nên phức tạp hơn và dẫn tới một số biến chứng như sau:
- Tổn thương thần kinh
Có tới 15% người bệnh nhân mắc chệch khớp vai bị biến chứng tổn thương thần kinh, nhất là liệt dây thần kinh mũ. Đây là một biến chứng rất nguy hiểm, bởi người bệnh sẽ mất cảm giác vùng cơ delta. Hơn nữa, sau khi nắn khớp xong thì vẫn không dạng được cánh tay. Thậm chí còn có thể làm liệt hẳn đám rối thần kinh cánh tay. - Tổn thương các mạch máu

Do thương tổn lớp áo giữa và lớp áo trong gây ra biến chứng khiến động mạch nách bị tắc. Có khoảng 1% trường hợp sai khớp mắc phải biến chứng này.
- Tổn thương chóp xoay vai: Người bị trật khớp vai ra trước mắc phải biến chứng này chiếm tới 55%, nhất là với những người trên 60 tuổi. Hiện tượng này khiến người bệnh có các cơn đau vai kéo dài, cử động ngoài của vai bị yếu.
- Gãy xương kèm theo: Có tới 30% người bệnh bị trật khớp vai gặp phải tình trạng gãy xương kèm theo như: vỡ bờ ổ chảo, biến dạng chỏm xương cánh tay, gãy đầu trên xương cánh tay.
- Cử động vai khó khăn, kém linh hoạt.
- Tái diễn trật khớp vai.
- Mất ổn định khớp vai.
- Thương tổn đai xoay vai
Nguyên nhân dẫn tới trật khớp vai
Trong đời sống hàng ngày, nhất là trong lúc lao động, làm việc chân tay đều rất dễ khiến cơ thể bị trật khớp vai. Tùy vào từng trường hợp khác nhau thì sẽ có những người bệnh bị trật khớp vai một phần hoặc hoàn toàn. Bên cạnh đó, tình trạng người bị chệch khớp vai bị tái diễn nhiều lần ngày càng phổ biến.
Vì vậy, chúng tôi sẽ đưa đến cho bạn một số nguyên nhân chính dẫn đến sai khớp vai. Từ đó bạn có thể giúp bản thân kiểm soát tình trạng này cũng như tránh trường hợp sai khớp tái diễn nhiều lần.
- Chấn thương khi chơi các môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền, bơi lội… Hoặc một số môn thể thao mạo hiểm như lướt ván, xe đạp địa hình, leo núi, …
- Chơi thể thao, tập thể dục, vận động sai tư thế.
- Tai nạn giao thông
- Vận động quá mạnh: Mang vác vật nặng đột ngột; hoặc mang vác vật nặng sai tư thế.
- Tai nạn lao động: Những công việc đòi hỏi sức khỏe hay nói cách khác là lao động chân tay. Đặc điểm của những công việc này thường xuyên nâng, bê, mang vác những đồ vật nặng bằng cổ vai gáy hoặc trên những địa hình nguy hiểm.
- Tai nạn sinh hoạt: Bị ngã trong tư thế chống tay; đập vai do ngã cầu thang; ngã sàn nhà do trơn trượt,…
Cách chữa trật khớp vai tại nhà
Những thao tác đầu tiên xử lý khi bị trật khớp vai
Ngay khi phát hiện bản thân bị trật khớp vai, bạn cần có biện pháp xử lý đúng cách. Bởi ngay từ những thao tác xử lý đầu tiên sai cách sẽ khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn; thậm chí có thể có những biến chứng nguy hiểm.
Hơn nữa, ngày càng có nhiều người mắc phải tình trạng trật khớp vai. Trong đó trường hợp tái phát trật khớp lên tới hơn 90%.
Vì vậy, khi biết được khớp vai bị trật, bạn nên làm theo những điều sau:
- Hạn chế cử động: Để không tạo áp lực lên khớp và những dây chằng, dây thần kinh, cơ, mạch máu xung quanh khớp vai. Thì điều đầu tiên là bạn nên dừng các cử động khớp vai như lắc tay, xoay khớp hay nắn khớp .
- Cố định khớp vai: Bạn dùng băng vải để quấn cố định khớp vai. Nhằm nâng đỡ khớp đang bị tổn thương.

- Chườm đá: Bạn lấy đá lạnh bọc trong khăn vải mềm, sau đó chườm lên vùng khớp vai bị trật trong vòng 15 – 20 phút để giảm sưng cũng như giảm đau.

- Cuối cùng sau khi làm dịu được cơn đau, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp.
Lưu ý: Khi gặp phải tình trạng sai khớp vai, người bệnh chỉ nên chườm lạnh; không nên chườm nóng. Sử dụng các loại rượu thuốc như rượu gừng; rượu gấc để xoa giảm đau. Bởi vì chúng không mang lại hiệu quả như mong muốn. Mà thậm chí còn khiến các mao mạch, dây thần kinh ở vai bị tổn thương nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, trong quá trình điều trị trật khớp vai. Bạn nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày một số thực phẩm chứa canxi; giàu vitamin A, C, D, K và các khoáng chất bổ dưỡng… Như ngũ cốc, cà chua, trứng, sữa, thịt, xương.
Cách phòng tránh trật khớp vai
Trật khớp xương bả vai mặc dù không ảnh hưởng đến tính mạng. Nhưng nó gây đau nhức, giảm khả năng vận động của người bệnh. Tuy nhiên, biến chứng của bệnh này lại khá phức tạp; thậm chí là không thể chữa khỏi. Vì vậy việc phòng tránh tình trạng sai khớp vai là điều rất cần thiết.
Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn một số cách phòng tránh trật khớp vai. Cũng như cách phòng tránh tái diễn tình trạng sai khớp.
- Trước khi chơi thể thao, vận động hay lao động. Thì nên khởi động các khớp thật kỹ và đúng cách.
- Tránh vận động mạnh quá mức, quá sức.
- Thường xuyên tập thể dục thể thao; vừa tăng sức đề kháng; vừa tăng sự dẻo dai cho các khớp trên cơ thể; trong đó khớp vai.
- Hạn chế mang vác, nâng đỡ vật nặng một cách đột ngột
- Đi khám sức khỏe xương khớp định kỳ để phát hiện những bệnh lý về xương khớp. Và có những phương pháp điều trị đúng cách, kịp thời
- Tuân thủ thời gian bất động khớp vai;
- Thực hiện các bài tập phục hồi theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ;
- Nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu của việc tái diễn sai khớp; bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và hướng điều trị tốt nhất. Điều này là cần thiết, tránh để khớp bị tổn thương kéo dài. hoặc không điều trị đúng cách dẫn đến khớp có những biến chứng nguy hiểm.
Lời kết
Các khớp trong cơ thể giúp chúng ta có thể hoạt động một cách dễ dàng, linh hoạt. Vì vậy, không những khớp vai nói riêng mà các khớp khác nói chung bị tổn thương; đều sẽ ảnh hưởng đến sự vận động cũng như đời sống hàng ngày của bạn. Chính vì lẽ đó, bạn cần chú ý trong các hoạt động của mình; nhất là những người làm việc chân tay nhiều. Hi vọng những thông tin về khớp vai; cũng như cách chữa trật khớp vai tại nhà mà Phòng Khám Bác Sĩ cung cấp. sẽ giúp bạn cải thiện và chăm sóc tốt hơn cho khớp vai của mình. Các bạn hãy theo dõi chúng tôi để có thêm nhiều kiến thức y học; và chăm sóc tốt cho bản thân cũng như gia đình nhé. Cảm ơn bạn đã đọc!