Ngày nay, hiện tượng trẻ sơ sinh bị đau mắt có ghèn là chuyện thường gặp, nhưng còn tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ và nguyên nhân gây ra mà biểu hiện và cách chữa trị cũng khác nhau. Bên cạnh đó, đây cũng là một vấn đề luôn khiến các bậc cha mẹ lo lắng, nhưng khá ít người biết được nguyên nhân cụ thể. Liệu trẻ sơ sinh bị đau mắt có ghèn vàng có nguy hiểm không? Mẹ nên nhỏ thuốc gì để trẻ nhanh khỏi? hãy cùng Phòng Khám Bác Sĩ tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Trẻ sơ sinh bị đau mắt có ghèn vàng có nguy hiểm không?
Đau mắt đổ ghèn ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng phổ biến và không phải là một vấn đề đáng lo ngại. Chất dịch nhầy tiết ra từ mắt của trẻ sơ sinh chủ yếu là do tắc tuyến lệ và bé sẽ tự khỏi khi được vài tháng tuổi. Bên cạnh đó, nguyên nhân cũng có thể là do cơ thể của trẻ đang tự động làm sạch một số chất lỏng bị chảy vào mắt trong quá trình mẹ sinh bé. Hơn nữa, trẻ có thể bị ở một hoặc cả hai mắt, tùy vào nguyên nhân gây ra vấn đề này. Tuy nhiên, nếu mắt bé bị đổ ghèn kèm theo các triệu chứng như đỏ mắt, viêm, sưng hoặc đau mắt… có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng và nên được đưa đến bệnh viện để khám và điều trị.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đau mắt có ghèn
Trẻ sơ sinh thường bị đau mắt có ghèn và đây thực chất là một triệu chứng bình thường, nên các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng. Tuy nhiên hãy cùng tìm hiểu rõ hơn các nguyên nhân gây ra hiện tượng đau mắt có ghèn ở trẻ sơ sinh nhé:
Dịch nước ối và máu chảy vào mắt trong lúc mẹ sinh bé
Với những bé vừa mới sinh ra đã gặp phải tình trạng mắt đổ ghèn, mẹ không cần phải quá lo lắng đâu vì có thể là do mắt của bé bị dính máu và dịch nước ối của mẹ trong quá trình sinh. Hiểu sâu hơn thì đây chỉ là một hiện tượng nhiễm trùng mắt thông thường không có gì đáng lo ngại.
Trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ
Tắc tuyến lệ là bệnh lý xảy ra ở khoảng 10% trẻ sơ sinh, biểu hiện qua việc trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt liên tục kể cả khi chẳng khóc nhè hay ăn vạ. Hiện tượng này sẽ xảy ra nhiều hơn khi trời lạnh hay khi trẻ ở nơi có gió hoặc nắng… Tình trạng luôn chảy nước mắt kéo dài có thể dẫn đến nhiễm trùng mắt thứ phát, dẫn đến hình thành mủ. Đặc biệt, vào mỗi sáng ngủ dậy, mắt bé thường có nhiều dịch vàng (ghèn vàng) dính quanh mí mắt. Do vậy, nếu trẻ sơ sinh bị đau mắt đổ ghèn kèm theo các triệu chứng vừa được nêu thì nguyên nhân có thể là do trẻ bị tắc tuyến lệ. Tuy nhiên, hiện tượng tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh thường sẽ tự khỏi sau một vài tháng, nên sau khoảng thời gian này thì tình trạng mắt đổ ghèn cũng sẽ dần biến mất.

Trẻ sơ sinh bị viêm kết mạc
Đây là trường hợp nhiễm trùng mắt do virus hoặc vi khuẩn ở trẻ sơ sinh. Triệu chứng của bệnh này là phần lòng trắng của mắt có màu đỏ, trẻ chảy nước mắt nhiều, ghèn nhầy lỏng có mủ khiến hai mắt của con bị dính chặt lại với nhau. Trong trường hợp này, trẻ cũng có thể cảm thấy ngứa hoặc đau mắt, và thậm chí còn bị sốt. Tình trạng này thường xảy ra ở cả hai mắt của bé.
Mẹ không đảm bảo vệ sinh mắt cho trẻ
Nếu không vệ sinh sạch sẽ cho mắt của trẻ sơ sinh đúng cách, tình trạng đổ ghèn sẽ xuất hiện, khiến cho bé khó có thể mở mắt khi ghèn bết dính lại. Để lâu ngày có thể làm tăng nguy cơ viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh.
Do tay bẩn chạm lên mắt
Những mẹ trông con nhỏ chắc chắn sẽ bất ngờ gì với thói quen nghịch ngợm khiến tay chân của các bé bị lấm bẩn. Tưởng chừng như thói quen này là vô hại, nhưng nếu không may bé đưa tay bẩn lên dụi vào mắt thì sẽ dẫn đến nguy cơ trẻ sơ sinh bị đau mắt có ghèn. Nhưng mà mẹ cũng đừng lo lắng quá, vì với trường hợp này các mẹ chỉ cần rửa sạch bằng nước ấm rồi con sẽ tự khỏi ngay thôi.

Có vật thể lạ trong mắt
Thật khó tránh khỏi những vật thể nhỏ như cát, bụi bẩn hoặc lông thú cưng, lông mi… bám vào mắt của trẻ sơ sinh. Nếu mắt của bé có vật thể lạ bay vào và không được loại bỏ kịp thời, phản ứng bình thường của cơ thể sẽ tự động tiết ra ghèn và mủ ở mắt bé. Khi bé được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt kháng sinh lại không có hiệu quả trong trong những trường hợp nhiễm trùng mắt, thì nguyên nhân có thể là do có dị vật trong mắt trẻ.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị đau mắt có ghèn
Tùy vào từng trường hợp trẻ sơ sinh bị đau mắt đổ ghèn là do nguyên nhân gì, sẽ có những cách chăm sóc cụ thể khác nhau. Với tình trạng này sẽ gây khó khăn trong việc bé mở mắt do rỉ ghèn nhiều, các mẹ cần vệ sinh mắt ngay để tránh rỉ mắt khô và đóng thành tảng. Để loại bỏ rỉ ghèn ở mắt các mẹ cần lưu ý qua các trường hợp sau:
Trẻ sơ sinh bị đau mắt có ghèn nhẹ
Mẹ nên dùng bông gòn nhúng vào nước ấm có pha một ít muối, sau đó lau mắt cho bé thật nhẹ nhàng và chỉ nên lau bên nào bị rỉ mắt. Ngày vệ sinh mắt 2 đến 3 lần hoặc lau bất kỳ khi nào nếu thấy mắt bé có rỉ ghèn nhiều. Ngoài ra, các mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mắt trực tiếp cho bé. Tuy nhiên với trường hợp cần hỏi qua ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.

Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn do đau mắt đỏ
Một số biểu hiện trẻ bị đau mắt đỏ các mẹ nên chú ý đó là mắt bé thường đỏ ngầu và đổ rất nhiều ghèn. Đỏ một bên và lây sang hai bên, buổi sáng ngủ dậy thường có nhiều ghèn hơn trong mắt và ghèn mắt bé có màu xanh hoặc vàng. Để giảm hiện tượng đau mắt cho trẻ thì các mẹ cần dùng bông lau ghèn mắt cho trẻ ít nhất ngày 2 lần để làm sạch mắt. Nếu trong trường hợp trẻ chỉ đau 1 bên mắt thì chỉ nên nhỏ thuốc vào mắt bị đau, không nên nhỏ thuốc vào cả 2 mắt vì có nguy cơ gây nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, vệ sinh tay chân cho bé cẩn thận và tuyệt đối không để bé dụi mắt.

Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn do bị nhiễm trùng nặng
Với trường hợp trẻ sơ sinh bị đau mắt có ghèn do nhiễm trùng nặng các mẹ nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt và nhỏ mắt theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Việc dùng nước muối, nước ấm hay các biện pháp chăm sóc mắt cho bé tại nhà thường không thể tiêu diệt được vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, các mẹ tuyệt đối không được sử dụng bài thuốc dân gian để điều trị vì có thể gây tổn thương cho mắt của trẻ.

Mẹ nên nhỏ thuốc gì để trẻ nhanh khỏi bệnh?
Theo các bác sĩ chuyên khoa mắt, khi trẻ sơ sinh bị đau mắt, trong vòng một giờ sau sinh mẹ phải để mắt trẻ được nhỏ nitrate bạc 1% hoặc sử dụng thuốc mỡ mắt tetracycline 1% để mắt của trẻ không bị nhiễm trùng. Bên cạnh đó, mẹ hãy sử dụng bông gòn đã được làm sạch, để nhúng vào nước muối pha loãng lau vùng xung quanh mắt và khóe mắt của con, nhằm giữ cho mắt bé đỡ bị dính ghèn. Đồng thời, mẹ cũng hãy lưu ý rằng là lau thật nhẹ nhàng để không làm tổn thương đến mắt của con.
Lời kết
Sau khi đọc xong bài viết trên, chắc hẳn quý bạn đọc đã tìm ra đáp án cho câu hỏi trẻ sơ sinh bị đau mắt có ghèn vàng có nguy hiểm không rồi đúng không nhỉ? Mong rằng những chia sẻ trong bài viết trên sẽ giúp các bậc cha mẹ giải đáp được thắc mắc cũng như tìm ra đúng nguyên nhân gây bệnh và chữa trị đúng cách để đem lại hiệu quả tốt nhất cho bé.