Lá bàng không những đem tới bóng mát cho con người mà còn có khả năng điều trị một số loại bệnh rất tốt. Vậy rốt cuộc lá bàng trị bệnh gì. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.
Cây bàng đã không còn quá xa lạ với người dân Việt Nam. Nó đem lại bóng mát cho con người trong những ngày hè oi bức, quả của nó là tuổi thơ của bao thế hệ. Chính vì thế cây bàng thân thuộc với con người Việt Nam ngay từ những ngày đầu đời. Ngoài khả năng đem lại bóng mát thì lá xoài còn công dụng trị bệnh rất hiệu quả. Vậy lá bàng trị bệnh gì, hãy cùng phòng khám bác sĩ tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Nội dung bài viết
Sơ lược về lá bàng
Trước khi tìm hiểu xem lá bàng trị bệnh gì thì chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu sơ lược về nó nhé.
Cây bàng có thân to, có thể cao đến 20m. Lá bàng rất to dài 20-30cm, hoa nhiều. Quả bàng hình trái xoan, bên trong quả có cơm màu vàng đỏ, có xơ. Hạt trắng, chứa nhiều dầu béo. Từ lâu cây bàng đã được trồng rất nhiều nơi để lấy bóng mát, nhất là mùa hè.
Để tìm hiểu xem lá bàng trị bệnh gì, mời các bạn cũng tham khảo những thông tin dưới đây.
Lá bàng trị bệnh trĩ
Trong những công dụng của lá bàng trong điều trị thì không thể không nhắc tới công dụng trong chữa trị bệnh trĩ.
Tác dụng của lá bàng trong điều trị bệnh trĩ
Theo kết quả của một số nghiên cứu cho thấy, trong lá bàng có chứa một số thành phần có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ làm lành vết thương hiệu quả như sau:
- Flavonoid: Chất này giúp làm tăng độ bền thành mạch. Hơn nữa còn hỗ trợ việc co búi trĩ và chống chảy máu rất hiệu quả.
- Tanin: Tanin được biết đến với công dụng nổi bật đó là đặc tính sát khuẩn cực kỳ tốt. Đồng thời còn giúp cầm máu vô cùng hiệu quả. Vậy nên lá bàng có khả năng diệt khuẩn, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, viêm nhiễm – nguyên nhân dẫn đến sưng đau khu vực hậu môn.
- Phytosterol: Khả năng làm giảm lượng Cholesterol của chất này rất tốt. Bên cạnh đó, nó còn giúp tăng cường hệ miễn dịch. Bằng cách kích thích tăng cường hoạt động của các đại thực bào và các bạch cầu. Từ đó hạn chế sự viêm nhiễm, sưng đau vùng hậu môn.
- Saponin: Saponin ngoài khả năng giảm đau, giảm đau rát ở búi trĩ rất hiệu quả thì còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt kháng viêm hiệu quả, giúp vết thương mau chóng phục hồi.
Cách sử dụng lá bàng điều trị bệnh trĩ
Xông hơi hậu môn bằng lá bàng
Khi đun sôi lá bàng với nước thì các thành phần trong lá bàng sẽ thoát ra ngoài. Vậy nên lúc xông hơi hoặc ngâm hậu môn với nước lá bàng, các chất này sẽ trực tiếp thẩm thấu vào hậu môn của bệnh nhân. Từ đó hỗ trợ các búi trĩ ở hậu môn co lại. Ngoài ra, còn giúp sát trùng các vết thương ở hậu môn, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương. Bạn thực hiện phương pháp này như sau:
- Chuẩn bị một nắm lá bàng (chọn lá bàng bình thường, không quá già hoặc quá non, tươi, không sâu hoặc héo)
- Rửa sạch lá bàng.
- Đem lá bàng đi ngâm với nước muối loãng để loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh.
- Sau đó đem lá bàng bỏ vào nồi đun với nước cho đến khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa, tiếp tục để sôi thêm 5 đến 7 phút thì tắt bếp. Trong khi đợi nước sôi, bạn nên đi rửa sạch vùng hậu môn bằng nước ấm hoặc nước muối loãng, ấm để diệt các vi khuẩn. Lưu ý lau khô hậu môn bằng khăn sạch.
- Đổ nước lá bàng ra một thau sạch, sau đó tiến hành xông hơi. Bạn nên xông trong thời gian khoảng 20 phút. Sau đó nước lá bàng nguội thì bạn có thể ngâm hậu môn trực tiếp nước lá bàng trong vòng 10 phút nữa. Điều này làm tăng hiệu quả điều trị của lá bàng.
Để phương pháp đạt hiệu quả như mong muốn thì bạn nên kiên trì thực hiện đều đặn hàng ngày trước khi đi ngủ.
Sử dụng lá bàng kết hợp lá cây thiên lý
Bạn thực hiện phương pháp này như sau:
- Lấy lá bàng và lá thiên lý rửa sạch
- Sau đó ngâm tất cả với nước muối loãng để loại bỏ các vi khuẩn.
- Dùng phần lá bàng đun sôi với nước và xông hơi như cách thứ nhất.
- Phần lá thiên lý đem giã nát hoặc xay nhuyễn, vắt lấy nước để sử dụng. Nước thiên lý cho thêm vào một ít muỗi rồi dùng băng gạc thấm vào đó.
- Sau khi xông hơi nước lá bàng xong, dùng khăn sạch lau khô hậu môn.
- Tiếp theo đó, dùng băng gạc đã thấm nước thiên lý đắp vào vùng hậu môn, để qua đêm.
Để có kết quả tốt và nhanh nhất bạn hãy duy trì thực hiện biện pháp này hàng ngày ngày nhé.
Lá bàng điều trị bênh phụ khoa
Lá bàng cũng được xem là một loại dược liệu trong đông y. Nó có tác dụng hỗ trợ điều trị một số loại bệnh về dạ dày, viêm họng, và cả bệnh phụ khoa.
Lá bàng có nhiều hoạt chất như tanin, flavonoid, phytosterol, saponin. Đây đều là các chất có khả năng tiêu diệt các loại vi khuẩn và ức chế sự xâm nhập của nấm ký sinh trùng vào vùng kín. Vậy nên trong dân gian, lá bàng được sử dụng rất rộng rãi để chữa các vấn đề viêm nhiễm phụ, giảm tình trạng ngứa ngáy và mùi hôi khó chịu. Ngoài ra lá bàng còn có tác dụng giảm sưng viêm, se khít âm đạo.
Cách chữa viêm phụ khoa bằng lá bàng
Trong việc sử dụng lá bàng chữa viêm phụ khoa thì có hai cách được sử dụng phổ biến là nấu nước lá bàng để rửa vùng kín hoặc xông vùng kín.
Rửa vùng kín bằng nước lá bàng
- Chuẩn bị lá bàng (lá còn nguyên vẹn, không sâu, héo) và một chút muối.
- Rửa sạch lá bàng, sau đó cắt nhỏ hoặc vò nát.
- Sau đó cho lá bàng vào nồi đun với một ít nước và muối. Đun sôi với lửa nhỏ trong khoảng 30 phút để các hoạt chất trong lá bàng thoát ra.
- Đổ nước nấu lá bàng ra chậu và chờ đến khi nước ấm.
- Sử dụng nước này để rửa bên ngoài vùng kín. Lưu ý không chọc vào bên sâu trong âm đạo, điều này có thể khiến vùng kín bị tổn thương cũng như tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập sâu bên trong tử cung.
- Bạn thực hiện phương pháp này mỗi ngày hai lần. Duy trì sử dụng mỗi ngày sẽ giúp làm sạch vùng kín và ngăn ngừa vi khuẩn gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
Xông hơi nước lá bàng
Ngoài rửa vùng kín bằng nước lá bàng để chữa viêm phụ khoa thì phương pháp xông nước lá bàng cũng mang lại hiệu quả rất tốt. Bạn thực hiện như sau:
- Chuẩn bị lá bàng (lá còn nguyên vẹn, không sâu, héo) và một chút muối.
- Rửa sạch lá bàng, sau đó cắt nhỏ hoặc vò nát.
- Sau đó cho lá bàng vào nồi đun với một ít nước và muối. Đun sôi với lửa nhỏ trong khoảng 30 phút để các hoạt chất trong lá bàng thoát ra.
- Đổ nước nấu lá bàng ra chậu và chờ đến khi nước nguội bớt, chỉ còn ấm.
- Sau đó xông hơi vùng kín bằng nước nấu lá bàng.
- Lưu ý khi xông hơi, bạn phải chú ý khoảng cách từ vùng kín đến mặt nước để tránh trường hợp bị bỏng.
- Xông hơi đến khi nước nguội hoàn toàn thì bạn có thể sử dụng nước đó để vệ sinh bên ngoài vùng kín.
- Phương pháp này được khuyến cáo sử dụng hai ngày một lần, hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm phụ khoa.
Một số ưu nhược điểm của phương pháp này
Phương pháp này chỉ là một phương pháp dân gian được nhiều chị em áp dụng. Vậy nên nếu chỉ bị ngứa ngáy và viêm nhiễm nhẹ thì bạn có thể sử dụng phương pháp này để hỗ trợ. Tuy nhiên, nếu vùng kín ngứa ngáy, kèm theo từng dạng đau rát nặng, bạn không nên sử dụng phương pháp này để điều trị. Bạn cần đi đến các cơ sở chuyên khoa thăm khám và điều trị đúng cách. Sau đây là một số ưu nhược điểm khác của việc sử dụng lá bàng trị bệnh phụ khoa:
Ưu điểm:
- Lá bàng rất dễ tìm kiếm
- Có thể áp dụng tại nhà
- Không tốn kém chi phí
- Không cần đến cơ sở y tế
Nhược điểm:
- Hiệu quả điều trị chậm
- Không phải trường hợp nào cũng có thể sử dụng
- Có thể gây dị ứng
Lưu ý khi sử dụng lá bàng chữa bệnh phụ khoa
Để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe phụ khoa, khi sử dụng phương pháp này chị em cần chú ý những điều sau:
- Chỉ sử dụng biện pháp này một tuần 2-3 lần.
- Vệ sinh nhẹ nhàng bên ngoài vùng kín. Không chà mạnh, chọc sâu bên trong âm đạo. Điều này có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong tử cung.
- Nếu bệnh chỉ biểu hiện ngứa ngáy nhẹ, hay nói cách khác bệnh đang ở giai đoạn đầu thì chị em mới sử dụng biện pháp này. Khi bệnh có những triệu chứng trở nặng như viêm loét thì tuyệt đối không được sử dụng, tránh nguy cơ nhiễm trùng.
- Duy trì sử dụng mỗi ngày.
- Hiệu quả của phương pháp này tùy thuộc vào cơ địa của từng người.
Lá bàng trị bệnh gì
Ngoài hai công dụng nổi bật của lá bàng được kể trên thì lá bàng còn có thể trị một số bệnh sau:
Kháng khuẩn, kháng nấm
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng lá bàng có công dụng kháng khuẩn, kháng nấm rất tốt. Từ lâu, trong dân gian lá bàng đã được biết đến với khả năng điều trị viêm da cơ địa. Sau đây là một số bài thuốc điều trị viêm da cơ địa:
- Bài thuốc bôi trị: Chuẩn bị lá bàng non, sau đó rửa sạch. Tiếp theo giã lá bàng với một ít muối hạt. Lấy hỗn hợp trên bôi lên vùng da bị bệnh, đợi 15 phút rồi rửa sạch lại với nước ấm.
- Bài thuốc đắp trị: Chuẩn bị lá bàng non, sau đó rửa sạch. Tiếp theo giã lá bàng với một ít muối hạt. Lấy hỗn hợp trên đắp lên vùng da bị bệnh, đợi 15 phút rồi bỏ ra, sau đó rửa sạch lại với nước ấm.
- Bài thuốc tắm: Lá bàng non sau khi rửa sạch thì đem đi nấu với nước. Đến khi nước sôi được 10 phút thì cho một ít muối hạt, để nước ấm rồi tắm. Sau đó xả lại với nước sạch.
Kháng viêm
Theo một thí nghiệm được thực hiện trên chuột, chất chloroform có trong lá bàng tươi cho hiệu quả kháng viêm vượt trội.
Chữa mụn nhọt và các vết thương mưng mủ
Đối với mụn nhọt và các vết thương mưng mủ bạn có thể thực hiện theo cách sau: Lá bàng rửa sạch, đun sôi với nước. Để nước nguội bớt, cho vết thương ngâm ngập nước trong khoảng 20 phút. Trong lá bàng có chứa chất tanin giúp sát khuẩn, hút hết mủ ra ngoài. Nếu không thể ngâm vết thương thì bạn hãy giã nát lá bàng non, sau đó đun sô. Dùng dùng hỗn hợp này đắp lên vết thương.
Trị viêm họng
Một công dụng không ngờ đến của lá bàng đó là điều trị viêm họng. Nếu bạn đang trong tình trạng này thì có thể thực hiện theo các bước sau:
- Xay nhuyễn lá bàng non với muối hạt và nước sạch.
- Dùng rây lọc lấy nước cốt của lá, bỏ phần bã. Cho phần nước đã lọc vào 1 cái chai cất tủ lạnh để dùng dần.
- Ngày đầu tiên súc miệng thật kỹ cứ cách 4 tiếng súc một lần.
- Những ngày tiếp theo chỉ cần súc miệng 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ
- Nếu không có máy xay sinh tố, bạn đun lá bàng với nước rồi súc miệng theo cách trên cũng mang lại hiệu quả tương tự.
Chống ung thư
Theo kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên trên chuột cho thấy tiềm năng chống ung thư của lá bàng non. Do trong lá có nhiều flavonoids, chloroform, saponin… Các chất này có khả năng chống oxy hóa mạnh và quét các gốc tự do. Từ đó, tái sửa chữa tế bào, bảo vệ tế bào, ngăn ngừa ung thư.
Tác dụng theo y học cổ truyền
Hơn nữa, lá bàng tính mát nên có hiệu quả tốt trong chữa cảm sốt, làm ra mồ hôi, chữa tê thấp, chữa lỵ. Búp non phơi khô, tán bột rắc lên chỗ bị ghẻ, hoặc sắc lên lấy nước đặc ngậm chữa sâu răng.
Ngày nay, người ta phát hiện thêm nhiều công dụng vượt trội khác của lá bàng tươi. Tuy nhiên khi sử dụng, nhất là khi đang uống thuốc hoặc điều trị bệnh bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Kết luận
Là bàng có rất nhiều tác dụng vượt trội trong điều trị một số bệnh, nhất là bệnh trĩ. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý khi sử dụng nó đúng cách, đúng liều lượng để đem lại hiệu quả như mong muốn, giúp bản thân và gia đình có một sức khỏe thật tốt nhé. Mong rằng thông qua bài viết ngày hôm nay đã giúp bạn biết được lá bàng trị bệnh gì. Các bạn hãy theo dõi phòng khám bác sĩ để có thêm nhiều kiến thức y học và chăm sóc tốt cho bản thân cũng như gia đình nhé. Cảm ơn bạn đã đọc!