Pellagra là bệnh gì? Dấu hiệu, phương pháp phòng tránh và cách điều trị bệnh Pellagra an toàn hiệu quả

Pellagra là bệnh gì

Pellagra là bệnh gì mà khiến nhiều người lo lắng khi bị chẩn đoán mắc phải? Chúng ta cần lưu ý gì để chăm sóc bệnh nhân tốt hơn? Cùng phòng khám bác sĩ tìm hiểu kỹ hơn những vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Pellagra là bệnh xảy ra khi cơ thể bị thiếu một lượng vitamin hoặc niacin nhất định. Mặc dù bệnh này không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng vẫn có thể để lại nhiều di chứng. Vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh pellagra? Có thể phòng tránh bệnh lý này một cách triệt để không? Sau khi điều trị thì cần chú ý trị liệu, hồi phục ra sao? Cùng phòng khám bác sĩ làm rõ các câu hỏi trên trong bài viết này nhé!

Pellagra là bệnh gì?

Pellagra là tên gọi của chứng bệnh thiếu niacin, vitamin hoặc tryptophan trong cơ thể. Lý do dẫn đến hiện tượng này thường là bệnh nhân ăn kiêng thiếu khoa học. Ví dụ, nếu bạn hoàn toàn không hấp thụ một loại thực phẩm nào đó (thịt, cá, trứng, bắp ngô, rau xanh…) thì cơ thể chắc chắn sẽ thiếu hụt lượng dinh dưỡng tương đương. Vitamin B3 và niacin đều là các hoạt chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng. Do đó, trong chế độ ăn uống hằng ngày cần bổ sung đồng đều các dưỡng chất cần thiết. Không thể chỉ ăn cái này và kiêng hoàn toàn cái kia. Điều đó ít nhiều sẽ gây hại cho cơ thể cũng như khiến hệ tiêu hóa hoạt động không hiệu quả.

Các biểu hiện đặc trưng của bệnh này gồm có giảm sút trí tuệ, suy giảm chức năng tiêu hóa, bệnh dạ dày và viêm nấm da. Điều may mắn đó là bệnh pellagra có thể chữa được. Tuy nhiên, chúng ta không nên bỏ mặc để nó phát triển quá mạnh. Bởi về bản chất, pellagra khá nguy hiểm, nó làm suy giảm hệ miễn dịch và sức khỏe của người bệnh trên nhiều khía cạnh. Do đó, nếu điều trị quá muộn thì tỷ lệ tử vong có thể đạt khoảng từ 5 – 10%. Hiện nay, số lượng bệnh nhân trên thế giới đang giảm mạnh so với giai đoạn trước. Lý do là bởi chế độ dinh dưỡng đã được cải thiện tốt hơn, môi trường sống cũng hoàn thiện hơn. Đó là điều kiện sinh sống lý tưởng giúp hạn chế nhiều loại bệnh tật.

Pellagra có dẫn đến tử vong không?

Như đã đề cập ở phần “pellagra là bệnh gì?”, bệnh này không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn có thể mắc phải nhiều di chứng hậu chữa trị. Các chuyên gia y tế thường khuyến cáo, hãy kiểm tra sức khỏe sớm để phát hiện nhiều bệnh ẩn. Từ đó tiếp nhận chữa trị kịp thời và hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của chúng đến hệ miễn dịch của bản thân. Luôn khắc ghi lời dạy quý báu của dân gian, “nhổ cỏ tận gốc”, có bệnh thì nên chữa sớm để tránh mọi rủi ro tiềm ẩn.

Các biểu hiện cơ bản của bệnh pellagra

Để nhận biết bản thân có đang bị pellagra hay không, chúng ta cần nắm được các dấu hiệu bệnh pellagra thường gặp. Đây không phải vấn đề có thể tìm hiểu tường tận chỉ trong một vài phút, do đó trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu qua một vài điểm nổi bật như sau.

Ba dấu hiệu phổ biến

Một số biểu hiện lâm sàng hay gặp gồm có: tiêu chảy, nổi mẩn ngứa trên da và suy giảm trí nhớ. Đây là bộ ba tam giác dấu hiệu bệnh pellagra phổ biến nhất ở đa sốbệnh nhân. Nếu chú ý thì bạn có thể nhận ra ngay khi bệnh nhân thể hiện triệu chứng.

Suy giảm chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa

  • Chán ăn, khó tiêu, mất vị giác, đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa… Các dấu hiệu về bệnh tiêu hóa sẽ xuất hiện tương đối rõ ràng ở nhiều đối tượng.
  • Sút cân do khó hấp thụ chất dinh dưỡng. Đây là lý do mà bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân nên tiếp nhận điều trị sớm để tránh các vấn đề nguy hiểm đến tính mạng.

Tổn thương da

  • Các bệnh về da xuất hiện khi tiếp xúc lâu và trực tiếp dưới nắng. Do đó, bệnh nhân pellagra thường được khuyến nghị không nên ở quá lâu dưới ánh nắng.
  • Môi, mặt và các bộ phận khác bắt đầu bị ảnh hưởng và xuất hiện mụn nổi, vết đỏ… Ngoài ra, vùng da ở bàn tay, bàn chân hoặc quanh cổ cũng có thể xảy ra hiện tượng tương tự.
  • Mụn nước, mụn đỏ, mụn viêm… tích tụ nhiều sau khi da đóng vảy. Nếu chạm vào mạnh tay thì dễ vỡ và có thể lan sang vùng da kế bên. Do đó, khi xuất hiện các nốt mụn nước thì cần cẩn thận và hạn chế chạm vào vị trí đó.
  • Làn da dần trở nên khô cứng, sạm màu. Các ngón tay xuất hiện nhiều nếp gấp so với bình thường. Ở một số cá nhân, còn có thể có nhiều vết nứt kéo dài.

Các bệnh viêm nhiễm âm đạo khác

Ngoài bệnh về da, bệnh pellagra còn có thể dẫn đến một số bệnh âm đạo khác. Tùy theo mức độ bệnh mà biểu hiện và tình trạng viêm nhiễm sẽ khác nhau. Một số triệu chứng hay gặp bao gồm nhiễm khuẩn âm đạo (viêm âm đạo) và tổn thương da.

Tổn thương về tâm lý

Bên cạnh những ảnh hưởng về sức khỏe thể chất, pellagra còn có thể gây ra nhiều tổn thương về tâm lý. Một số bệnh nhân xuất hiện dấu hiệu về rối loạn thần kinh khi mắc pellagra. Mức độ nặng nhẹ sẽ thay đổi tùy theo thể chất và tình trạng của bệnh nhân. Ở mức độ nhẹ, tổn thương tâm lý sẽ xuất hiện dưới hình thức đau đầu, chóng mặt. Nếu nặng hơn có thể dẫn đến các vấn đề về suy giảm trí nhớ, đãng trí, khó kiểm soát cảm xúc. Thậm chí nếu không may, bệnh nhân còn có thể mắc chứng trầm cảm nếu không trị liệu sớm. Không nên quá chủ quan trước các bệnh tâm lý, bởi nó có khả năng hủy hoại cơ thể rất mạnh từ bên trong.

Lý do mắc bệnh chủ yếu là gì?

Y học chỉ ra có hai nguyên nhân chính gây bệnh pellagra: pellagra nguyên phát và pellagra thứ phát. Hiểu nôm na thì sự khác biệt giữa chúng được tạo ra từ các nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Pellagra nguyên phát là kết quả của chế độ dinh dưỡng bị thiếu hụt niacin hoặc tryptophan. Về mặt hóa học, niacin là kết quả của việc chuyển hóa và phân tích tryptophan bên trong cơ thể. Một chế độ dinh dưỡng thiếu tryptophan sẽ làm mất sự cân bằng bên trong hệ tiêu hóa. Nếu sinh sống trong môi trường không có đầy đủ các yêu cầu sống cơ bản thì tỷ lệ mắc bệnh sẽ tăng lên. Do đó, theo thống kê của WHO, tỷ lệ bệnh nhân pellagra ở các nước nghèo đói, đang phát triển cao hơn phần còn lại. 

Trái với pellagra nguyên phát, nhóm bệnh thứ phát là kết quả của thói quen sống không khoa học. Cơ thể người bệnh có thể kém hấp thu tryptophan và niacin do:

  • Có thói quen nghiện rượu, lạm dụng chất kích thích.
  • Ăn uống không có quy luật. Có thói quen nhịn ăn, bỏ bữa.
  • Lạm dụng các loại thuốc. Dù là thuốc bổ hay thuốc đặc trị. Bởi trong tất cả các sản phẩm dược liệu trên thị trường đều ít nhiều hàm chứa lượng chất kích thích. Nếu tích lũy quá nhiều loại chất này trong cơ thể sẽ gây ra nhiều bệnh về hấp thu và chuyển hóa chất dinh dưỡng.
  • Viêm loét dạ dày, bệnh tiêu hóa.
  • Xuất hiện nhiều khối u ác tính ở các vị trí khác nhau.
  • Tăng tỷ lệ mắc bệnh Hartnup.

Phương pháp chẩn đoán hiệu quả

Pellagra là bệnh gì mà lại rất khó phán đoán bằng mắt thường? Muốn có kết quả chính xác thì phải thực hiện xét nghiệm. Nhưng điều đáng nói ở đây là hiện không có mẫu xét nghiệm nào có khả năng thể hiện rõ vấn đề này. Việc thiếu hụt nồng độ niacin trong cơ thể rất khó được đo lường chuẩn xác. Do đó hiện nay y học chỉ có thể áp dụng xét nghiệm gián tiếp. Tức là bác sĩ sẽ tiến hành nhiều bước xét nghiệm ở trên da, trong não và hệ tiêu hóa. Từ các dấu hiệu cá thể đó tiến hành xem xét và chẩn đoán bệnh một cách tổng quát. Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị yêu cầu làm bổ sung xét nghiệm nước tiểu. Mỗi cơ sở y tế sẽ tiến hành theo một quy trình chuẩn riêng biệt.

Điều trị triệt để, hiệu quả bệnh pellagra

Sau khi đã biết sơ lược về pellagra là bệnh gì, tiếp theo đây hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về phương pháp điều trị. Như đã đề cập ở trên, bệnh này được chia làm hai nhóm chính là nguyên phát và thứ phát. Mỗi nhóm bệnh sẽ có cách điều trị khác biệt tùy theo triệu chứng.

Với pellagra nguyên phát

Ở nhóm bệnh này, cách điều trị được khuyên dùng là thay đổi khẩu phần ăn uống. Các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra nhiều gợi ý cho một bữa ăn có đủ niacin. Người nhà bệnh nhân có thể tham khảo và cân chỉnh khối lượng thực phẩm phù hợp với sức ăn. Ngoài ra, nếu không thích phương pháp trực tiếp nêu trên thì bạn cũng có thể uống thêm thuốc bổ niacin. Một lựa chọn khác khá đơn giản là tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch nếu bệnh nhân quá mệt và không thể uống thuốc.

Với pellagra thứ phát

Với nhóm bệnh này thì nên tập trung nhiều vào các bệnh nền. Bởi lý do gây bệnh xuất phát từ bên trong, hệ tiêu hóa và phân giải chất dinh dưỡng của bệnh nhân đang gặp vấn đề. Nếu sớm tìm ra nguyên nhân khiến niacin không thể hấp thu vào cơ thể thì sẽ điều trị dứt điểm được bệnh này. Trong một số trường hợp thì có thể kết hợp vừa chữa trị vừa bổ sung niacin theo gợi ý của bác sĩ. Tuyệt đối không tự dùng thuốc hay bỏ thuốc giữa chừng.

Tóm lại, dù là với nhóm bệnh nào thì phát hiện sớm và điều trị tích cực đều là phương pháp cực kỳ hữu hiệu. Bệnh nhân thường chỉ mất vài ngày để quay lại trạng thái ban đầu. Do đó, luôn giữ thói quen quan sát và chú ý đến mọi thay đổi của cơ thể sẽ giúp bạn tránh được nhiều rủi ro liên quan đến sức khỏe. Hãy đến ngay cơ sở y tế để khám và chữa bệnh kịp thời.

Một vài mẹo nhỏ giúp phòng tránh pellagra

Sau đây là một vài kinh nghiệm giúp phòng bệnh pellagra mà chúng tôi đã tập hợp để chia sẻ đến bạn đọc. Bạn hoàn toàn có thể tham khảo và áp dụng đơn giản tại nhà.

  • Đầu tiên, cần duy trì một chế độ dinh dưỡng đầy đủ vitamin và các chất cần thiết. Không nên bài trừ thực phẩm giàu niacin và tryptophan như men tiêu hóa, đậu phộng, trứng, thịt động vật, cá thịt đỏ, ngũ cốc…
  • Sử dụng viên uống bù niacin nếu không tiêu thụ các loại thực phẩm có vai trò tương ứng.
  • Dù có bị bệnh hay không thì cũng nên tránh ở lâu dưới nắng mạnh, gắt. Khi ra nắng cần mang mũ, nón và bôi kem chống nắng để hạn chế ảnh hưởng từ tia cực tím.
  • Tránh các thói quen độc hại như thức khuya, bỏ bữa…

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ của phòng khám bác sĩ về vấn đề “pellagra là bệnh gì”. Có thể trong phạm vi bài viết này chúng tôi chưa hoàn toàn giải đáp được toàn bộ thắc mắc của bạn đọc. Tuy nhiên, mong rằng những nội dung tóm lược này sẽ giúp bạn có thêm nhiều gợi ý mới trong quá trình tích lũy kiến thức. Một số mẹo vặt giúp nhận biết bệnh pellagra, cách chữa trị cũng như phòng bệnh hiệu quả nêu trên cũng kết thúc bài viết hôm nay. Cảm ơn bạn đã dành thời gian cho chuyên mục này của chúng tôi. Hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo!

Đánh giá nội dung

Xếp hạng địa điểm này

0.0 / 5 (0 đánh giá)
5
4
3
2
1
Đăng phòng khám! url Tìm phòng khám